Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng

MỤC LỤC

NGUỒN VỐN VÀ NGHIÊP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Tuỳ theo mỗi chiến lược của Ngân hàng mà tỷ lệ phần trăm trích từ lợi nhuận khác nhau, thông thường nguồn vốn này được đưa vào quỹ đầu tư xây dựng nhằm để đổi mới tài sản cố định như máy móc, nhà cửa với mục đích tăng khả năng phục vụ đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Ngày nay các Ngân hàng thương mại rất chú trọng huy động loại tiền gửi này vì chi phí cho nguồn huy động này rất thấp, nhờ vậy mà hạ thấp được chi phí bình quân huy động vốn từ làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong thị trường tài chính.

Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng

Kỳ phiếu Ngân hàng là một loại giấy nợ ngắn hạn do Ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư, nguồn vốn này chủ yếu phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định như một dự án, một chương trình kinh tế. Trái phiếu là một giấy nhận nợ dài hạn của Ngân hàng cam kết thanh toán tiền gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán tiền lãi vào thời gian xác định với mức lãi suất xác định trước.

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    Đặc biệt là thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Song Khê_Nội Hoàng, đến hết năm 2003 đã có 32 Nhà đầu tư đăng kí đất trên địa bàn với tổng số vốn đầu tư theo dự án là 271,527 tỷ đồng, đã có 5 dự án đang khởi công, 02 dự án hoàn thiện và bước đầu đi vào hoạt động góp phần giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi trong địa bàn. Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng gồm 01 trụ sở chính, 02 Ngân hàng cấp III loại 5 ( Ngân hàng cấp III Song Khê phụ trách hoạt động trên địa bàn gồm 5 xã khu tây bắc của huyện, Ngân hàng cấp III Tân An phụ trách hoạt động trên địa bàn gồm 8 xã khu đông Bắc, tại trụ sở chính phụ trách 11 đơn vị xã thị trấn, 01 đơn vị khối cơ quan thuộc khu vực ba tổng huyện Yên Dũng. * Phòng tín dụng: Nghiên cứu chiến lợc kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất những chính sách u đãi khách hàng, phân tích kinh tế ngành, danh mục khách hàng để mở rộng nâng cao hiệu quả tín dụng, thẩm định dự án tín dụng thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế đủ điều kiện vay vốn theo quy định, phân tích chất lợng tín dụng tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục.

    Sau hơn 10 năm thực hiện các biện pháp và các giải pháp, để thực hiện các mục tiêu trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã từng bước đổi mới cách làm từ công tác quản trị đIều hành đến công tác giao kế hoạch cụ thể đến các Ngân hàng khu vực, các phòng tổ công tác bám sát chủ chương phát triển kinh tế của tỉnh, của huyện và nhiệm vụ của ngành. Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng lấy kế hoạch kinh doanh làm cơ sở định hướng, lấy tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng gắn với đảm bảo an toàn tiền vốn để chỉ đạo các mặt hoạt động kinh doanh, gắn thu nhập với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên theo từng chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ, nợ quá hạn, thu lãi,…thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thi trường NHNo huyện Yên Dũng luôn tìm mọi cách để mở rộng khối lượng cho vay đi liền với chất lượng cho vay nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn, có lãi, góp phần đáp ứng cho việc phát triển kinh tế hộ sản xuất trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Dũng.

    Bảng 1: Kết quả huy động vốn
    Bảng 1: Kết quả huy động vốn

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG

    Tổ chức công tác huy động vốn

    + Nguồn huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội trong địa bàn của huyện. + Nguồn từ các dịch vụ uỷ thác của các dự án như ADB, WB, KFW, dịch vụ Ngân hàng nghèo.

    Thực trạng huy động vốn

      Bên cạnh kết quả thực hiện tốt về công tác huy động vốn chi nhánh còn tồn tại một số hạn chế chưa đạt được: Tỷ trọng của nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn bình quân trong 3 năm vẫn ở mức thấp dưới 50%, thay vào đó nguồn vốn điều hoà từ NHNo Tỉnh và nguồn vốn uỷ thác chiếm tỷ trọng vẫn cao, điều đó đã làm hạn chế tính tự chủ trong hoạt động đầu tư tín dụng và làm gia tăng chi phí về nguồn huy động, kéo theo lợi nhuận bị giảm sút. + Nguồn vốn điều hoà từ NHNo Tỉnh: Trong 3 năm qua nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đầu tư tín dụng từ NHNo Tỉnh chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2001là 41,4% năm 2002 37,1%, năm 2003 41% với nhược điểm của nguồn này là chi phí vốn rất cao, không chủ động được trong đầu tư tín dụng do vậy trong thời gian tới chi nhánh cần phảI giảm bớt tỷ trọng của nguồn này có vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả huy động vốn, là một vấn đề mà tất cả các Ngân hàng thương mại phải quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

      Để thấy được hiêu quả huy động vốn ở góc độ chi phí, ta cần xem xét một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ chi phí trả lãi trên tổng chi phí, lãi suất huy động bình quân được so sánh về số lượng, định lượng so với cùng kỳ của năm trước hoặc so với kế hoạch đề ra.

      Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT huyện  Yên Dũng năm 2001-2002-2003.
      Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng năm 2001-2002-2003.

      ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG

      Đánh giá chung

      + Cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn tập chung nhiều ở tiền gửi tiết kiệm cá nhân và các đơn vị truyền thống như UBND, kho Bạc Nhà nước chưa thu hút được các khoản tiển gửi thanh toán của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn do đó lãi suất bình quân huy động vẫn ở mức cao. + Công nghệ tin học tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, các sản phẩm thanh toán chưa phong phú, nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh vẫn chủ yếu là cho vay thu nợ, chưa mở rộng hoạt động bằng các dịch vụ như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và hoạt động bảo lãnh, cầm cố,…do đó gây khó khăn hơn trong công tác khai thác nguồn vốn huy động vốn trong địa bàn. + Chính sách pháp luật của Nhà nước: Hiện nay, hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nói riêng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của luật Ngân hàng và luật tổ chức tín dụng.

      + Sự cạnh tranh gay gắt giữa ác tổ chức tín dụng, tài chính khác: chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nằm trên địa bàn lân cận với địa bàn thị xã Bắc Giang do đó chi nhánh phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh.

      GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG

      Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

      Ví dụ như: loại gửi một lần rút một lần nên trả mức lãi suất cao nhất, loại gửi nhiều lần lấy lãi nhiều lần giữ nguyên vốn nên cho lấy lãi hàng tháng, loại gửi nhiều lần góp thành số tiền lớn trong thời hạn dài mới rút ra một lần cần ưu đãi khách hàng về lãi suất loại tiền gửi thời gian dài hạn. Thứ nhất, Ngân hàng có thể thu hồi tối đa nguồn vốn từ mọi đối tượng mà không phải tăng chi phí; nhu cầu gửi tiền của nhiều loại đối tượng được thoả mãn, nhờ đó Ngân hàng có thể khai thác triệt để các nguồn vốn tiềm năng mà không phải tạo thêm sự hấp dẫn bằng cách tăng lãi suất, nên chi phí huy động sẽ không tăng đáng kể. Hiểu biết sâu sắc thị trường, lắm bắt nhu cầu của khách hàng là một yếu tố quan trọng giúp chi nhánh đưu ra được những chính sách hợp lý về sản phẩm huy động vốn và lãi suất tương ứng, cũng như đưa vào thực hiện những loại hình dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

      Để phục vụ cho công tác giao dịch với khách hàng được tốt hơn chi nhánh nên quan tâm đến đầu tư đổi mới trang thiết bị trong phạm vi cho phép như hiện đại hoá hệ thống trụ sở, trang bị đồng bộ hệ thống máy tính và phương tiện liên lạc của các địa điểm giao dich, mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch.

      MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

      Trong công tác phục vụ khách hàng chi nhánh cần quan tâm thực hiện chế độ hợp lý về giờ giấc và thủ tục giao dịch để tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Thủ tục giấy tờ giao dịch cần phải cải tiến theo hướng đơn giản hoá và hiệu quả khi cần nhân viên nên giải thích và giúp đỡ thực hiện những khâu thủ tục cần thiết cho khách hàng giảm bớt thời gian, chi phí giao dịch. + Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn cơ chế lãi suất phù hợp với qui mô đặc điểm của chi nhánh, nâng cao được quyền tự chủ, phõn rừ trỏch nhiệm trong hoạt động nhằm phỏt huy tối đa vai trò vị thế của chi nhánh.

      Các giải pháp nêu trên có thể chưa đầy đủ, cụ thể do sự hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu nhưng hy vọng cũng sẽ đóng góp một phần nào đó cho sự phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũngtrong thời gian tới.