MỤC LỤC
Dù vậy, phát huy truyền thống cách mạng “Trung thành, Dũng cảm, Tận tuỵ, Sáng tạo, Nghĩa tình”, các bộ công nhân viên toàn ngành Bưu điện đã không ngại hy sinh, gian khổ, phấn đấu hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, tặng phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập, Huân chương Sao vàng…. Ngày 02/11/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 390/CP xác định “Ngành Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế – kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”.
Từ năm 1995 đến nay Ngành Bưu chính Viễn thông chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh, đã có nhiều doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh và chiếm thị phần của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Ngành phát huy truyền thống đó và tiếp tục để phát triển ứng dụng khoa học công nghệ mới vào trong các lính vực sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay khi mà Việt Nam tham gia vào WTO một loạt các cam kết của chúng ta chuẩn bị và đang bắt đầu thực hiện. Chính vì thế Kế hoạch phát triển ngành là vô cùng quan trọng trong điều kiện như hiện nay.
Do vậy vấn đề rất quan trọng là kế hoạch phát triển phải làm thế nào để hệ thống phát triển không ngừng và đạt được hiệu qủa không ngừng và sự phát triển của các đối tượng phải nhất quán theo đúng một hướng nhất định. Trong hki xây dựng kế hoạch phát triển cần phải tính tới việc có nhiều đối tượng hoạt động khác nhau trong tư thế cạnh tranh trên cùng một lãnh thổ nhằm giành lợi ích riêng về mình.
Có thể nói lợi ích của mỗi cá nhân trong xã hội là rất khác nhau, lợi ích mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi vùng lãnh thổ có tính cục bộ và thường vận động không cùng chiều. Có thể kế hoạch phát triển phải xác định được mục tiêu phát triển và các giải pháp kiến thiết trên lãnh thổ tạo được sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng cho toàn bộ hệ thống.
Kế hoạch phát triển phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến bộ.
Đó là một số xu hướng phát triển của thế giới, còn ở Việt Nam thì Viễn thông thay đổi một cách nhanh chóng bắt đầu từ năm 1994 khi mạng điện thoại di động đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác cho đến nay thì thị trường điện thoại di động đã phát triển một cách nhanh chóng. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hoá dịch vụ nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch cạnh tranh trong nội bộ ngành chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật, không có cạnh trong nội bộ ngành thì sẽ không có sáng kiến, cải tiến thì bản thân ngành đó sẽ bị trì trệ.
Đặc điểm của thị trường dịch vụ Viễn thông Việt Nam: trên thị trường các khách hàng nhận biệt được chất lượng của dịch vụ Viễn thông thông qua dấu hiệu biểu hiện như mức độ hiện đại của trang thiết bị, thái độ phục vụ, giá cả. Đánh giá các yếu tố nguồn lực tác động đến phát triển của ngành như là nguồn lực, vốn đầu tư, khoa học công nghệ… Đây là những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc vạch ra các giải pháp và hoạch định các chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai.
Đánh giá môi trường phát triển ngành: Môi trường pháp lý, hệ thống luật pháp, điều hành quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động thế nào. Điều quan trọng là sau khi đánh giá thực trạng chúng ta có thể rút ra được các mặt mạnh, mạt yếu kém của ngành trên tất cả các khía cạnh , rút ra được xu hướng phát triển của ngành.
Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở số liệu của những năm trước để dự báo cho các năm tiếp theo. Nhìn chung các hàm dự báo trên đây chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian dài và ổn định, nếu chúng ta áp dụng các phương pháp dự báo trên trong một vài năm thì sẽ không cho kết quả chính sác cao.
Quan điểm phát triển ngành phải thể hiện xu thế hội nhập trong cơ chế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết, tham gia vào các công việc mang tính chất hướng doanh nghiệp vào lợi ích cộng đồng, phát triển thị trường một cách lành mạnh… còn lại thúc đẩy cạnh tranh để ngành có thể phát triển một cách bền vững và thu hút mọi nguồn lực phát triển ngành. Trên đây là các lý thuyết cơ bản về các kế hoạch phát triển nói chung và về ngành Viễn thông nói riêng cũng như tác động hai chiều của kế hoạch đối với ngành sau hội nhập và tác động hội nhập đến kế hoạch phát triển ngành, cũng như sự khác biệt trong kế hoạch phát triển ngành Viễn thông so với ngành kết cấu hạ tầng khác đó là sự đũi hỏi phải cú sự điều chỉnh trong tỡnh hỡnh mới.
Tuy cơ cấu điện thoại cố đinh trong tổng số nhưng hàng năm có giảm nhưng nếu xét về góc độ tăng trưởng thì thuê bao điện thoại cố định vẫn tăng đều đặn bởi vì trong khoảng thời gian 2006- 2010 có sự ra nhập thị trường kinh doanh điện thoại cố định của hai doanh nghiệp đó là Viettel EVN và SPT ngoài ra còn một số công ty khác nữa… Tuy nhiên việc cạnh tranh trong thị trường điện thoại cố định không gay gắt như trong thị trường điện thoại di động. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp chủ đạo hoạt động toàn diện trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông bao gôm: Xây dưng, xây lắp và thiết kế, kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý điều hành mạng lưới cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet công cộng ở Việt Nam, sản xuất cung cấp thiết bị Viễn thông…năm 2009, tổng doanh thu đạt 41.923 tỷ đồng, tổng số thuê bao cố định điện thoại 12.219.542, nguồn vốn chủ sở hữu 49.658 tỷ đồng.
Quá trình dự báo: Nghiên cứu số liệu thống kê, đánh giá yếu tố tác động bao gồm các biến cụ thể và yếu tố kinh tế xã hội khác như dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, GDP các chính sách quốc gia, giá cước, mục tiêu kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ, phân tích số liệu, loại bỏ đột biến, sai số. Lựa chọn kịch bản có khả năng nhất: Kết quả dự báo được lựa chọn dựa trên chỉ tiêu GDP, khả năng chi tiêu của xã hội cho Viễn thông, xu hướng đổi mới công nghệ và chiến lược phát triển ngành dựa trên năng lực huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Đồng thời cần cú cụng tỏc theo dừi và đỏnh giỏ bờn ngoài (cú sự tham gia), là một cơ hội cho cả những nhà lập công tác kế hoạch phát triển ngành và có sự tham gia của những cá nhân hay tổ chức bên ngoài nhìn nhận và suy nghĩ về những kết quả quá khứ nhằm học hỏi và phục vụ cho việc ra quyết định trong tương lai vào sự phát triển ngành viễn thông. Đánh giá có sự tham gia cung cấp cho công tác lập kế hoạch những thông tin xác đáng và hữu ích, giúp những nhà lập kế hoạch có thể điều chỉnh các mục tiêu phát triển ngành viễn thông trong những giai đoạn cụ thể.
+ Việc phát triển và duy trì các nhân tố ưu việt củ chế độ xã hội nước ta; việc cân bằng ba lợi ích Nhà nươc- Doanh nghiệp- người sử dụng trong môi trường cạnh tranh, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài là vấn đề mới và cực kì khó khăn cho việc hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa kinh doanh và công ích, giữa phát triển và an toàn an ninh. + Đối với môi trường pháp lý phải dựa trên các thông lệ đã được ký kết vừa đảm bảo được các tiêu trí phát triển quốc gia, vừa phù hợp với các yêu cầu của quốc tế là quá trình không phải giải quyết trong một sớm một chiều nhưng trên thực tế là vấn đề rất cấp bách không chỉ riêng đối với nghành viễn thông mà ảnh hưởng toái toàn bộ nền kinh tế quốc dân.