MỤC LỤC
Theo quy định trên, thì đối tượng của khởi tố bị can phải là con người cụ thể, người đó có tên tuổi cụ thể, có: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp; hoàn cảnh gia đình… Người này bị cho là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm theo qui định của Bộ luật Hình sự (bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật Hình sự); thời gian, địa điểm phạm tội… Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng như khoản 1 Điều 103 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 chỉ qui định là: “khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội” nhưng lại không có qui định cụ thể số lượng căn cứ bao nhiêu là đủ thì mới khởi tố bị can. Đó là các tài liệu làm căn cứ khởi tố, như: tin báo, tố giác về tội phạm và các tài liệu ban đầu do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; xác minh các thông tin, tài liệu đó; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (nếu có); trưng cầu giám định, định giá tài sản (nếu có); tiến hành cho nhận dạng, đối chất (nếu có); khám xét, bắt quả tang; Biên bản ghi lời khai của người bị nghi thực hiện tội phạm, biên bản hỏi cung bị can (nếu có); Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại (nếu có) (Mục 13 Thông tư Liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003).
Việc khởi tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố đi đúng hướng, tránh tình trạng oan, sai, nhờ đó cũng tránh được tình trạng cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố bị can, Viện kiểm sát đã phê chuẩn nhưng sau đó phải đình chỉ vì không phạm tội, kéo theo hậu quả bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong tố tụng hình sự. Đánh giá đầy đủ, đúng đắn qui định của pháp luật tố tụng hình sự, cũng như hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với việc khởi tố bị can là một vấn đề quan trọng để tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó làm cơ sở cho việc xác định những giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Viện kiểm sát đối với giai đoạn điều tra nói chung, cũng như nâng cao vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can nói riêng.
Biên bản lấy lời khai người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can; Các tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của bị can: Biên bản bắt người phạm tội quả tang, Biên bản khám xét khẩn cấp, Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, Biên bản đối chất…; Các tài liệu về nhân thân bị can (như: lí lịch bị can hay lí lịch cá nhân); Bản kê tên các tài liệu trong hồ sơ và từng trang tài liệu được đóng dấu bút lục của Cơ quan điều tra. Kiểm tra tính hợp pháp trong việc ra quyết định khởi tố bị can nhằm bảo đảm, việc ra quyết định đó đúng pháp luật. Vì vậy, quá trình kiểm tra Viện kiểm sát phải xem xét xem: thẩm quyền của cơ quan và người ra quyết định có đúng không; trình tự, thủ tục ra quyết định; hình thức, nội dung của quyết định như: ngày, tháng năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình; bị khởi tố về tội gì thuộc điều nào, khoản nào. của Bộ luật Hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội; ảnh, danh bản, chỉ bản của bị can;. thẩm quyền của người tiến hành các hoạt động điều tra; trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, bắt, khám xét, lấy lời khai, hỏi cung… thể hiện thông qua các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn. Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khỏc nhau thỡ trong quyết định khởi tố bị can cú ghi rừ từng tội danh và điều khoản áp dụng Bộ luật Hình sự hay chưa?. Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội. Chính vì vậy, khi kiểm tra, xem xét cỏc tài liệu, chứng cứ, Viện kiểm sỏt cần làm rừ tớnh khỏch quan, toàn diện và đầy đủ của các tài liệu, chứng cứ đó. Tức là phải xác định các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn có đủ căn cứ để chứng minh người bị khởi tố chính là người đã thực hiện hành vi phạm tội hay không? Cũng như các yếu tố về năng lực trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác loại trừ khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo qui định tại Điều 13 Qui chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can, Kiểm sát viên thụ lí vụ án phải xử lí như sau: a) Nếu thấy quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền để quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho cơ quan đó khởi tố. b) Nếu thấy chưa rừ căn cứ xác định bị can phạm tội thì Kiểm sát viên yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ làm căn cứ khởi tố. Kiểm sát viên thụ lí giải quyết vụ án có thể hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại để làm rừ căn cứ khởi tố bị can trưởng khi báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định phê chuẩn hay huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can. Biên bản ghi lời khai của những người này được chuyển cho Cơ quan đã khởi tố để đưa vào hồ sơ vụ án. c) Nếu thấy ngoài bị can đã bị khởi tố còn có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố hoặc hành vi phạm tội của bị. Cùng với các qui định về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũn qui định rừ thẩm quyền của Viện kiểm sỏt trong việc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra theo qui định tại khoản 1 Điều 112, khoản 5 Điều 126, khoản 1 Điều 127, theo đó: Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nếu có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng Cơ quan điều tra chưa khởi tố, hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Bên cạnh việc Viện kiểm sát phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã yêu cầu các cơ quan này (thực tế là Cơ quan điều tra đã khởi tố khoảng 96% số vụ án và số bị can) khởi tố nhiều vụ án cùng bị can hoặc tự mình khởi tố vụ án, khởi tố bị can (khoảng 1% số vụ án và số bị can) [27, tr.8] và yêu cầu điều tra. Hầu hết, Viện kiểm sát các cấp đã xây dựng được mối quan hệ phối hợp công tác tốt với Cơ quan điều tra, vì vậy, trong quá trình xem xét phê chuẩn hoặc trước khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn, Cơ quan điều tra đã có thể được Viện kiểm sát “thẩm định” trước hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để phòng trường hợp thiếu tài liệu đề nghị phê chuẩn và có thể bổ sung trước khi Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung, tránh trường hợp huỷ quyết định khởi tố bị can do.
Vẫn còn bộ phận Kiểm sát viên chủ quan với hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, đồng tình với đề nghị của Cơ quan điều tra, không nắm được đầy đủ tình tiết, chứng cứ, tài liệu buộc tội và gỡ tội nên chỉ tập trung vào việc buộc tội đối với người bị khởi tố mà "quên" đi chứng cứ gỡ tội, ngay cả khi tập trung vào các căn cứ buộc tội thì lại chưa (hoặc không) phát hiện được chứng cứ còn thiếu để yêu cầu bổ sung. Do đó, khi quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can thì chưa đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội đã ra quyết định phê chuẩn. *) Qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can cho thấy, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên còn có những hạn chế nhất định. Không ít Kiểm sát viên chưa nắm vững các qui định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, còn có sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật. Nhiều trường hợp không xác định được đúng đặc trưng của tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm để đánh giá hành vi vi phạm pháp luật của người bị khởi tố có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không. Trong việc đánh giá chứng cứ còn phiến diện, không toàn diện, đầy đủ. Năng lực phân tích tổng hợp các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án còn yếu. Nhiều Kiểm sát viên còn chưa coi trọng các thủ tịch tố tụng hình sự theo qui định của pháp luật cũng như Qui chế nghiệp vụ của ngành, hoạt động nặng về thói quen và kinh nghiệm. *) Tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức của nhiều cán bộ còn yếu kém. Hiện nay, tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm vẫn không giảm. Nhiều cán bộ có tư tưởng làm cho xong việc mà không có trách nhiệm xem xét đầy đủ các căn cứ, thủ tục, trình. tự khởi tố bị can để thực hiện nhiệm vụ được giao. Vẫn còn xảy ra tình trạng, khi chưa đủ căn cứ khởi tố bị can thì lại phê chuẩn, có trường hợp đủ căn cứ cần phải khởi tố bị can thì lại “vận dụng” quan hệ với Cơ quan điều tra để phân loại và không khởi tố bị can, thống nhất cách xử lí khác. Đối với cán bộ quản lí, một số người chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, có lúc có nơi còn để xảy ra những trường hợp đùn đẩy trách nhiệm, “quyền anh, quyền tôi”. Nhiều trường hợp do thiếu tinh thần trách nhiệm, người có thẩm quyền đã bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Bên cạnh đó, trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nên thời gian gần đây phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, Kiểm sát viên, thậm chí là các cán bộ có thẩm quyền đã có những biểu hiện sa sút, thoái hoá. Cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lí nhiều cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nói riêng có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động khởi tố, điều tra. *) Việc giải thích, hướng dẫn những qui định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự được thực hiện với một tiến độ chậm, điều này gây ra những khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Có thể thấy, Bộ luật Hình sự năm 1999 trong quá trình thực hiện vẫn còn rất nhiều vướng mắc nhưng chưa được giải thích, hướng dẫn. Từ đó dẫn đến tình trạng hiểu không thống nhất, trong nhiều trường hợp dẫn đến sai lầm. Do không có sự giải thích, hướng dẫn thống nhất, kịp thời nên trong quá trình thi hành đã xuất hiện những hướng dẫn đơn ngành, làm cho quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can gặp những khó khăn, có lúc là bế tắc. Nguyên nhân khách quan. *) Nguyên nhân từ quy định của pháp luật về khởi tố bị can. Nếu so sánh với thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Toà án để chuẩn bị xét xử (mà hồ sơ kết thúc điều tra đó đã có sự thẩm định và quyết định truy tố của Viện kiểm sát), cùng với hàng loạt các quyền hạn cần thiết, như: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, mở phiên toà để xét hỏi, tranh tụng… mới đưa ra quyết định cuối cùng là tuyên án, thì việc trong một thời gian ngắn (3 ngày), với những chứng cứ, tài liệu điều tra ban đầu để Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can là một khó khăn, thách thức và trách nhiệm không nhỏ trong quá trình tiến hành tố tụng, nhất là đối với những vụ án phức tạp về chứng cứ, tội danh và có nhiều quan điểm, ý kiến đánh giá khác nhau. Có thể nêu ra những khó khăn, vướng mắc khi kiểm sát việc khởi tố bị can đối với các tội phạm thuộc khung cơ bản cần phải có điều kiện "đã bị xử phạt hành chính.. Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định một số tội phạm ở khung cơ bản, người thực hiện hành vi đó chỉ bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự với điều kiện "đã bị xử phạt hành chính.. mà việc xác minh về nhân thân đối với người đó, do khoảng cách hay điều kiện địa lí, để xác minh được thời gian phải nhiều hơn thời hạn tạm giữ hoặc trường hợp. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhưng vẫn thiếu tài liệu đó, hết 3 ngày xét phê chuẩn việc khởi tố bị can mà vẫn chưa bổ sung được, do đó Cơ quan điều tra không ra được quyết định khởi tố bị can hoặc Viện kiểm sát không ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Từ đó dẫn đến bỏ lọt tội phạm. + Về việc chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra trong trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Theo qui định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 qui định “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra”. Theo đó, thì trong mọi trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát đều phải chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Qui định như vậy là cứng nhắc, làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án, gây tốn kém về kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp việc định tội danh khá phức tạp và có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, mặc dù hồ sơ vụ án có đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của bị can, nhưng do các cơ quan tiến hành tố tụng có quan điểm đánh giá chứng cứ khác nhau, xác định tội danh khác nhau, dẫn đến việc chuyển đi, chuyển lại hồ sơ vụ án giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều lần, không cần thiết. + Khoản 6 Điều 126 và khoản 3 Điều 127 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003 có qui định Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49. Đây là qui định cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khởi tố bị can. Tuy nhiên, nếu qui định như vậy là cứng nhắc. Theo đó, hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát xét phê chuẩn quyết định khởi tố. bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can phải có biên bản giao quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can cho bị can, trừ các trường hợp “không thể giao ngay các quyết định này cho bị can như trường hợp bắt bị can tại ngoại để tạm giam hoặc phải khám xét chỗ ở, nơi làm việc của bị can; bị can trốn; bị can tại ngoại do không triệu tập hoặc gặp ngay được..”. Vì vậy, qui định này cần được “Luật hoá”. Qui định này là cần thiết và để xỏc định rừ từ đầu: ai là người bị khởi tố? Tuy nhiờn, có vấn đề đặt ra là: “sau khi khởi tố bị can” có thể là “ngay sau khi khởi tố bị can”. nhưng cũng có thể là sau đó, xuyên suốt quá trình điều tra thì mới “chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can”. Quá trình thực hiện qui định này trên thực tiễn, Cơ quan điều tra cho rằng bị can chưa bắt được nên việc chụp ảnh, lập danh chỉ bản là không thể. Để tránh trường hợp, khi mới bị bắt, người thực hiện hành vi phạm tội khai gian dối, trong khi Cơ quan điều tra chưa chụp ảnh, cũng chưa thể lập danh chỉ bản ngay mà chỉ căn cứ vào lời khai của người bị bắt giữ để làm nguồn xác minh. Nói “danh chỉ bản” là cách nói thuận về từ ngữ. Nếu trường hợp Cơ quan điều tra đã chụp ảnh hoặc lập chỉ bản người bị bắt thì việc xác minh để có danh bản sẽ đảm bảo chính xác và đúng người. Vì vậy, qui định này cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. *) Nguyên nhân từ yếu tố con người. Đánh giá một cách khái quát về đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổng kết đã nêu:. Đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp còn hạn chế về năng lực, chậm đổi mới nhận thức, ý thức trách nhiệm chưa cao nên đã không đáp ứng được yêu cầu ngày càng nặng nề của việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, thậm chí có một số ít sa sút về phẩm chất, đạo đức, chính trị, vi phạm pháp luật bị xử. lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp dù đã có nhiều cố gắng song chưa mang tính đồng bộ, tổng thể và còn tiến hành chậm. ở nhiều địa phương, nhất là ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu và yếu. Ngoài ra, việc chuẩn bị lực lượng cán bộ tư pháp giỏi về ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế mặc dù đã có chủ trương song vẫn chưa được thực hiện; ở một số cơ quan tư pháp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên chưa có lộ trình cụ thể. Sau đây tác giả sẽ đề cập đến một số nguyên nhân xuất phát từ yếu tố con người, đặc biệt là những nguyên nhân có liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố bị can. + Trình độ, năng lực nghiệp vụ, nhận thức pháp luật của độ ngũ cán bộ còn hạn chế. Hiện nay, ở nước ta đang là thời điểm chuyển giao giữa hai thế hệ cán bộ, công chức Nhà nước. Một thế hệ là những người trưởng thành từ những năm 70-80 của thế kỉ 20, đã trải qua thời kỳ chế độ bao cấp. Thế hệ còn lại là những cán bộ trẻ, được đào tạo qua trường lớp chính quy. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên nhận thức và trình độ của cả hai thế hệ cán bộ này đôi khi còn có những hạn chế nhất định. Đối với những Kiểm sát viên và những người làm công tác tư pháp thuộc thế hệ trước là những người chủ yếu được chuyển ngành từ các cơ quan khác sang, sau đó qua các lớp học nghiệp vụ, chuyên tu, tại chức đã được chuyển đổi về mặt bằng cấp cho phù hợp với quy định của pháp luật trong từng giai đoạn. Song về mặt chất lượng kiến thức pháp luật có được từ các lớp học nói trên rất hạn chế. Đối với thế hệ cán bộ trẻ được đào tạo qua các trường đại học chính quy hiện nay, do chịu ảnh hưởng của cách dạy và học theo nếp cũ, thiếu sự chủ động, sáng tạo từ phía người học, phương pháp dạy học thiên về dạy lý thuyết nhiều hơn thực hành. Vì vậy, khi ra trường được phân công các công việc cụ thể, những cán bộ này chưa thích nghi ngay với môi trường công việc thực tiễn. + Tình trạng thiếu cán bộ chưa được khắc phục. Cho đến thời điểm hiện nay mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển chọn cán bộ, bổ nhiệm các chức danh tư pháp cho những người có đủ điều kiện, nhưng trên toàn quốc số lượng các Kiểm sát viên, Điều tra viên vẫn còn thiếu. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương trong Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị: “Việc thiếu cán bộ có chức danh tư pháp ở một số cơ quan, nhất là ở Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát ở một số thành phố lớn đã dẫn tới tình trạng quá tải trong công việc được giao, dẫn đến không thể xem xét, giải quyết kỹ lưỡng tất cả các vụ việc vì sức ép bảo đảm thời gian tố tụng” [14, tr 30]. *) Nguyên nhân từ yếu tố cơ sở vật chất.
Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với Viện kiểm sát là phải nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tốt chức năng do pháp luật qui định, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Theo đó, “Viện kiểm sát các cấp cần nâng cao hơn nữa tính chủ động và vai trò quyết định của công tố trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, khắc phục tình trạng để lọt tội phạm, làm oan người vô tội” [16, tr.3].
Theo tác giả, chỉ những trường hợp khởi tố bổ sung thì Viện kiểm sát mới chuyển cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra, còn trong trường hợp có đủ căn cứ, tài liệu để truy tố bị can về một tội danh khác với tội danh đã khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can và chỉ trong trường hợp cần thiết phải hoàn tất các thủ tục tố tụng thì Viện kiểm sát mới chuyển cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Nhưng trước hết, ở giai đoạn đào tạo trước khi được tuyển dụng vào ngành Kiểm sát nhân dân, ngành giáo dục cần nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học trong các trường Đại học, theo hướng gia tăng thời lượng thực hành, gắn lí thuyết với thực hành, lấy người học làm trung tâm…, như vậy khi sinh viên tốt nghiệp ra trường mới có thể đáp ứng được ngay đòi hỏi của công việc thực tiễn.
Các Qui chế nghiệp vụ được ban hành trong ngành, trong đó có Qui chế Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã qui định về thỉnh thị và trả lời thỉnh thị nhưng mới chỉ dừng lại ở qui định mang tính qui tắc, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình giải quyết, nhất là đảm bảo thời hạn phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Tác giả hi vọng rằng, với những giải pháp và kiến nghị đó, khi được thực hiện, sẽ góp phần nâng cao vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can, đồng thời tạo điều kiện tốt hơn để Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong tố tụng hình sự; bảo đảm việc khởi tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ lọt tội phạm cũng như người thực hiện hành vi phạm tội.