Giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản và mua sắm

MỤC LỤC

Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân

Khoản chi đầu tư được coi là có hiệu quả cao khi thông qua khoản chi đó, thu hút được nhiều khoản đầu tư khác kéo theo và một số nhân kinh tế lớn xuất hiện thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế - xã hội khác được thiết lập và phát huy. Ví dụ như: sau khi một hệ thống giao thông hay một mạng lưới chuyển tải điện được xây dựng, chắc chắn hàng loạt các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ … sẽ được khai trương để tận hưởng những điều kiện mà giao thông và điện mang lại (Người Trung Quốc có câu:. “đường đi đến đâu giàu đến đấy” chính là theo nghĩa này).

Hậu quả của chi đầu tư từ NSNN kém hiệu quả

Tóm lại, chi đầu tư của NSNN được coi là có hiệu quả khi có quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp, tức là tạo ra số nhân kinh tế lớn, giải quyết được nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội, đồng thời, tỷ lệ thất thoát, lãng phí thấp. Tình trạng lãng phí càng trầm trọng và kéo dài thì chắc chắn xã hội không còn có những nguồn lực để mà phát triển, kinh tế - xã hội trì trệ và tụt hậu là đương nhiên.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHI ĐẦU TƯ TỪ NSNN

Các nhân tố khách quan

Có nhiều công trình đầu tư, mặc dù trong quá trình chuẩn bị, đã thăm dò, khảo sát, đánh giá rất kỹ lưỡng, nhưng đến khi bắt tay vào thi công mới phát hiện ra nhiều vấn đề nan giải phải xử lý, gây ra tốn kém thêm rất nhiều mới có thể tiếp tục thi công được (Ví dụ: có một công trình thuỷ điện, mặc dù đã khảo sát kỹ, song khi tiến hành thi công mới phát hiện ra một hệ thống hang động ngầm sâu dưới chân công trình, đòi hỏi phải xử lý kỹ thuật với chi phí rất lớn mới tiếp tục thi công được). Hoặc là thực trạng về địa hình, đường xá, không cho phép vận chuyển các máy móc thiết bị có trọng tải lớn bằng đường bộ, mà phải dùng phương tiện vận tải khác, như máy bay chẳng hạn, làm cho chi phí vận chuyển tăng cao.

Các nhân tố chủ quan

Hơn nữa, như phần trên đã trình bày, do khâu qui hoạch phát triển quá yếu kém, giờ đây giải phóng mặt bằng phải đập phá, dỡ bỏ nhiều công trình đã có trước đó phải đền bù nhiều, thậm chí chi phí đền bù lớn hơn cả chi phí đầu tư chính, làm cho NSNN không có khả năng bố trí vốn, hoặc phải bố trí vốn quá lớn, lãng phí nhiều. Có thể nói, từ trước đến nay ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước XHCN cũ, một tư duy bao trùm trong nhận thức về chi đầu tư của NSNN là Nhà n- ước cần thì chi, chi theo mệnh lệnh, nên hầu hết các khoản chi này đều được thực hiện theo cơ chế quản lý “chi theo yếu tố đầu vào” (Nhà nước cần một cái A nào đó, tính toán cần chi bao nhiêu để có thể làm ra được cái A ấy thì ra lệnh chi cho đủ để làm bằng được).

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ MUA SẮM TỪ NGUỒN NSNN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY

Thực trạng về chi đầu tư XDCB và mua sắm

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà tài trợ, tỷ lệ vốn ODA đưa vào trong ngân sách hiện còn quá thấp, cần cố gắng nâng tỷ lệ này lên càng nhiều càng tốt trong những năm tới, để vốn ODA thực sự trở thành một nguồn thu của NSNN, đồng thời góp phần giảm tình trạng căng thẳng trong bố trí vốn đầu tư như hiện nay. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh của Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996, đồng thời củng cố nền tảng pháp lý cho các hoạt động quản lý ngõn sỏch Nhà nớc trờn 4 khớa cạnh quan trọng: làm rừ thẩm quyền và trỏch nhiệm của các cơ quan, tăng cường phân cấp cho địa phương, thúc đẩy cải cách hành chính và tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Đánh giá hiệu quả chi đầu tư cho XDCB và mua sắm từ NSNN 1. Hiệu quả trước quá trình đầu tư

Điều đáng bàn hơn đó là, mặc dù vấn đề nợ đọng vốn xây dựng cơ bản đã được nhiều cuộc hội thảo, hội nghị ở các cấp từ trung ương đến địa phương đặt ra và tìm giải pháp khắc phục nhưng tình trạng nợ vốn xây dựng cơ bản không những không giảm mà còn có biểu hiện gia tăng trong những năm gần đây gây tác động xấu đến tình hình phát triển kinh tế của cả n- ước. - Quá trình thực hiện các dự án còn có nhiều sai phạm do một số chủ đầu tư có năng lực hạn chế, một số dự án có khối lượng thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán do chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng tổ chức thi công trước khi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc dự án chưa đủ thủ tục khởi công xây dựng theo quy định nhưng chủ đầu tư vẫn tiến hành xây dựng.

Bảng 2.3: Hình thức lựa chọn nhà thầu
Bảng 2.3: Hình thức lựa chọn nhà thầu

HIỆN ĐẾN NĂM 2000

Đánh giá hiệu quả chi đầu tư từ NSNN cho chương trình dự án

Trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý chi NSNN theo các chương trình, dự án, chúng ta đã có điều kiện bố trí thích đáng nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu nhằm góp phần bổ sung, tạo thêm điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển, đặc biệt là các mục tiêu về xã hội như giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp; xoá đói giảm nghèo; phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, ngăn ngừa khắc phục các tệ nạn xã hội; phát triển tài năng và hỗ trợ phát triển công nghệ trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng…Trong một số năm gần đây, nguồn ngân sách bố trí cho các chương trình mục tiêu tương đương với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho tất cả các địa phương. Quyết định số 531/TTg của Thủ tướng Chớnh phủ đó quy định rừ nhiệm vụ của cỏc bộ và địa phương trong việc quản lý chương trình Quốc gia: Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính là tham mưu giúp Chính phủ trong việc thẩm định, lồng ghép, quản lý, điều hành, kiểm tra và đánh giá các Chương trình Quốc gia; sau đó là bố trí vốn, cấp phát và quyết toán các chương trình.Nhiệm vụ của các Bộ quản lý chương trình được quy định rất nặng nề, trong đó Ban quản lý chương trình có trách nhiệm xây dựng chương trình, phân bổ kinh phí và tổ chức quản lý nguồn kinh phí của chương trình theo chế độ Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu của chương trình và chịu trách nhiệm quyết toán toàn bộ kinh phí của chương trình( kể cả phần thực hiện tại địa phương bằng hình thức cấp uỷ quyền) với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có nhiệm vụ:Tham gia vào việc xây dựng và quản lý các Chương trình Quốc gia trên địa bàn; kiến nghị điều chỉnh các chỉ tiêu, dự án cụ thể của chương trình trên địa bàn cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi để chương trình có thể tiến hành tốt, tổ chức lồng ghép và triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình trên địa bàn.

Định hướng và quan điểm sử dụng vốn đầu tư từ NSNN .1 Định hướng chi đầu tư từ NSN trong thời gian tới

    Tuy vậy, trên thực tế, có thể do quán tính của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, của tư duy tự cung tự cấp, hoặc do một số cán bộ công chức của Nhà nước có chức quyền bị tha hóa, chỉ tính riêng cho lợi ích của bản thân mình… mà dẫn đến tình trạng chi đầu tư của NSNN ôm đồm, dàn trải, bất chấp hiệu quả. Sự thật là ở chỗ, tư nhân quản lý đầu tư chủ yếu theo cơ chế thị trường, mà cơ bản là theo nguyờn tắc mua bỏn ngang giỏ, sũng phẳng, rừ ràng, minh bạch, quyền lợi đi đến với trỏch nhiệm v.v… Trong khi đó, quản lý chi đầu tư của Nhà nước, như đã được chỉ ra ở phần thực trạng, với nhận thức tư duy của cơ chế tự cung tự cấp, một chiều từ Nhà nước, phần lớn là nặng về hành chính, mệnh lệnh… thông qua hàng loạt các quy định và nhiều trong số đó là không phù hợp.

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI ĐẦU TƯ TỪ NSNN

      Với Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội được hình dung như trên thì chúng không chỉ đơn giản là một tờ bản đồ, phác đồ… với các cơ quan tham gia xây dựng và phê duyệt chúng rất hạn hẹp như chúng ta vẫn thấy lâu nay, mà thực sự là một bộ tài liệu đồ sộ, gắn bó đến vận mệnh, quyền lợi… của quốc gia và của từng tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội. Để cho vấn đề tạm ứng vốn không trở thành phức tạp, khỏi phát sinh cơ chế “xin - cho”, gây tiêu cực không cần thiết, giữa bên mua và bên bán cần đi đến thống nhất nhận thức chung là: giá ghi trong đơn đặt hàng là giá kỳ hạn, được thực hiện tại thời điểm thanh toán khi sản phẩm hoàn thành, do đó đã bao gồm cả lãi vay ngân hàng những phần vốn đầu tư mà nhà cung cấp đã vay ngân hàng để ứng trước.

      ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

        Về mặt vĩ mô, để sắp xếp bố trí các khoản chi đầu tư từ NSNN một cách chủ động, hợp lý từ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả chi, tránh tình trạng phân tán, dàn trải, cần triển khai áp dụng “Khuôn khổ chi tiêu trong hạn” kết hợp với quản lý chi theo các chu trình ngân sách hàng năm. Làm được như vậy là góp phần thực hiện đầu tư một cách chủ động cho từng giai đoạn, thực hiện tốt mục tiêu của từng thời kỳ và của hàng năm, tránh được tình trạng lúc thừa, lúc thiếu vốn đầu tư không đáng có.