Mô hình tổ chức Kiểm toán nhà nước Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường

MỤC LỤC

Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam

Bước đầu KTNN đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình, hoạt động kiểm toán của KTNN được Đảng, Nhà nước và Quốc hội quan tâm đánh giá cao và khuyến khích phát triển; nhiều nghành nhiều địa phương, doanh nghiệp chủ đầu tư có văn bản đề nghị KTNN kiểm toán giúp; nghành toà án cũng đã có lần đề nghị KTNN giám định giúp khía cạnh tài chính của một vụ án kinh tế. Như vậy, sự ra đời của KTNN tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước và thông lệ quốc tế; nó là một tất yếu khách quan là sản phẩm trí tuệ của quá trình đổi mới, đáp ứng sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhằm tăng cường kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia. Là một cơ quan nằm trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, KTNN một công cụ mạnh của quản lý nhà nước, cung cấp phương tiện, căn cứ thực tiễn để Nhà nước thực hiện việc quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và quản lý việc sử dụng Ngân sách nhà nước và nguồn tài sản quốc gia nói riêng.

Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 và Nghị định số 93/2003/NĐ-CP, ngày 13/8/2003 của Chính phủ khẳng định: Kiểm toán nhà nước là cơ quan thuộc Chính Phủ, thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước các cấp, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Kể từ ngày 01/01/2006, Khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam được quy định cụ thể trong Điều 15 và Điều 16 của Luật này, về cơ bản là sự kế thừa những tư tưởng được thể hiện trong các Nghị định nêu trên của Chính phủ, trong đó có những thay đổi phù hợp với điều kiện mới khi Kiểm toán nhà nước trực thuộc Quốc hội.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam

- Trong công tác tổ chức bộ máy, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì nghiên cứu xây dựng các đề án, chuẩn bị các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước cùng các bộ phận trình Tổng Kiểm toán Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành; đưa ra phương án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức trong cơ cấu; hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Kiểm toán Nhà nước thực hiện các qui định của Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi lĩnh vực tổ chức cán bộ;. - Trong công tác biên chế và tiền lương, Vụ Tổ chức cán bộ quản lí thống nhất biên chế cán bộ, công chức trong cơ cấu; tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê về biên chế, tiền lương theo qui định của Nhà nước; chuẩn bị các văn bản qui định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của các loại chức danh lãnh đạo, công chức chuyên môn nghiệp Vụ Kiểm toán theo qui định về phân cấp quản lí của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành;. - Trong công tác tổng hợp, hành chính, Văn phòng xây dựng chương trình kế hoạch cụng tỏc, theo dừi tỡnh hỡnh thực hiện cỏc mặt cụng tỏc của Kiểm toỏn Nhà nước; sắp xếp, bố trí chương trình làm việc của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước; tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước trong việc quản lí, điều hành trong nội bộ Kiểm toán Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp công tác của các đơn vị trong cơ cấu; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thư viện của cơ quan;.

- Trong công tác lập kế hoạch kiểm toán, quản lí hoạt động kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kết quả kiểm toán, Vụ Giám định giúp Tổng KTNN tổng hợp và xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN trình Thủ tướng Chính phủ, từ đó tham mưu cho Tổng KTNN phân giao kế hoạch kiểm toán cho các đơn vị kiểm toỏn; quản lớ, theo dừi, kiểm tra việc thực hiện chương trỡnh, kế hoạch kiểm toán, từ đó đề ra phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán; làm đầu mối cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quản lí việc công khai, phát hành báo cáo kết quả kiểm toán;. - Trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, Vụ Giám định kiểm tra các đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên trong việc chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động, việc quản lí hồ sơ, tài liệu kiểm toán; thẩm định báo cáo kết quả kiểm toán của các đơn vị kiểm toán và tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Hội đồng kiểm toán; đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với đoàn kiểm toán hoặc tổ kiểm toán hoặc kiểm toán viên nếu xét thấy trong hoạt động kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có hành động cản trở công tác kiểm toán; thông qua kết quả giám định và kiểm tra chất lượng kiểm toán đề xuất xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên, nâng cao chất lượng công tác kiểm toán; tham gia xây. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ hiện nay được quy định trong Quyết định số 115/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán: Trong công tác quản lí và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học; xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thực hiện các thử nghiệm cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học, mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán; sử dụng kinh phí được cấp hợp lí, theo chế độ….

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Kiểm toán Nhà nước và các kênh thông tin liên lạc khác trong việc thực hiện nhiệm vụ; nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ công tác của Kiểm toán Nhà nước; xây dựng, sử dụng đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên trong và ngoài ngành trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực được giao; tham dự và tổ chức các cuộc họp, hội thảo, toạ đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.

Những tồn tại của Kiểm toán nhà nước Việt Nam

Thực tế hiện nay các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính, tuy mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng nội dung hoạt động kiểm tra tài chính lại có nhiều điểm trùng lặp, dẫn đến có những đơn vị trong một năm phải tiếp và làm việc với nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra tài chính, nội dung làm việc giống nhau nhưng kết quả đưa ra lại có nhiều nội dung không thống nhất dẫn đến khó kết luận. Kiểm toán nhà nước sau hơn mười năm thành lập và hoạt động, với phương châm: “Vừa xây dựng tổ chức bộ máy, vừa phát triển lực lượng kiểm toán viên, vừa đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, vừa triển khai kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, đã chủ động vươn lên và khẳng định sự cần thiết hình thành và phát triển Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu không thể thiếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời của Luật Kiểm toán Nhà nước, địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước đã được nâng cao thêm một bước, hành lang pháp lý cho hoạt động của Kiểm toán nhà nước đã ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên, với vị trí là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao của quốc gia, cần bổ sung vào Hiến pháp một số điều, khoản, quy định rừ ràng địa vị phỏp lý, đồng thời quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của cơ quan Kiểm toán nhà nước.

Song song với việc tăng quy mô, Kiểm toán nhà nước cũng cần có biện pháp xây dựng đội ngũ kiểm toán viên với chất lượng cao thông qua việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch để nâng cao năng lực chuyên môn của các kiểm toán viên, gắn với việc giáo dục về tư tưởng, lập trường chính trị và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán tối cao là điều hết sức cần thiết; đặc biệt cần tin học hoá các hoạt động quản lý, nâng cấp hệ thống thông tin điện tử, xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm trợ giúp công việc kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước trung ương và Kiểm toán nhà nước các khu vực.