MỤC LỤC
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí VL, NC, MTC trong giá XD tổng hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình. Trường hợp nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập dự toán chi phí riêng theo thiết kế thì dự toán chi phí xây dựng trong Bảng 3.1 trên đây không bao gồm chi phí nói trên (GXDNT = 0) và định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước của nhà tạm được tính theo công trình dân dụng. - Di là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.
- Di là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện công tác xây dựng thứ i của công trình. Trong đó gi: chi phí XD sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình. * Trên cơ sở mức độ tổng hợp hoặc chi tiết của các khối lượng công tác xây dựng (xác định theo khối lượng + đơn giá xây dựng công trình và theo khối lượng + giá xây dựng tổng hợp) có thể kết hợp sử dụng đơn giá XDCT và giá XD tổng hợp để xác định chi phí XD trong dự toán công trình.
Trường hợp công trình gồm nhiều hạng mục có công năng riêng biệt mà các hạng mục lại thuộc các loại công trình khác nhau, thì mỗi loại hạng mục được lập một bảng tính chi phí XD riêng (vì định mức tỉ lệ của CP trực tiếp khác, CP chung và TNCTTT sẽ khác nhau).
→ nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I nằm trong khoảng (40 - 60)% chiều dài cọc ngập đất thì áp dụng định mức đất cấp I và đất cấp II tương ứng với tổng chiều dày của từng cấp đất (nghĩa là dùng 2 mã hiệu, một ứng với đất cấp I và một ứng với đất cấp II). Trường hợp đóng, ép cọc phải sử dụng biện pháp khoan dẫn thì đoạn cọc đóng, ép qua chiều sâu khoan dẫn tính bằng định mức đóng, ép cọc vào đất cấp I (Công tác khoan dẫn chưa tính trong định mức, ở đây vận dụng mã hiệu khoan cọc nhồi AC.3xxxx sẽ không phù hợp bằng vận dụng mã hiệu khoan giếng BD.1-2xxxx). Công tác đập đầu cọc BTCT thường (để lấy thép cọc nối vào kết cấu bên trên): nếu vận dụng công tác đập phá kết cấu BT có cốt thép, mã hiệu AA.22111 (phá bằng búa căn) hoặc AA.22211 (phá bằng máy khoan) thì cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì công tác đập phá này đòi hỏi không được gây hư hỏng phần cọc bên dưới.
Cũng có thể vận dụng mã hiệu AA.223xx của cọc khoan nhồi cho cọc BTCT thường nhưng cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì mật độ thép và độ cứng của BT trong cọc BTCT thường lớn hơn ở cọc khoan nhồi, đồng thời bổ sung biện pháp bảo vệ phần cọc bên dưới (niềng kẹp đầu cọc hoặc cắt lớp BT bảo vệ quanh đầu cọc bằng máy cắt BT). Cách tính diện tích ván khuôn (lưu ý phần viền xung quanh của kết cấu và các mặt xiên) : - Diện tích ván khuôn bằng tổng diện tích các bề mặt của kết cấu cần ván khuôn (không phải là tổng diện tích của các tấm ván khuôn mà đơn vị thi công dùng ngoài hiện trường). Chọn loại vật liệu của ván khuôn: gỗ, thép, ván ép (còn ván khuôn nhựa chưa được định mức): tùy yêu cầu của thiết kế hoặc quan điểm của người lập dự toán, lưu ý đối với các cấu kiện (móng, cột, tường, dầm, sàn) nói chung đơn giá toàn bộ (VL+NC+MTC) của VK gỗ là đắt nhất, kế đến là thép, sau đó là ván ép công nghiệp.
- Công tác sản xuất hệ khung dàn, sàn đạo bằng thép phục vụ thi công: mã hiệu AI.119xx có điều chỉnh như sau : hao phí vật liệu chính (thép hình, thép tấm, thép tròn) được phân bổ vào công trình tương ứng với thời gian sử dụng trong một tháng bằng 2%. Trường hợp thi công các công trình cầu, cảng,… dùng hệ sàn đạo dưới nước có sử dụng các cọc thép thì bổ sung thêm công tác đóng cọc thép, nhổ cọc thép; khối lượng cọc thép này không được tính vào khối lượng thép của các công tác SX, lắp dựng và tháo dỡ hệ sàn đạo. Lưu ý: mỗi cấu kiện hoặc bộ phận công trình chỉ thực hiện công tác dàn giáo 1 lần, VD đối với cấu kiện tường công tác dàn giáo chỉ tính 1 lần nhưng phục vụ cho tất cả các công việc liên quan đến cấu kiện đó (như trát, bả mastic, sơn nước,…).
>4m và chỉ những loại công việc đã được định mức mà không quy định độ cao, như công tác trát, đổ BT dầm, sàn, cầu thang (nhưng công tác đổ BT tường, cột thì có quy định độ cao!), bả mastic, sơn nước,…. Bốc xếp, vận chuyển lên cao được tính (cho tất cả các loại vật liệu thuộc các công tác này) bằng cách cộng định mức bốc xếp bằng thủ công và vận chuyển lên cao bằng thang máy. Chuẩn bị, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu từ dưới mặt đất lên các tầng sàn bằng vận thăng lồng lên mọi độ cao.
Xem nhóm mã hiệu AL.70000, lưu ý đơn giá vận chuyển lên cao này không phụ thuộc vào độ cao cần vận chuyển (nghĩa là chi phí vận chuyển sẽ giống nhau đối với từng loại VL). Công tác này đưa vào phần cuối của bảng tiên lượng sau khi đã tổng hợp VL của các công việc cần vận chuyển lên cao. Như vậy trong quá trình tính khối lượng cần đánh dấu các công việc có yêu cầu vận chuyển VL lên cao để dễ dàng thống kê khối lượng VL sẽ vận chuyển lên cao.
• Các công việc thi công ở độ cao >4m (từ tầng 2 trở lên): chỉ giữ lại các công việc không quy định độ cao, loại bỏ các công việc có quy định độ cao (vì định mức các công việc này đã bao gồm việc vận chuyển VL lên cao).
- Không nên điều chỉnh trực tiếp trong bảng tính chi phí trực tiếp (việc điều chỉnh trực tiếp đơn giá vật tư sẽ không có ý nghĩa gì và việc điều chỉnh trực tiếp đơn giá NC, MTC không làm thay đổi đồng bộ định mức nhân công, máy thi công) mà điều chỉnh khối lượng định mức vật tư, NC, MTC trong bảng phân tích định mức của công việc đó. Bước 9: Nhập đơn giá thực tế của các vật tư (từ Thông báo giá của Nhà nước hoặc các báo giá trên thị trường). Từ đó ta có được bảng giá trị vật tư thực tế của công trình.
Bước 11: Nhập các khoản mục của chi phí thiết bị (mua sắm, lắp đặt, chuyển giao) vào bảng tổng hợp chi phí thiết bị. Cuối cùng chương trình tính tổng các chi phí trên => giá trị dự toán của công trình. Lưu ý: Trường hợp thiết kế 1 bước thì giá trị dự toán công trình phải được xác định theo phương pháp đúng dần (tính lặp) – xem ví dụ minh họa trên lớp.
Bước 6: Cập nhật những điều chỉnh thành định mức mới => Chọn biểu tượng mũi tên chỉ lên sang phải => mã hiệu mới sẽ được lưu trong sheet 15 với tên “Đ.mức bổ sung”. Nếu muốn cập nhật những điều chỉnh vào dữ liệu gốc => Chọn biểu tượng mũi tên chỉ lên sang trái. Nhận xét: Cách thứ hai (sử dụng lệnh “Bổ sung, sửa đổi định mức đơn giá” trong menu Tập tin) cho phép lưu được mã hiệu vừa xây dựng vào chương trình để dùng cho những lần sau hoặc cho hồ sơ dự toán mới.
Nguyên tắc thiết lập công tác vận dụng mã hiệu hiện có bằng phần mềm Hitosoft 2010. Bước 1: Ở Bảng khối lượng: chọn mã hiệu công tác mà mình muốn vận dụng, ấn Enter. Ở cột Mã hiệu thứ hai (bên phải) máy tự lặp lại tên mã hiệu, sau đó bạn điền thêm VD (hoặc ký tự nào đó mà bạn muốn) vào sau tên mã hiệu ban đầu.
Bước 2: Chuyển sang Bảng phân tích để chèn thêm hoặc bỏ bớt các loại VL, NC, MTC hoặc điều chỉnh giá trị định mức của chúng.