Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình hội nhập ASEAN

MỤC LỤC

Quá trình tự do hoá thương mại quốc tế và ASEAN

Xu hướng tự do hóa thương mại bắt nguồn từ qúa trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hóa và khu vực hóa, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu, vai trò của các Công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình “kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước. Trong các tổ chứcnày, quan trọng nhất là tổ chức thương mại thế giới được coi là “Liên hiệp quốc về thương mại” với hơn 140 thành viên, chiếm hơn 90% giá trị thương mại thế giới, đang là tổ chức thúc đẩy các quốc gia phối hợp các chính sách kinh tế , thực hiện tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, tài chính, tiền tệ để tăng cường các quan hệ kinh tế quốc tế. Với việc các nước thamgia ngày càng nhiều vào các tổ chức kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và các tổ chức kinh tế khu vực, toàn cầu gần đây đều có xu hướng muốn đẩy nhanh tốc độ, rút ngắn thời hạn thực hiện các cam kết để đẩy nhanh quá trình tự do hóa kinh tế giữa các nước thành viên đã khiến cho quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, với tốc độ ngày càng tăng.

Mặt khác, liên kết kinh tế quốc tế trên một giác độ nào đó cũng có thể được coi như là một phản ứng tự nhiên của các quốc gia mà theo đó họ tập hợp lại trong một khối kinh tế lớn hơn để đề kháng lại những tác động được coi là tiêu cực với các quốc gia trước sự bành trướng quá nhanh của xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế.

Những đặc điểm mới của FDI trong sự tác động của tự do hoá thương mại tại Việt Nam

Các liên kết kinh tế khu vực được hình thành, một mặt tạo điều kiện đẩy nhanh qúa trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới trên cơ sở việc giải quyết nhanh những bất đồng tồn tại giữa các quốc gia có nhiều sự tương đồng. Thứ ba, đầu tư của các nước Châu Á vào Việt Nam bị hạn chế bởi những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN gặp nhiều khó khăn tại chính quốc gia họ, dẫn đến những nhà đầu tư của những nước ngày phải tạm dừng hoạt động làm ăn cầm chừng, xin rút giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, các yếu tố như cơ cấu đầu tư của Việt Nam chưa hợp lý, điển hình là những đối tác trên thế giới có vị thế chưa xứng đáng trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam chưa hợp lý dẫn đến có nhiều ngành còn nhỏ lẻ, hình thức đầu tư chưa thực sự đa dạng.

Hơn nữa, thế mạnh của các nước trong viêc đầu tư ra nước ngoài không phải ở các ngành công nghiệp có công nghệ cao , thậm chí cũng không phảI ở lĩnh vực công nghệ chế biên quy mô lớn .Các nước này cũng đang cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Định hướng thu hút FDI vào Việt Nam

Trong tương quan về lợi thế so sánh, hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia trong ASEAN, Việt Nam có thể định hướng luồng FDI ngoài ASEAN vào Việt Nam trong một số lĩnh vực như: công nghiệp dệt may – kể cả việc thiết kế mẫu mốt; công nghiệp vật liệu mới – mặc dù là lĩnh vực công nghệ cao, song đây cũng là lĩnh vực mới đối với ASEAN. Trên cơ sở những định hướng thu hút FDI đã đề cập ở trên, đồng thời với những đánh giá về những tác động của AFTA đối với luồng FDI tại Việt Nam và tình hình thực tế của các luồng đầu tư trên thế giới, nội dung tiếp theo đây của luận án cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực. Chỉ điểm qua từng ấy dự án, phần lớn đều là những dự án có quy mô vốn đầu tư khá lớn, chưa nói tới hàng trăm dự án trong các ngành nông – lâm – thuỷ sản và chế biến thực phẩm, giao thông vận tải, viễn thông, xây dựng, cơ sở hạ tầng, văn hóa – y tế- giáo dục và du lịch dịch vụ … ta đã thấy số vốn FDI cần huy động là rất lớn.

Ngoài việc đưa ra quan điểm chính thức đối với các lĩnh vực hiện đang tạm dừng hoặc hạn chế cấp giấy phép, Đề án còn cung cấp các giải pháp để thúc đẩy đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản, vui chơi giải trí, kinh doanh siêu thị, nới lỏng một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện như dự án trồng rừng, du lịch lữ hành, văn hóa, dịch vụ phân phối, mở rộng thêm một số lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện AFTA

Nhóm giải pháp thích ứng với đòi hỏi của AFTA

Bởi như đã phân tích, do cạnh tranh trong thu hút FDI thời gian tới là rất lớn, đồng thời với những khó khăn và thách thức lớn trong quá trình tham gia AFTA, nếu chính phủ không có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực này thì sẽ cónguy cơ luồng FDI chuyển sang các nước khác trong ASEAN. Khi mà thị trường trong nước là thống nhất với các doanh nghiệp ở tất cả các tỉnh thành thì địa phong nào trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư, địa phương nào đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư thì địa phương đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Thứ hai, việc cải cách thủ tục hành chính và môi trường luật pháp cũng là một điều kiện cần thiết chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế - thương mại trong khu vực, nhằm tạo ra sự đồng nhất và thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà doanh nghiệp đến từ ASEAN.

Bởi vậy, ngay từ bây giờ, Chính phủ cần nhanh chóng có những giai pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng những cơ sở ban đầu cho những ngành này, đồng thời biến nhưng lợi thế tiềm năng thành hiện thực để có thể tiếp tục thu hút FDI vào những ngành này ngay cả sau khi đã kết thúc lịch trình thực hiện CEPT.

Nhóm giải pháp tăng cường cạnh tranh thu hút FDI

Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư thì dịch vụ tư vấn cần được tổ chức để tăng cường phục vụ thông tin cho các bên hợp doanh cho Nhà nước để từ đó giảm tối thiểu mức thiệt hại do việc nâng giá công nghệ nâng giá đất… làm được như vậy sẽ tránh được phần nào tình trạng “lỗ giả, lãi thật” hiện nay của một bộ phận các doanh nghiệp liên doanh. Nếu Việt Nam không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp thì ngoài những khó khăn do trục trặc trong quan hệ đối tác giữa các bên trong liên doanh, sự khó khăn trong chuyển quyền sở hữu vốn sẽ tạo tâm lý không yên tâm và thoải mái cho các nhà đầu. Đặc biệt trong điều kiện tự do hóa thương mại, nếu Việt Nam phát huy lợi thế vị trí địa lý trung tâm, đồng thời với việc nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng nối thông với các nước trong khu vực thì sẽ là một tiền đề tốt để các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam như một cứ điểm sản xuất và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.

Đặc biệt quan trọng hơn, Việt Nam vốn được xem là có ít lợi thế so với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là các quốc gia ASEAN phát triển hơn trong việc thu hút FDI vào những ngành sản xuất công nghiệp, thì những khó khăn về nguồn lao động được đào tạo sẽ cản trở lớn đến việc nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút FDI vào Việt Nam. Thứ ba, trong điều kiện hội nhập AFTA, khi mà các điều kiện về kinh doanh và đầu tư được tạo thuận lợi, thì ngoài việc chú ý, cạnh tranh trong thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngoài khu vực đổ vào trong nước thì ans đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải cócác phương án tìm hiểu và hợp tácnhằm thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ chính các doanh nghiệp trong ASEAN đổ vào Việt Nam. Mặt khác, khi hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn, bởi nhờ những thuận lợi ở tầm vĩ mô được tạo ra nhờ quá trình hội nhập trong khu vực đem lại, thì các chi phí cần có cho việc xúc tiến hợp tác như chi phí giao thông, liên lạc,… cũng sẽ rẻ hơn so với việc tìm kiếm đối tác tại những thị trường xa xôi.