Vai trò thiết yếu của Nhà nước trong thúc đẩy phát triển khu công nghiệp

MỤC LỤC

Tác động của KCN đối với nền kinh tế đất nước 3.1/ Tác động tích cực

    Đó là do khi đầu tư vào KCN, các nhà đầu tư có khả năng giảm chi phí sản xuất, tại đây các doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế và các loại phí, thuận lợi trong các thủ tục hành chính… Đầu tư vào KCN sẽ giúp cho các nhà đầu tư tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư do không cần phải giải toả và xây dựng cơ sở hạ tầng như ngoài KCN, điều này giúp cho các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian đọng vốn, nhanh chóng đưa dây chuyền sản xuất vào hoạt động để chiếm lĩnh thị trường. Các KCN khi được hình thành và phát triển sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới, bên cạnh đó nó còn tạo ra được mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước thông việc cung cấp các sản phẩm đồng thời kí kết các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, hợp đồng gia công với các cơ sở sản xuất bên ngoài KCN, đây là thực tiễn diễn ra ở các nhiều KCN trên thế giới.

    Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các KCN

      Một số biện pháp cụ thể mà Đài Loan đã áp dụng như: cho các nhà đầu tư trong nước vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi khoảng 6,2%/năm; miễn giảm thuế đối với những ngành nghề được chính phủ khuyến khích phát triển; miễn thuế lợi tức 5 năm cho tất cả các doanh nghiệp đầu tư mới; đối với các công ty mới lập nghiệp được miễn thuế lợi tức cho 80% sản lượng trong một năm (sau khi đã hết thời hạn miễn thuế 5 năm); trong 5 năm kể từ khi có lãi các doanh nghiệp xuất khẩu trên 50% sản phẩm đầu ra và trong sản phẩm sản xuất sử dụng trên 50% nguyên liệu của Đài Loan sẽ được miễn hoặc giảm thuế lợi tức. Trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong KCN chỉ cần duy nhất một giấy phép và nhận được rất nhiều ưu đãi như: được mua đất đai vĩnh viễn, không giới hạn thời gian thuê đất trong các KCN, được phép mang chuyên gia kĩ thuật từ nước ngoài sang làm việc, cho phép các chuyên gia này cùng gia đình họ được sống tại Thái Lan và được mang ngoại tệ ra khỏi Thái Lan (Chính phủ Thái Lan quản lý rất chặt việc mang ngoại tệ ra nước ngoài, chỉ cho phép các nhà đầu tư có trú quán ngoài lãnh thổ mới được phép đem theo tiền hoặc chuyển tiền ra khỏi. lãnh thổ bằng ngoại tệ nếu tiền đó là tiền vốn mà nhà đầu tư đưa vào trong KCN và là tiền chia cổ phần hoặc sinh lợi từ tiền vốn trên).

      Khái quát chung tình hình phát triển KCN 1. Số lượng KCN được thành lập

      Phân bố KCN ở các vùng, miền

      Các KCN tập trung chủ yếu tại 3 vùng: Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (62 KCN); Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và vùng KTTĐ miền Trung (27 KCN); Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (23 KCN). Sự phân bố không đều các KCN ở các vùng miền trên cả nước như thể hiện trong bảng số liệu (Bảng 2) có thể nói là một hiện tượng khách quan, bởi những vùng kinh tế trọng điểm là những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển các KCN.

      Quy mô, diện tích các KCN

      Tuy nhiên, điều này không thể giải thích được nguyên nhân tại sao có những KCN được thành lập từ rất lâu nhưng lại “trì trệ” trong việc lấp đầy, có thể kể đến đó là KCN Đài Tư (Hà Nội) được thành lập năm. Tuy nhiên, như đã nhận xét, số lượng cũng như tỷ lệ này là vẫn còn thấp, Nhà nước cần phải có những cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện vai trò của mình trong thời gian tới để nâng cao số lượng và tỷ lệ KCN hoạt động có hiệu quả hơn.

      Bảng 3: Các KCN lớn nhất cả nước
      Bảng 3: Các KCN lớn nhất cả nước

      Đánh giá tác động của KCN đến nền kinh tế

      • Những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua 2.1.1/ Thu hút vốn đầu tư

        Đặc biệt trong tháng 11 có sự gia tăng mạnh về vốn đầu tư cấp mới nhờ một số dự án có vốn đầu tư lớn được cấp phép như: dự án Thép không gỉ Qian Ding với tổng vốn đăng ký 700 triệu tại KCN Mỹ Xuân A, với dự án này tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã trở thành tỉnh dẫn đầu trong cả nước về số vốn đầu tư nước ngoài trong năm. Đây là lực lượng quan trọng hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp KCN như lao động của các cơ sở sản xuất cung ứng nguyên vật liệu, các hoạt động dịch vụ vận tải, thu gom xử lý chất thải rắn và nhiều hoạt động dịch vụ về đời sống phục vụ công nhân trong KCN (cho thuê nhà ở, các cửa hàng ăn uống, các dịch vụ khác…).

        Hình 1: Sự gia tăng số lượng lao động trực tiếp ở các KCN trong cả  nước
        Hình 1: Sự gia tăng số lượng lao động trực tiếp ở các KCN trong cả nước

        Công tác quy hoạch phát triển các KCN

        Giữa các địa phương có hiện tượng “ganh đua” nhau trong việc phát triển KCN do khi thấy địa phương bên cạnh có KCN thì cũng tìm mọi cách xin được thành lập KCN, nếu không xin được thì thành lập “chui” sau đó yêu cầu Thủ tướng công nhận đưa vào danh sách các KCN do Thủ tướng phê chuẩn. Sau khi được cấp phép thì các thiết kế này không được đảm bảo, nhà máy nước thải không được xây dựng do thiếu vốn, việc xây dựng các nhà máy lại do các chủ đầu tư quyết định, dẫn đến sự rời rạc, không liên kết được với nhau trong hoạt động sản xuất.

        Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi về kinh tế

        Tuy nhiên, trong Nghị định này các ưu đãi được đưa ra không áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước, trong lúc này các doanh nghiệp trong nước vẫn phải chịu mức thuế suất 32%, do đó trong giai đoạn này số dự án mà các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN còn khá khiêm tốn so với các dự án ĐTNN (năm 1998 số dự án của các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN chỉ là 132 dự án so với 465 dự án ĐTNN). Chẳng hạn, trong khi Nhà nước quy định miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và giảm thu 50% thu nhập 2 năm tiếp theo, thì ở một số tỉnh với mục đích lập KCN để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (Quảng Ngãi) đã đưa ra ưu đãi quá mức: miễn thuế VAT, trong 4 năm đầu không thu thuế thu nhập…(thường được áp dụng đối với những KCN do địa phương làm chủ đầu tư).

        Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

        Bên phía Việt Nam khi tham gia liên doanh chủ yếu góp vốn bằng đất, ít có sự góp vốn bằng tài chính do đó có hiện tượng đối tác nước ngoài gặp khó khăn về tài chính nên không góp vốn theo đúng tiến độ quy định, làm chậm trễ xây dựng cơ sở hạ tầng. KCN không phải là một địa bàn khép kín, một lãnh địa triêng biệt mà nó luôn gắn chặt các các yếu tố bên ngoài như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc…Theo quy định hiện hành thì Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng bên ngoài đến chân hàng rào các KCN, tuy nhiên ở nhiều địa phương hiện nay chủ trương này chậm được triển khai, việc xây dựng KCN hầu như mới chú ý đến xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN mà chưa chú ý đúng mức đến việc phát triển hạ tầng ngoài KCN.

        Công tác xúc tiến, vận động đầu tư

        Nội dung cũng như phương pháp tổ chức vận động còn quá đơn giản, nặng về tuyên truyền pháp luật, chính sách chưa tập trung vào chương trình vận động theo đối tác, lĩnh vực hoặc dự án cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Vừa qua, việc xử lí đối với một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN tiến hành chưa được tốt, đặc biệt cuối năm 2005 đã xảy ra các cuộc bãi công tự phát ở một số KCN thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng đã gây hoài nghi cho các nhà đầu tư nước ngoài về sự thiện chí của Việt Nam, tác động không tốt đến việc vận động, thu hút vốn đầu tư trong bối cảnh hiện nay.

        Thực hiện các cơ chế, chính sách quản lí

        Bằng cơ chế uỷ quyền , Ban quản lí KCN cấp tỉnh đã được trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lí Nhà nước, góp phần giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, bớt quan liêu, giảm bớt sự đi lại , chi phí cho các thủ tục hành chính kinh tế cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy các KCN từ chỗ là các nhân tố mới trở thành lực lượng công nghiệp mạnh trong những năm gần đây. Do đó, trong khi mục đích chính của Nhà nước là thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, việc ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng là một tình huống bắt buộc nhằm tranh thủ nguồn vốn của các thành phần khác, vấn đề này cần phải có sự tháo gỡ kịp thời đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả các KCN trên cả nước.

        Công tác kiểm tra, thanh tra

        Triển vọng phát triển KCN

        Đặc biệt trong năm 2004, tình hình kinh tế thế giới có nhiều triển vọng và đạt mức tăng trưởng khoảng 5% với nhiều nền kinh tế lớn phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng cao là dấu hiệu thuận lợi cho việc tiếp tục tăng vốn đầu tư ra nước ngoài của nhiều quốc qia. Ngoài ra, lượng kiều hối còn được gửi về nước qua con đường phi chính thức với quy mô xấp xỉ lượng kiều hối qua con đường chính thức hàng năm.Với chính sách thông thoáng hơn của Việt Nam, dự báo đến năm 2010, lượng kiều hối gửi qua con đường chính thức sẽ đạt gần 5 tỷ USD.

        Những thách thức đặt ra

        Hiện nay, phát triển KCN của Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Sự phát triển các KCN có dấu hiệu của sự không bền vững: ô nhiễm môi trường trong KCN và các khu vực ở xung quanh, một số địa phương nhu cầu thuê đất trong các KCN khá lớn nhưng diện tích đất ngày càng thu hẹp, trong khi một số địa phương khác hiệu quả hoạt động của các KCN không cao, tỷ lệ đất cho thuê thấp….

        Phương hướng và mục tiêu phát triển KCN giai đoạn 2006-2010 2.1/ Phương hướng phát triển KCN trong thời gian tới

        Mục tiêu phát triển KCN

        - Sau thời kỳ 2010, quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý dự trữ diện tích đất công nghiệp; hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ; quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập trước đây theo hướng đồng bộ hoá, hình thành những “công viên công nghiệp” nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả của các KCN. - Xây dựng khu vực xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực bố trí tập trung các KCN như tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung … hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các KCN hiện đang hoạt động, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải.

        Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN

        Quy hoạch KCN không nên qua chú trọng về số lượng mà phải xem xét đến tính hiệu quả của nó: KCN có lấp đầy được nhiều hay không, sự liên kết của KCN với các đơn vị kinh tế trong khu vực, đồng thời cần phải xem xét ảnh hưởng của nó đến các vấn đề xã hội, giữa KCN với hạ tầng xã hội ngoài KCN…. Trong đó vùng I bao gồm các thành phố đô thị loại 1, chỉ được phép xây dựng những KCN ít gây ô nhiễm môi trường, có khả năng khai thác các thế mạnh của vùng: nguồn nhân lực có chất lượng, có các trung tâm nghiên cứu… thì nên thành lập những KCN tập trung để thu hút khoa học công nghệ, các KCNC.

        Đối với các chính sách ưu đãi về kinh tế

        Đối với Nhà nước, mục tiêu phát triển các KCN không hoàn toàn là để thu Ngân sách từ các KCN (mục tiêu lợi ích) mà phần lớn là nhằm tạo điều kiện phát triển công nghiệp một cách có tập trung, giải quyết các vấn đề xã hội (việc làm) hay tạo điều kiện tốt hơn để bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng khu vực phải đi trước một bước, trong quá trình quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cần phải tính đến khả năng thành lập các KCN ở khu vực trong tương lai, phải tính đến khả năng cung ứng kết cấu hạ tầng ngoài KCN hiện tại và sau này, xỏc định rừ cỏc.

        Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư

        Để thực hiện có hiệu quả chủ trương mở rộng, đa phương hoá đối tác đầu tư, cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn đa quốc gia từ các nước và khu vực quan trọng như EU, Nhật, Mỹ…Mặt khác cần nghiên cứu tình hình, xu hướng đầu tư trên thế giới, kinh nghiệm thu hút đầu tư của các nước trong khu vực, đặc biệt các cơ chế pháp lí song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia. Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập nhật thường xuyên các chường trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã kí kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; tham gia tích cực và tham vấn giữa các cơ quan quản lí đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư của khu vực nói chung và của các nước thành viên nói riêng.

        Hoàn thiện công tác kiểm tra,thanh tra

        Khi xõy dựng Quy chế cần xỏc định rừ cỏc đầu mối thanh tra, sự phối hợp giữa các bên; đồng thời quy định mỗi cuộc thanh tra cần có chương trình thanh tra (phân công công việc, trình tự tiến hành, phương pháp thanh tra, thời gian làm việc…); sự thống nhất chỉ đạo và phối hợp giữa các chủ thể, giữa chủ thể và đối tượng thanh tra; cũng nên quy định việc tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi đưa ra kết luận. Cần phải xác định và lựa chọn một cách đúng đắn các cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững pháp luật, chính sách thì công tác thanh tra mới đảm bảo được tính trung thực, khách quan, liêm chính, nhanh chóng.