MỤC LỤC
Trong sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách, khách sạn đã mở rộng phạm vi kinh doanh và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình như: dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, các dịch vụ vui chơi giải trí và nhiều dịch vụ khác…. Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Quy mô và loại hình kinh doanh càng đa dạng thì đòi hỏi trình độ quản lý tổ chức càng cao. Hiểu rừ được những đặc điểm của kinh doanh khỏch sạn giỳp cỏc nhà quản lý sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tận dụng các điểm mạnh của mình trong những điều kiện kinh doanh cụ thể.
Bởi vậy các khách sạn muốn tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường phải luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và tăng tính khác biệt cho sản phẩm của mình. Nói tóm lại, sản phẩm của khách sạn chỉ đạt chất lượng tốt nếu sau khi tiêu dùng khách hàng cảm thấy trạng thái tâm lý tốt, thoả mãn và coi đó là kinh nghiệm trong chuyển hành trình của mình.
Chính vì thế mà công tác nghiên cứu thị trường và đặc điểm nguồn khách đã đem lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện kinh doanh mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay. - Sản phẩm dịch vụ hiện tại của công ty, khách sạn du lịch có phù hợp với khách hàng hay không?.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự hấp dẫn, khả năng thu hút khách của khách sạn. Trong đó cần kể đến những nhân tố có tính quyết định sau:. a) Vị trí địa điểm. Đối với hầu hết các ngành kinh doanh nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, địa điểm kinh doanh có vị trí thuận lợi không những có vai trò rất quan trọng trong hiệu quả kinh doanh mà còn là một tiêu chuẩn để phân hạng khách sạn. Nó nằm trong 3 nhân tố quyết định: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việc bán được nhiều sản phẩm du lịch hay không phần lớn phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh. Đối với kinh doanh khách sạn cũng vậy, vị trí thuận lợi là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, là nơi có trung tâm du lịch, có đường xá giao thông đi lại thuận tiện… Ngoài ra, vị trí địa điểm còn quan trọng ở chỗ là do đặc điểm của sản phẩm du lịch không thể tồn kho và không thể vận chuyển được nên khách du lịch muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch thì phải đi đến những nơi có sản phẩm du lịch. Do vậy, trong kinh doanh khách sạn, những khách sạn nào có địa điểm thuận lợi sẽ thu hút được nhiều khách hơn, giúp khách sạn kinh doanh được dễ dàng hơn. Mặt khác nó cũng góp phần làm giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị cho khách sạn. Vì vậy, địa điểm thuận lợi là chiếc chìa khóa vàng đầu tiên để mở ra cánh cổng của sự thành công cho khách sạn. b) Chất lượng phục vụ. Trong ngành khách sạn do dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng sản phẩm nên chất lượng phục vụ được coi là chất lượng sản phẩm. Chất lượng phục vụ cũng là nhân tố quyết định để thu hút khách, góp phần tạo lập uy tín của khách sạn. Vì thế, chất lượng phục vụ được coi là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sơ kinh doanh du lịch. Đồng thời nó cũng là một trong những thước đo quan trọng để phân hạng khách sạn và góp phần nâng cao danh tiếng của khách sạn trong thị trường du lịch. Chất lượng phục vụ có thể được hiểu là tổng thể các yếu tố số lượng, chủng loại và chất lượng của các dịch vụ du lịch, là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện trình độ tay nghề, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên. Như vậy, khi chất lượng phục vụ được nâng cao thì một mặt sẽ góp phần tích cực giữ chân khách quen, khách hàng mục tiêu, mặt khác nó sẽ góp phần thu hút và thuyết phục khách hàng mới bao gồm cả khách hàng của khách sạn khác và khách hàng tiềm năng. Đồng thời nó còn ảnh hưởng tới giá cả bán sản phẩm và các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn. Ngày nay, khi sự cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng trở nên gay gắt thỡ chất lượng phục vụ cú ý nghĩa sống cũn đối với khỏch sạn. Đõy là yếu tố cốt lừi để phân thắng bại trên thị trường du lịch. c) Uy tín và thứ hạng. Trong hoạt động kinh doanh gay gắt như hiện nay, việc tạo niềm tin của khách đối với khách sạn là khá quan trọng. Uy tín của khách sạn có thể do tính truyền thống lịch sử của nó mang lại hoặc do uy tín của hãng quản lý khách sạn hay do tinh thần phục vụ làm việc có trách nhiệm cao của nhân viên trong khách sạn. Hai khách sạn có thể tương đương về chất lượng phục vụ, song khách sạn nào có uy tín hơn sẽ hấp dẫn được khách hơn. Các hãng lữ hành thường chọn những khách sạn có uy tín để làm nơi gửi khách. Bên cạnh đó, ngày nay khách du lịch muốn tự lựa chọn cơ sở lưu trú phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình. Bởi vậy, khách sạn hay sử dụng thứ hạng của mình làm một phương tiện quan trọng để quảng cáo thu hút khách. Việc khách sạn gây được tiếng vang trên thị trường, có uy tín đối với khách hàng là khó khăn nhưng khó khăn hơn là làm sao duy trì được uy tín đó lâu dài. Bởi vậy, khách sạn phải luôn không ngừng hoàn thiện và nâng cao sản phẩm của mình, tìm ra những dịch vụ hàng hóa mới. d) Giá cả hàng hóa – dịch vụ trong kinh doanh khách sạn. Khi tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong chuyến đi thì khách phải bỏ tiền túi để chi trả. Giá cả các hàng hóa và dịch vụ có ảnh hưởng mạnh tới sự chi tiêu của khách, tới nhu cầu của khách đối với những sản phẩm của khách sạn. Hiện nay, có nhiều khách sạn đã sử dụng giá cả như một công cụ đắc lực để thu hút khách. Giá cả hợp lý hấp dẫn được khách nhưng phải mang lại hiệu quả cho bản thân khách sạn. Khách hàng luôn mong muốn những sản phẩm mà mình được hưởng thụ phải phù hợp với số tiền mà họ đã bỏ ra, nghĩa là giá cả phải dựa trên 3 phương diện sau:. * Tính hợp lý giữa giá cả và chất lượng được cung cấp:. - Chất lượng tương ứng với giá cả. - Chất lượng cao hơn giá cả: thường áp dụng khi khách sạn mới tham gia vào thị trường hay khi khách sạn hạ giá để thu hút khách để cạnh tranh. - Chất lượng thấp hơn giá cả: thường xảy ra ở các khách sạn nhỏ, có thứ hạng thấp hoặc khi cung lớn hơn cầu. Như vậy, chỉ khi giá cả và chất lượng tương đương nhau thì khách sạn vừa thu hút được khách vừa đem lại hiệu quả kinh doanh cao. * Tính hợp lý giữa giá cả và nhu cầu của khách hàng mục tiêu:. Nhu cầu của khách hàng đến với khách sạn là đa dạng và yêu cầu về chất lượng tương đối cao do đó việc thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng là điều không thể thực hiện được. Bởi vậy mà khách sạn chỉ có thể tập trung sự quan tâm chú ý của mình vào một bộ phận khách hàng lớn nhất, đưa ra mức giá phù hợp với khả năng thanh toán của khách. * Tính hợp lý của chính sách giá còn thể hiện qua sự tương quan đối với các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng gay gắt. Đối với các nhà kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng thì ai có mức giá thấp hơn mà chất lượng vẫn được đảm bảo sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc thu hút khách. Chính sách đã trở thành công cụ đắc lực để cạnh tranh có hiệu quả. e) Quy mô của khách sạn. Đối với khách hàng thì quy mô của khách sạn cũng là một trong những yếu tố góp phần trong việc quyết định tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Quy mô của khách sạn chịu ảnh hưởng của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch càng hấp dẫn thì khách sạn được xây dựng phải phù hợp. Quy mô của khách sạn càng lớn thì đòi hỏi cơ sở vật chất, các loại hình dịch vụ, chất lượng sản phẩm… càng cao. Do vậy mà có khả năng thu hút khách hơn. f) Hoạt động quảng cáo tiếp thị của khách sạn. Có rất nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau: các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo, internet), áp phích, tập gấp… Tùy từng mục tiêu cụ thể và khả năng của mình mà khách sạn lựa chọn cho mình phương tiện quảng cáo phù hợp nhất. g) Hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức du lịch, các khách sạn khác.
Môi trường cạnh tranh trên thị trường khách sạn, một mặt phụ thuộc vào số lượng đối thủ cạnh tranh trong vùng và số lượng các loại hình kinh doanh lưu trú (nhà nghỉ, làng du lịch…) mặt khác nó còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của ngành khách sạn và các cơ sở kinh doanh. Nếu càng có nhiều khách sạn xây dựng, cung sẽ vượt cầu gây khó khăn trong việc thu hút khách. Và trong một môi trường. “thương trường như chiến trường ” thì doanh nghiệp nào thực hiện biện pháp thu hút khách có hiệu quả thì sẽ đứng vững trên thị trường. c) Các nhà cung cấp. Nếu các nhà cung cấp khách có uy tín và có quan hệ tốt với khách sạn thì sẽ có nhiều nguồn khách cung cấp cho khách sạn. Các nhà cung cấp có thể tác động đến tương lai và lợi nhuận của khách sạn. Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất lượng để đạt được lợi nhuận cao hơn. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà khách sạn có thể hạn chế bớt sức ép của các nhà cung cấp. Khách sạn phải xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp đáng tin cậy, mật thiết, chia sẻ lợi nhuận và khó khăn cho. nhau, bên cạnh đó vẫn phải tạo lập quanh mình các nhà cung cấp. Điều đó không những làm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách của khách sạn mà còn thúc đẩy sự phát triển của nhà cung cấp. d) Các tổ chức trung gian. Số lượng các tổ chức trung gian quyết định loại kênh phân phối của khách sạn. Ở đây các tổ chức trung gian có thể là các đại lý du lịch, các hãng lữ hành…. e) Các sự kiện đặc biệt. Các sự kiện đặc biệt trong nước và quốc tế như những hội nghị, đại hội thể thao Olympic, các lễ hội truyền thống… cũng là một trong những nhân tố thu hút khách.
Song, các khách sạn không chỉ xây dựng một mức giá duy nhất mà phải xây dựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với thay đổi về cầu, về chi phí, thu hút khách và cạnh tranh về giá với các đối thủ trên thị trường. Thực tế cho thấy, khách đến với khách sạn không chỉ là khách tự liên hệ trực tiếp với khách sạn mà còn có những người được sự hướng dẫn, gửi khách của các đơn vị khác như các khách sạn khác, các công ty lữ hành, các nhà cung cấp sản phẩm… Do đó, khách sạn cần có các mối quan hệ bền chặt, đáng tin cậy và có uy tín với họ, đồng thời phải luôn có chế độ hoa hồng thỏa đáng đối với họ.
+ Khách du lịch theo đoàn hoặc theo các công ty lữ hành: chủ yếu là khách du lịch được gửi tới từ các công ty du lịch khác như: Công ty Du lịch Dịch vụ Hải Phòng, Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hoa phượng, Việt Travel… Khách du lịch Châu Âu thường sử dụng những dịch vụ và có yêu cầu cao về chất lượng nên họ thường nghỉ ở loại phòng từ 300.000 VNĐ/ngày trở lên, còn đối với khách châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Inđônêxia… thì họ thường ở loại phòng giá cả khoảng từ 250,000 – 300,000 VNĐ/phòng. • Bộ phận bảo vệ: Có 1 nhân viên chính của khách sạn và các nhân viên khác do khách sạn ký hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ với Công ty cho thuê bảo vệ cung cấp, có nhiệm vụ giữ an ninh, an toàn, bảo vệ chung cho toàn bộ khách sạn, đồng thời chịu trách nhiệm về việc trông coi xe và phương tiện đi lại của khách ra vào khách sạn cũng như của nhân viên trong khách sạn, bảo về an toàn tính mạng và tài sản của khách không bị xâm phạm, tạo bầu không khí kinh doanh tốt, làm cho khách cảm giác thoải mái, tạo điều kiện yên tâm công tác cho nhân viên khách sạn.
Khách đến với khách sạn Bạch Đằng có thể phân ra nhiều đối tượng khác nhau, với hệ thống dịch vụ của khách sạn, khách hàng của khách sạn bao gồm những đối tượng chính sau:. - Khách du lịch quốc tế, chủ yếu là khách đi theo các tour du lịch do các công ty lữ hành du lịch đưa đến. - Khách thương gia, các nhà đầu tư tìm cơ hội làm ăn, kinh doanh tại Hải Phòng. - Các đơn vị kinh doanh, các công ty tại Hải Phòng có các chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, làm việc…. - Việt Kiều về nước thăm gia đình và du lịch. a) Cơ cấu khách theo quốc tịch. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngày càng có nhiều công ty được thành lập, họ mời những chuyên gia nước ngoài về nghiên cứu công tác nên nhu cầu lưu trú (thậm chí dài hạn) ngày một tăng. Thêm vào đó, môi trường du lịch ở Hải Phòng được khuyến khích nên thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan. Thị trường khách Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng lượt khách nhưng khách Trung Quốc có khả năng thanh toán. không cao, chi tiêu khá tiết kiệm và sinh hoạt chưa có nề nếp, vì thế công tác phục vụ đòi hỏi nhân viên phải lao động với cường độ cao hơn phục vụ các khách khác. * Tình hình khách nội địa của khách sạn Bạch Đằng như sau:. Khách nội địa chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng lượt khách phục vụ của khách sạn Bạch Đằng. Tuy mức tăng không nhiều nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng đối với khách sạn trong những năm đầu cổ phần hóa. Khách nội địa đến với khách sạn thường là khách công vụ đến Hải Phòng công tác hoặc ký kết hợp đồng, tuy khả năng thanh toán không cao nhưng điều kiện phục vụ của khách sạn phù hợp với họ. Điều này chứng tỏ rằng khách sạn đã quan tâm đến việc thu hút khách đến với khách sạn, góp phần tăng đáng kể lượng khách đến sử dụng các dịch vụ của khách sạn. Khách sạn cần phát huy hơn nữa các chiến lược để thu hút khách và nên chuyển hướng mở rộng thị trường khách nội địa, khai thác hoạt động lữ hành chủ động đón khách từ các hãng lữ hành quốc tế chủ yếu là các hãng ở Trung Quốc. b) Cơ cấu khách theo độ tuổi của khách. Dao động về tuổi của khách là từ 6 đến 65 tuổi, tuổi trung bình là 35, đối tượng là người già và trẻ em rất ít. Tuy vạy, mỗi lứa tuổi khác nhau có nhu cầu khác nhau, đòi hỏi có chế độ phục vụ khác nhau. Ví dụ: thanh niên ưa hoạt động sội nổi, khách du lịch trung niên, tuổi già thường ưa nghỉ dưỡng cần phục vụ chu đáo tỷ mỷ. Đến với khách sạn, họ thường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà họ tiêu dùng. Bởi vậy, ngoài sản phẩm chính, dịch vụ bổ sung của khách sạn phải đa dạng để phục vụ mọi lứa tuổi. Muốn thu hút được nguồn khách lớn nhất thiết phải nắm bắt được nhu cầu của khách và sau đó phải thay đổi kịp thời, nâng cao chất lượng của các dịch vụ. c) Cơ cấu giới tính của khách. Tỷ lệ nam giới trong tổng số khách chênh lệch khá lớn. Sự dao động trong cơ cấu này thường rất nhỏ. Nữ giới chiếm khoảng 28%. Đặc điểm này ảnh hưởng tốt đến việc phục vụ do đặc tính nam giới thường phóng khoáng hơn dễ bỏ qua sai sót nhỏ nhưng nhu cầu về dịch vụ bổ sung lại cao hơn và khó khăn trong việc giải thích đối với những nhu cầu không được phép của họ. Nữ giới ít nhưng phòng dành cho các cặp vợ chồng và nữ ở riêng thì thường được trang trí hấp dẫn và đẹp. d) Cơ cấu nghề nghiệp. Khách đến khách sạn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau: thương nhân, chuyên gia nước ngoài, nhà báo… nên đòi hỏi khách sạn phục vụ đa dạng đối với mỗi đối tượng khách. e) Cơ cầu khách theo mục đích chuyến đi: chia 2 loại là khách du lịch thuần túy và khách du lịch công vụ. Khách du lịch thuần túy quốc tế chiếm phần nhiều 60%, còn lại là khách công vụ, chủ yếu là khách làm việc tại địa bàn Hải Phòng như: Công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty công nghiệp tàu thủy Vinashine… hoặc đến với mục đích kinh doanh, quan hệ với các đối tác kinh doanh tại địa bàn Hải Phòng hoặc ký hợp đồng…. Khách nội địa: khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ 15%, khách công vụ chiếm tỷ lệ cao 70%, khách đến với mục đích thương mại không đáng kể, chủ yếu là khách từ các tỉnh xa đến với mục đích hợp tác làm ăn, ký kết hợp đồng… Khách du lịch nội địa thường có khả năng thanh toán không cao nhưng số lượng đến khách sạn vẫn đông bởi vì hệ thống cơ sở vật chất, giá cả và chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách. f) Tính thời vụ của khách hàng.
- Dịch vụ vận chuyển: cho thuê xe ô tô (Transportation service) - Dịch vụ dụng cụ văn phòng phẩm: bì thư, bút, kim chỉ…. Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như trên, khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú, ăn uống và làm việc của phần lớn các khách hàng. Điều đó đã góp phần làm tăng sức thu hút khách của khách sạn song lượng khách nội địa đến với khách sạn vẫn chưa cao. Với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước nói chung và của Hải Phòng nói riêng vừa có điều kiện thuận lợi vừa mang lại những thách thức đối với kinh doanh của khách sạn như môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, sản phẩm du. lịch Việt Nam và địa phương chưa đa dạng phong phú, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ…. Hiện nay, khách sạn Bạch Đằng được đánh giá là khách sạn 3 sao. Chúng ta thấy rằng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách. Nhưng so với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của một khách sạn ba sao thì đòi hỏi cơ sở của khách sạn phải bổ sung hơn nữa. Cụ thể là:. Khách sạn có 34 phòng ngủ nhưng chỉ có 17 phòng có thảm trải toàn bộ trong phòng nghỉ. Khách sạn có nhà hàng có khả năng phục vụ gần 300 thực khách nhưng chưa có phòng ăn riêng phục vụ cho những đối tượng có nhu cầu. Tiêu chuẩn của khách sạn 3 sao cần có bể bơi phục vụ yêu cầu của khách. Như vậy, có thể nói khách sạn cần căn cứ vào các nguồn lực của mình để bổ sung và nâng cao các sản phẩm - dịch vụ bổ sung để phù hợp với tiêu chuẩn khách sạn 3 sao. Sản phẩm của khách sạn. a) Mức độ đa dạng hóa sản phẩm. - Đối với kinh doanh ăn uống: lượng khách đến khách sạn ngày càng tăng nhưng việc họ tiêu dùng các sản phẩm của nhà hàng còn chưa nhiều, doanh thu của khách sạn chủ yếu từ kinh doanh dịch vụ tổ chức các buổi tiệc (tiệc cưới, cơm thân) phục vụ khoảng 300 thực khách. Nhà hàng của khách sạn đã tuyển chọn. những đầu bếp giỏi có thể phục vụ chế biến các món ăn phù hợp với nhu cầu của khách. Chủng loại thực đơn của khách sạn vẫn chưa phong phú. Nhìn chung, hệ thống dịch vụ lưu trú và ăn uống của khách sạn khá đầy đủ có thể đáp ứng nhu cầu của khách, nhưng sản phẩm chưa đa dạng, khách sạn cần phải tăng cường chủng loại thực đơn, đầu tư nâng cấp nhà hàng để thu hút khách, phát triển thêm một số dịch vụ bổ sung như dịch vụ du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…. b) Chất lượng phục vụ.
CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA KHÁCH SẠN BẠCH ĐẰNG NĂM 2008 (Đơn vị tính: Đồng) Loại. Đầu năm Cuối năm. Số tiền % so với tổng vốn. B- Nguồn vốn. Theo số liệu trong bảng ta thấy nguồn tài chính của khách sạn ở đầu năm cũng như cuối năm chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay không nhiều. Mặt khác, theo số liệu trong bảng ta thấy rằng tỷ lệ vốn vay của khách sạn chỉ chiếm khoảng từ 2% - 3% trên tổng nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ rằng khách sạn Bạch Đằng có mức vốn ổn định, khá vững chắc. Hiện nay, sau khi cổ phần hóa khách sạn cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về vốn. Vì vậy, khách sạn cần có các biện pháp để tăng nguồn vốn kinh doanh của mình như: phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn, liên doanh liên kết với các đối tác có trình độ, thương hiệu tiềm năng để góp vốn cùng khai thác và kinh doanh các dịch vụ có hiệu quả nhất nhằm tăng khả năng thu hút khách…. Nguồn lao động. Để đi đến thành công trong khách sạn không thể không chú ý đến vấn đề quản trị nhân lực. Để làm tốt công tác quản trị nhân lực, khách sạn đã đề ra thực hiện các vấn đề sau: lựa chọn, đào rạo đội ngũ nhân viên, đề ra chế độ khen thưởng kỷ luật nghiêm minh, môi trường làm việc, khả năng tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại, mức thỏa mãn say mê đối với công việc. a) Đối với đội ngũ quản lý. (Nhân viên lễ tân mặc áo dài, nhân viên buồng mặc đồng phục buồng, …). Mỗi nhân viên đều phải đeo thẻ đề tên, chức vụ trong khi làm việc. Điều này góp phần tạo ấn tượng đẹp cho khách hàng ngay lần tiếp xúc đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế khách sạn vẫn còn có những mặt hạn chế như sau:. - Khách sạn đã chú trọng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên mà ít quan tâm đến ý thức làm việc và thái độ phục vụ khách hàng. được lời nhận xét của khách hàng là “hài lòng” khi được tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn thì phụ thuộc 80% vào phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên trong khách sạn. - Đội ngũ nhân viên bộ phận buồng có trình độ ngoại ngữ hạn chế, ít nhân viên có thể giao tiếp với khách nước ngoài. Điều này có ảnh hưởng tới hiệu quả của bộ phận buồng. Tác động của chính sách Nhà nước và môi trường kinh doanh. Khách sạn Bạch Đằng đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng chịu tác động của các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch, những nhân tố đó trước hết phải kể đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội và các chính sách của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của Nhà nước như: Việt Nam được coi là. “điểm đến an toàn” ổn định về chính trị, con người thân thiện mến khách, nước ta gia nhập WTO mở rộng hợp tác quốc tế, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam… có tác động thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Tuy vậy, một số chính sách vẫn chưa được “thông thoáng” như chính sách xuất nhập cảnh, cơ chế quản lý cư trú của người nước ngoài còn chặt chẽ nên cũng hạn chế việc thu hút khách. Nằm trên địa bàn Hải Phòng, khách sạn cũng chịu tác động của môi trường kinh doanh của thành phố. Hiện nay, thành phố đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kinh tế thành phố ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước giúp cho khách sạn duy trì hoạt động kinh doanh và thu hút khách của mình. Sự dỡ bỏ rào cản về giấy tờ đi lại giữa các quốc gia với nhau góp phần gia tăng luồng lưu chuyển khác du lịch giữa các nước với Việt Nam như visa, miễn thị thực… Hải Phòng đón khách Trung Quốc một cách thuận lợi hơn. Trình độ của người dân ngày càng cao, thu nhập ngày càng được cải thiện, thời gian rỗi của người đi làm được Chính Phủ điều chỉnh tăng thêm 1 ngày thứ 7 nên nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch ngày một cao hơn. Điều này cũng làm góp phần tăng lượng khách đến với khách sạn. Mặt khác, hiện nay kinh tế thế giới đang ở tình trạng khủng hoảng ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng nên khách đi du lịch có phần giảm đi. Môi trường kinh doanh du lịch ở Hải Phòng còn chưa thật sôi động, sản phẩm du lịch của Hải Phòng chưa đa dạng, các khách sạn cùng loại cũng có nhiều chiến lược thu hút khách để cạnh tranh nên cũng hạn chế việc thu hút khách du lịch của khách sạn. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN. Vài nét về tiềm năng du lịch và dự báo tình hình phát triển của du lịch Hải Phòng trong những năm tới. Vài nét về tài nguyên du lịch Hải Phòng a) Tài nguyên du lịch tự nhiên.