MỤC LỤC
Và người gửi tiền đa số chọn các loại tiền gửi này vì những ưu điểm như: lãi suất cao, lưu thông chuyển khoản nhanh, thủ tục đơn giản… mà nó mang lại cho người gửi tiền. Với những hình thức gửi tiền này có những hạn chế nhất định và những loại tiền gửi này khả năng ký gửi thấp, những người tham gia là những người có vị trí đặc biệt trong hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
- Còn đối với những lần tiếp theo thì theo công thức (1) như trên. Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng. Đã đóng phí kỳ đầu tiên và quý thứ II. Tại tháng thứ nhất của quý thứ II, thì số dư tiền gửi là 500 triệu đồng. Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Các vấn đề chi tiết khác thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể căn cứ vào các văn bản hướng dẫn chi tiết của tổ chức bảo hiểm tiền gửi để thực hiện cho đúng quy định của bảo hiểm tiền gửi về cách tính phí bảo hiểm tiền gửi. Và khi đóng phí thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cần phải nộp bảng tính phí về cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để tổ chức bảo hiểm tiền gửi cú thể theo dừi, giỏm sỏt việc đúng phớ một cỏch rừ ràng và minh bạch. a) Hình thức nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Hình thức để các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí về tổ chức bảo hiểm tiền gửi là chuyển khoản. Một là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể chuyển khoản trực tiếp về Trụ sở chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thông qua tài khoản ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam của bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng ở đây có thể là các Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính, Công ty cho thuê Tài chính, Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương nộp phí bảo hiểm tiền gửi trực tiếp chuyển khoản. Tuy nhiên, đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khuyến khích việc thực hiện nộp phí bảo hiểm tiền gửi bằng hình thức chuyển khoản. Những Quý tín dụng nhân dân cơ sở chưa có điều kiện hoặc khó khăn trong thực hiện thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì có thể thực hiện nộp phí bảo hiểm tiền gửi bằng hình thức chuyển tiền qua Bưu điện hoặc nộp bằng tiền mặt vào tài khoản Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực trực tiếp quản lý. Vì vậy, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tùy vào điều kiện của mình mà có thể lựa chọn cách nộp phí phù hợp với mình nhất, tránh phải lâm vào tình trạng chậm nộp phí. Lưu ý, khi nộp phí nếu có các giấy tờ hay chứng từ có liên quan đến phí bảo hiểm tiền gửi thì các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng phải nộp về cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi, vì nếu không nộp thì những tranh chấp xảy ra về sau có thể không được giải quyết. b) Thời hạn nộp phí. Riêng đối với những trường hợp nộp phí bảo hiểm tiền gửi bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc chuyển qua Bưu điện thì ngày nộp phí bảo hiểm tiền gửi sẽ là ngày ghi trên giấy báo cáo của Ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mở tài khoản hoặc là ngày ghi trên giấy báo lĩnh tiền của Bưu điện gửi đến Việt Nam.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, trong vòng 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý hoặc kể từ ngày Toà án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về phá sản. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có phương án chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và thông báo công khai việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền trên các báo hàng ngày (ít nhất trên một tờ báo Trung ương hoặc một tờ báo địa phương nơi đặt Trụ sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi) bằng Tiếng Việt 03 (ba) số liên tiếp, đồng thời niêm yết danh sách người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm được chi trả tiền bảo hiểm tại Trụ sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các điểm chi trả tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể dưới các hình thức: cho vay, bảo lãnh, mua lại các khoản nợ của các khách hàng tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong tiến trình đổi mới, cơ cấu lại hệ thống tài chính ngân hàng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội… không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng và không có bất kỳ khiếu nại nào của người gửi tiền liên quan đến cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Hoạt động giám sát, kiểm tra là nghiệp vụ quan trọng nhất của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đã khẳng định tổ chức này là một bộ phận cấu thành của hệ thống giám sát tài chính quốc gia, kiểm soát có hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng trong việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra để các tổ chức tín dụng chấn chỉnh, phòng ngừa và nâng cao chất lượng hoạt động.
Chính sách bảo hiểm tiền gửi đã được thực thi hơn 10 năm ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế và hiện thiết lập quan hệ hợp tác song phương, đa phương với nhiều tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và nhiều tổ chức tài chính lớn như WB, ADB, USAID, JICA, CIDA. Hoạt động giám sát của Thanh tra Ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng là hoạt động của một cơ quan quản lý nhà nước, mang tính chất thực hiện quyền lực nhà nước gắn với các biện pháp chế tài, còn hoạt động giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mang tính chất tư vấn, ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro là chủ yếu.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình giảm thiểu rủi ro còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và ngân hàng trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức tín nhiệm của tổ chức tài chính; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ. Những lợi ích mà nó mang lại thì phù hợp với nền kinh tế thị trường, khi mà nước ta đang hội nhập vào WTO cho nên những rủi ro về tài chính là không tránh khỏi, với mô hình giảm thiểu rủi ro thì phần nào tạo được cơ sở ổn định cho hệ thống tài chính quốc gia, bởi vì tổ chức bảo hiểm tiền gửi không phải một mình thực hiện trách nhiệm trên mà còn các cơ quan khác cũng cùng chung tay với tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng một nền tài chính ổn định, thịnh vượng và phát triển dài lâu.