MỤC LỤC
Những hậu quả xấu của nú cú tỏc động rừ rệt và nghiờm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của kinh tế thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách của các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống GLTM. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế, thuế nhập khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định (Ví dụ: hàng cho đồng bào bị lũ lụt, cho các cơ quan ngoại giao, cho đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi để xoá đói giảm nghèo,..).
Bọn buôn lậu và GLTM lôi kéo một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực biên giới cửa khẩu tham gia vào hoạt động buôn lậu và chống lại sự kiểm soát của Hải quan - cơ quan quản lý Nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của quần chúng, dùng đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho buôn lậu và GLTM, khi bị bắt thì họ chống trả quyết liệt bởi họ không hiểu, không biết những việc làm mà mình làm là trái với pháp luật,. Do ý thức trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh chống GLTM ở một số nơi, một số lúc còn chưa tốt, thậm chí còn nhận thức không đúng về cuộc đấu tranh này dẫn đến buông xuôi; cơ chế chính sách về hoạt đọng thương mại và đấu tranh chống GLTM còn chưa hoàn chỉnh thậm chí còn kẽ hở bị lợi dụng; việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn nhiều bất cập, hạn chế; ở một số địa bàn trọng điểm lực lượng chức năng chống GLTM còn quá mỏng, cơ sở thiếu thốn và lạc hậu; nạn tham nhũng, bảo kê, và thiếu việc làm.
Khu vực này tập trung ở khu vực huyện Đức Huệ (Lonh An), Phước Chỉ (Tây Ninh), An Giang, Đồng Tháp khu vực này bọn buôn lậu và GLTM dùng rất nhiều thủ đoạn tinh vi như quay vòng tem nhập khẩu, sử dụng tem giả, quay vòng vỏ thùng hàng đã dán tem, chẻ nhỏ hàng từ xa để vận chuyển, thuê mướn nhà xưởng, xe công cụ của một số cơ quan, doanh nghiệp để làm kho trung chuyển, sử dụng hồ sơ chứng từ giả quay vòng nhiều lần, đặc biệt gần đây bọn buôn lậu còn dùng hình thức cưới xin vùng biên giới để vận chuyển hàng lậu. Ngoài ra bọn buôn lậu và GLTM còn lôi kéo một bộ phận lớn dân cư khu vực đường biên cửa khẩu tham gia vào hoạt động buôn lậu, ràng buộc họ phải phụ thuộc vào chúng bằng hình thức “bán trả chậm” hoặc “giao khoán” nếu mất thì phải đền bù sau đó chúng tổ chức thu gom lại và bọn buôn lậu thuê xe, xe máy, xe lam hoặc ôtô chở hàng phân tán đến các địa điểm khác nhau theo yêu cầu của chúng và như vậy vô hình chung đã lôi kéo thêm bộ phận vận chuyển để vận chuyển hàng lậu vào sâu trong nội địa và tiêu thụ.
- Vận chuyển bằng đường rừng mà lực lượng chủ yếu là dân cửu vạn làm thuờ trước kia nay tự chủ, làm chủ với mỗi chuyến “cừng” cắt rừng về tận Đụng Hà bằng đôi chân đi bộ 2 - 3 ngày đường (gần 100km). - Đội quân đi bằng đường bộ trên các chuyến xe đò hoặc thuê xe ôm về Đông Hà qua con đường 9. Khu vực trên sông Sê pôn rất nhộn nhạo và tấp nập, buôn lậu lớn nhỏ giống như chợ trên sông mà không có sự kiểm soát chặt chẽ làm cho hàng lậu được phép đưa vào một cách thản nhiên. Con số bị bắt giữ nhân lên nhưng cùng với nó số lượng hàng lậu vượt qua cửa khẩu càng nhiều lên, khu vực này giờ đây là khu vực nóng bỏng nhất của cả nước. d) Khu vực Nam Bộ. Vào mùa nước lớn chợ Gò Tà Mâu là một ốc đảo, một “pháo đài” dự trữ hàng hoá tuồn vào An Giang nằm trên phần đất Campuchia khu vực xã Vĩnh Ngươn, Hải quan và bộ đội biên phòng được trang bị hiện đại cả về phương tiện vận tải và thông tin liên lạc để đáp ứng cho nhu cầu chống buôn lậu thế nhưng hàng lậu vẫn cứ vượt qua biên giới vào thị xã Châu Đốc, Châu Phú, Phú Tần rồi toả đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM để tiêu thụ.
Việt Nam khuyến khích nhập nguyên liệu cho phép nhập 80% linh kiện phụ tùng lắp ráp và xuất khẩu sản phẩm chế biến do đó Nhà nước áp dụng thuế suất thấp thậm chí 0% với hình thức này và bọn gian thương đã lợi dụng sự thông thoáng này để tháo rời sản phẩm hoàn chỉnh (thay cho nhập sản phẩm nguyên chiếc) sau đó đưa vào nội địa lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh không có tỷ lệ nội địa nào và tiêu thụ trong nội địa, trong khi đó nếu nhập sản phẩm nguyên chiếc đặc biệt là ô tô, xe máy,. - Số lượng, trọng lượng hàng hoá: chủ hàng xuất nhập khẩu với số lượng, trọng lượng nhiều nhưng khai báo một phần, hàng tốt khai thành hàng trung bình, hàng cũ khai thành hàng mới (như phụ tùng xe máy,..) hàmg thành phẩm khai thành nguyên liệu. - Chủng loại hàng hoá: gian thương nhập nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng khai báo một hoặc một số mặt hàng chịu thuế suất thấp, xuất trình không. đúng chủng loại hàng hoá đặc biệt là hàng kiểm tra có tính chất đại diện,.. hoặc hàng hoá có nhiều phẩm cấp khác nhau khai báo một phẩm cấp,.. * Gian lận trong gia công hàng xuất khẩu, liên doanh đầu tư. Hàng hoá thuộc diện này được miễn thuế XNK do đó bọn gian thương thường nhập nhiều nguyên liệu, phụ liệu nhưng khi sản xuất ra thành phẩm không xuất hết và giữ lại một phần để tiêu thụ trong nước, trốn thuế nhập khẩu, thông đồng với bên gia công để xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phụ liệu đã tiêu thụ thành phẩm hoặc nguyên vật liệu. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải và nguyên vật liệu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản do đó hàng này được miễn thuế XNK. Bọn gian thương lợi dụng chính sách này để đưa vào Việt Nam máy móc, thiết bị cũ,.. nhưng khai mới, giá trị lớn,.. tăng tỉ lệ vốn góp vào từ đó hưởng lợi nhuận cao từ phần vốn góp,.. hoặc liên doanh để hợp pháp hoá nguồn thu bất hợp pháp từ hoạt động khác. Những thủ đoạn theo đường không chính ngạch:. - Lợi dụng địa hình và dân cư biên giới:. Việt Nam là một đất nước có địa hình đồi núi khá phức tạp với nhiều đường ngang lối tắt qua các cửa khẩu, đây là những con đường mà các dân cư biờn giới nắm rất rừ hơn là cỏc cỏn bộ Hải quan, biờn phũng và cỏc lực lượng này cũng không đủ cả về lực lượng và cơ sở vật chất để bao vây, chặn giữ tất cả các con đường. Lợi dụng khó khăn này và sự nghèo khó, thông thạo địa hình của các cư dân biên giới bọn buôn lậu trong mấy năm gần đây đã khai thác khá triệt để trong việc tuồn hàng lậu chúng thuê các cư dân này làm “cửu vạn” đai vác hàng vượt qua cửa khẩu tránh con mắt nhòm ngó của các lực lượng chống buôn lậu, bọn buôn lậu đã tìm mọi cách để ràng buộc cửu vạn đảm bảo an toàn cho. hàng hoá vượt qua các cửa khẩu và tính mạng của chủ hàng. Thủ đoạn này chúng sử dụng theo hai cách:. 1) Chủ hàng bỏ vốn ra cho người lao động mua hàng và vận chuyển qua biên giới, nếu mất “cửu vạn” hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường cả vốn lẫn lãi cho chủ hàng. Sau đó bọn chúng tổ chức thu gom hàng tại một số địa điểm nhất định thường cách biên giới vài kilômét và thuận lợi cho vận chuyển bằng động cơ đến một số địa điểm tập kết hàng trong nội địa. Các “đầu nậu” thường không xuất đầu lộ diện nhưng bằng cách này chúng có thể đảm bảo cho hàng hoá vượt qua cửa khẩu và gắn với lợi ích của người lao động. 2) Chủ hàng thuê một nhóm cửu vạn nhất định đai vác hàng hoá, bị bắt hay không bị bắt chủ hàng vẫn trả công cho cửu vạn nhưng với điều kiện không khai tên chủ hàng khi bị bắt.
Trên sông Sêpôn Hải quan của ta còn không được phép sử dụng tàu lớn đi trên sông tuần tra, đuổi bắt vì ảnh hưởng đến cư dân sống trên sông của cả hai nước Lào và Việt Nam, do vậy mà bọn “đầu nậu” cứ thản nhiên vận chuyển hàng lậu trên sông bằng tàu lớn mặc cho lực lượng Hải quan không cho phép và thậm chí giao hàng ngay trên sông không cần phải cập bến của Việt Nam, nếu có dấu hiệu khả nghi chúng cứ thế đi còn các thuyền nhỏ thì phong toả vào các hướng hoặc quay vào vùng sông của Lào. Để có một giấy thông hành XNK đòi hỏi cơ quan tham gia hoạt động XNK phải làm đầy đủ các thủ tục, và ở Việt Nam để làm xong các thủ tục này cần phải có rất nhiều thời gian công sức và tiền của, thậm chí nếu không có mối quan hệ tốt được tạo lập từ trước thì khó có thể hoàn tất được thủ tục trong một thời gian ngắn nhất có thể, hay nói cách khác đi khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh XNK phải làm rất nhiều thủ tục rườm rà phức tạp.
Nhìn chung tình hình buôn lậu và GLTM qua các năm, công tác phát hiện điều tra, khám phá, xử lý các loại tội phạm của lực lượng chống buôn lậu có nhiều chuyển biến tích cực từ Trung ương đến địa phương chủ động nắm bắt tình hình, các lực lượng chống buôn lậu sớm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tập trung các trinh sát khu vực, các tuyến, địa bàn trọng điểm, chú trọng tăng cường phối hợp giữa các lực lượng nên công tác chống buôn lậu đã được đẩy mạnh lên một bước, tạo được sự chuyển biến tích cực, có chiều sâu, đánh trúng, khám phá được nhiều băng ở đường dây buôn lậu lớn, phát hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn gian thương, đồng thời phát hiện một số sơ hở, thiếu sót của một số chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của một số ban,. - Trong công tác điều tra: chưa được tổ chức chặt chẽ, còn buông lỏng, để nhiều khe hở cho gian thương hoạt động, kiểm tra hàng hoá tại cửa khẩu còn mang tính chất đại diện chưa kiểm tra toàn bộ lô hàng, một số trường hợp để cho chủ hàng tự kê khai và kiểm tra sơ qua, công tác điều tra thường được làm theo đợt, đợt này làm, đợt khác lại buông lỏng không chặt chẽ ngay từ đầu và liên tục, nhiều lúc chỉ làm theo hình thức và mang tính chất phong trào nên các gian thương thường ít hoạt động vào đợt ra quân mà nằm chờ cho hết đợt hoặc tạm lắng xuống thì mới bắt đầu hoạt động.
- Kiểm tra kiểm soát việc thực thi pháp luật: An ninh trật tự xã hội muốn ổn định đòi hỏi pháp luật phải được thực thi một cách đày đủ và nghiêm minh, các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý. Do đó đây là một khâu đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và công bằng đối với tất cả mội người trong xã hội.
Muốn vậy phải tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, đây là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn Xã hội.
Quan điểm toàn diện và đồng bộ đòi hỏi phải có các giải pháp khác nhau không chỉ cho công tác chống buôn lậu và GLTM mà còn trong công tác khác như hoàn chỉnh luật pháp, giáo dục tư tưởng đạo đức và nhận thức, các giải pháp kinh tế xã hội khác.
Về sửa đổi, bổ sung những văn bản có liên quan đến công tác quản lý thị trường cần tập trung xây dựng ban hành Nghị định Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; Thông tư liên ngành quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường thay cho các Thông tư 170, 77 và 17 hiện tại gây khó khăn cho việc truy ngược tìm nguồn gốc hàng nhập khẩu. Theo mô hình tổ chức trên, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và GLTM (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127/ĐP) do đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban. Như vậy, về chỉ đạo điều hành đã hình thành mô hình tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phối hợp hành động chung giữa các. ngành và lực lượng hữu quan. Hiện tại, Ban Chỉ đạo 127-TW và địa phương đã có kế hoạch hành động và bước đầu chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM đạt được một số kết quả quan trọng nhưng do hoạt động của các thành viên Ban là kiêm nhiệm nên hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, cần nhanh chóng kiện toàn xây dựng đội ngũ. các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi hoạt động chuyên trách thường trực giúp việc Ban. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân:. Chống buôn lậu và GLTM là một công tác đòi hỏi phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trên thực tế nhiều cá nhân tổ chức cho rằng nhiệm vụ này chỉ là của các lượng chống buôn lậu và GLTM, tiếp tay cho buôn lậu bằng cách tiêu dùng hàng trốn lậu thuế với giá rẻ..thái độ không hợp tác và tiếp tay cho bọn buôn lậu đã gây ra các tác hại không nhỏ cho sản xuất tiêu dùng, an ninh trật tự xã hội. Do vậy mà việc tuyên truyền nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên liên tục để mọi người thấy hết được tầm quan trọng của công tác chống buôn lậu và GLTM, phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu áp dụng các biện pháp có hiệu quả cao, tham gia vào việc lập pháp và hoàn thiện pháp luật.. Các dân cư ở khu vực biên giới có điều kiện khó khăn về kinh tế không được giáo dục ý thức pháp luật nên vì lợi ích trước mắt họ đã tiếp tay cho bọn buôn lậu và GLTM. Do đó yêu cầu Nhà nước và Chính phủ quan tâm hơn nữa đến việc phát triển kinh tế các vùng biên giới, phát triển y tế giáo dục tuyên truyền giáo dục họ để có thể nhận thức được và tiếp tục phát triển kinh tế địa phương. Đây là yêu cầu hết sức khó khăn vì hầu hết họ là người dân tộc ít người khác biệt về ngôn ngữ, nghèo khó, họ làm như vậy chỉ mong có một cuộc sống khá hơn..nhưng lại rất cấp bách trong một vài năm trở lại đây đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết kịp thời. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu và GLTM:. Đồng thời phõn định rừ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên ngành:. Theo tinh thần của chỉ thị 358/1997/CT - TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới đặt ra yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành địa phương trong công tác chống buôn lậu và GLTM:. Về tổ chức kiểm tra - kiểm soát và xử lý trước đây ta chú trọng ngăn chặn buôn lậu từ biên giới, nay ngoài việc tăng cường ngăn hàng lậu từ biên giới vào cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý hàng lậu, hàng giả và những hành vi GLTM khác trên thị trường nội địa. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện phương án chống mặt hàng vải và thuốc lá lậu trên thị trường nội địa trong tháng 9-2002 là bài học để ta tiếp tục triển khai kiểm tra, xử lý những mặt hàng lậu khác trên thị trường. Vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soat, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại cần bám sát mục tiêu kinh tế - xã hội trên cơ sở những đòi hỏi yêu cầu cụ thể thực hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo hướng đó, trong những năm tới cần xây dựng những kế hoạch, phương án kiểm tra, kiểm soát xử lý đối với những ngành hàng, nhóm hàng cụ thể có tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh trong nước và gây thất thu ngân sách Nhà nước.. Ngoài ra, cần tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM ở cấp cơ sở. Suy cho cùng, hoạt động vi phạm thương mại diễn ra trên địa bàn, do vậy, trước hết trách nhiệm chủ yếu là chính quyền và cấp uỷ địa phương phải chỉ đạo và sử dụng lực lượng tại chỗ, tổ chức thực hiện tốt công tác này trên địa bàn mình quản lý. Công tác tổ chức, điều hành không chỉ bó hẹp trong phạm vi các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý mà cần tổ chức một cách rộng rãi tới mọi đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng, các cơ quan thông tin đại chúng các tổ chức đoàn thể chính trị và xã hội.. nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến chống buôn lậu và GLTM. Các ngành ở Trung ương có trách nhiệm cùng các địa phương thực hiện tốt các chình sách Kinh tế - Văn hoá - Xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Uỷ ban các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo tực tiếp của các cấp đảng uỷ và sự giám sát của hội đồng nhân dân quản lý chặt chẽ hoạt động XNK của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn. - Cán bộ ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch và vững mạnh trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại cần thiết cho công tác điều tra ngăn chặn mọi hoạt động buôn lậu và GLTM. Đại diện các cơ quan này phải chịu trách nhiệm hàng tháng báo cáo kết quả chống buôn lậu và GLTM với Thủ tướng Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan bộ phận phải được phõn định rừ:. - Hàng hoá qua cửa khẩu trách nhiệm chính là của Hải quan. - Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính là lực lượng quản lý thị trường. - Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu bảo vệ đường biên chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế về biên giới có đồn biên phòng nhưng chưa có tổ chức hải quan. - Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động XNK để đề xuất các điều chỉnh về chính sách liên quan đến hoạt động này đệ trình lên Chính phủ. - Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và GLTM trực tiếp thụ lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu và GLTM trốn thuế trên địa bàn. Phải cú sự phối hợp chặt chẽ và phõn định rừ chức năng nhiệm vụ quyền hạn thì công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM mới đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch:. Để đối phó với thủ đoạn trong buôn lậu và GLTM đòi hỏi các lực lượng chống buôn lậu và GLTM phải mạnh cả số lượng và chất lượng, số lượng trong đội chống buôn lậu và GLTM hiện nay ở nước ta còn thấp đòi hỏi phải được bổ sung, chỉ đặt 3 - 4 người ở một cửa khẩu, phải tăng thêm để hoạt động có hiệu quả. Về mặt chất lượng các lực lượng chống buôn lậu và GLTM hoạt động trong môi trường rất nhạy cảm, luôn có sự cám dỗ vật chất từ phía bọn buôn lậu cùng với sự đe doạ tính mạng do đó không thể loaị trừ khả năng có cán bộ vì vụ lợi tiếp tay cho bọn gian thương. Để công tác chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả thì những phần tử này cần phải được loại trừ thay vào đó là những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm, tư tưởng vững vàng, hoạt động vì sự tin tưởng của nhân dân, an toàn xã hội. Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” khẳng định: “xây dựng lực lượng Quản lý thị trường theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ”; Luật Thương mại quy định về nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trong đó xác định: “Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại, xử lý vi phạm pháp luật về thương mại, tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM”. Những định hướng và yêu cầu trên đây đòi hỏi phải nâng cao năng lực đội ngũ kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Để nâng cao năng lực đội ngũ kiểm tra, kiểm soát thị trường cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:. - Một là, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Hải quan, công chức Quản lý thị trường và bộ đội Biên phòng về năng lực, kiến thức và trình độ. Đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm giải quyết những vụ việc thường xuyên xảy ra trên thực tế, đặc biệt là kiểm tra xử lý những vi phạm về sở hữu trí tuệ là vấn đề mới phức tạp hiện nay. Cần phối hợp tốt các Bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan như Công an, Hải quan, Thuế, Sở hữu công nghiệp.. trong việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ này. Đồng thời, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với công tác đào tạo nâng cao kiến thức văn hoá của đội ngũ cán bộ Hải quan, công chức Quản lý thị trường, bộ đội Biên phòng. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và GLTM:. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ta phần lớn là lạc hậu, thiếu , không đủ phục vụ cho công tác chống buôn lậu và GLTM hiệu quả đòi hỏi phải trang bị thêm theo hướng đầy đủ hiện đại và hoàn thiện như:. - Sử dụng các phương tiện hiện đại truyền tin và xử lý thông tin nhanh chóng, đặc biệt là các thông tin tình báo.. - Trang bị máy soi container và các thiết bị khác cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của hải quan. - Ứng dụng vi tính vào quy trình hoạt động hải quan như đăng ký tiếp nhận tờ khai, tính thuế, kiểm tra mã số hàng hoá. Kiểm tra sau thông quan:. Kiểm tra sau thông quan là một khâu kiểm tra hải quan thực hiện để kiểm tra thẩm định tính trung thực các nội dung khai báo và tính thuế của người làm. thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu đã được giải phóng nhằm thu đúng thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan. Hàng hoá đã được đưa vào lưu thông nhưng vẫn phải được rà soát lại các thủ tục. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở các số liệu, tài liệu được ghi chép đầy đủ. Nhưng trên thực tế các tài liệu này được ghi chép và lưu trữ một cách cẩn thận, do đó phải được chấn chỉnh và sắp xếp lại đảm bảo cho công tác kiểm tra sau thông quan được thực hiện nhanh chóng, ngăn chặn việc để các gian thương lọt lưới trốn thuế.. Đẩy mạnh sản xuất trong nước:. Sản xuất trong nước có nhiều yếu kém năng suất chất lượng thấp, chi phí giá thành cao, khả năng cạnh tranh với nước ngoài kém là một trong những nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại do đó mà sản xuất trong nước phải được đầu tư phát triển mạnh hơn cả về trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, trình độ năng lực quản lý của các cán bộ kĩ thuật phải được nâng lên một bước nâng cao tay nghề của công nhân viên, nâng cao năng suất lao từ đó nâng cao số lượng chất lượng sản phẩm hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và dần thay thế hàng ngoại, có như vậy mới hạn chế được hàng lậu. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế của Việt Nam là cơ sở hạ tầng thấp kém thì khó có thể đầu tư nhanh được đặc biệt là thiếu vốn, quản lí mang tính chủ quan khó thay đổi.. Mặc dù vậy các doanh nghiệp trong nước đã biết khắc phục khó khăn dựa vào lợi thế, tiềm lực của mình để có thể phát triển và trụ vững trong kinh doanh. Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện:. a) Dán tem: Đây là một hình thức quản lý hàng hoá trong và ngoài nước có hiệu quả, dễ kiểm soát và phát hiện vi phạm. Qua đợt dán tem 17 mặt hàng người ta đã thấy được ưu điểm của nó là hạn chế được hàng nhập lậu xuất hiện. trên thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước và có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt vơí một số mặt hàng: Mặt hàng sứ của công ty sứ Thiên Thanh, tivi màu lắp trong nước hiệu JVC, TOSHIBA.. tuy nhiên biện pháp này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những biện pháp nghiệp vụ mà các cơ quan chức năng đang áp dụng để phát hiện, ngăn chặn và quay vòng tem chưa thực sự hiệu quả, hiệu lực của những con tem Thương mại ngày nay đang ngày càng suy giảm, xuất hiện sự thiếu hụt giả tạo ở mỗi đợt dán tem, xuất hiện tem giả, sử dụng lại mớ hàng hoặc chào hàng bằng hàng có dán tem thật nhưng bán cho khách hàng hàng không có tem cùng loại nhưng giá thấp hơn. Việc dán tem chủ yếu dựa vào lời khai của chủ hàng nên không đảm bảo tính trung thực, đòi hỏi việc dán tem phải được thực hiện một cách triệt để, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong gian lận dán tem phát huy tính hiệu lực của mặt hàng tốt, của việc dán tem. b) Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và GLTM, điều tra xét xử ngay một số các vụ buôn lậu điển hình để răn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị vi phạm, tịch thu hàng hoá và xử lý theo mức độ vi phạm. c) Có chế độ khen thưởng thích hợp, khuyến khích lợi ích vật chất cho người, cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động chống buôn lậu và GLTM để họ tích cực hơn nữa và nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu và GLTM. d) Thành lập và tổ chức tốt các trạm thanh tra kiểm soát liên ngành, trước mắt là trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Long An, Hà Giang, Quảng Trị. e) Một số mặt hàng cấm như ma tuý, chất kích thích.. có thể sử dụng chó nghiệp vụ vào việc phát hiện buôn lậu, đây là một phương pháp hết sức hiệu quả và cần được phát huy tác dụng. f) Buôn lậu và GLTM thường đi kèm với tham nhũng do vậy phải kết hợp chống buôn lậu và GLTM với chống tham nhũng. Bọn gian thương và tham nhũng hiện nay đang câu kết với nhau tạo thành đường dây buôn lậu lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi. Do vậy để chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả thì phải đẩy mạnh công tác điều tra giám sát hoạt động của các cơ quan có tổ chức. g) Cơ chế chính sách XNK phải được thực hiện một cách linh hoạt mềm dẻo trong từng thời kỳ để nâng cao hiệu qủa của thị trường trong nước, vừa hạn chế hàng lậu, vừa tạo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, vừa phù hợp với chương trình hội nhập khu vực và quốc tế. h) Tăng cường hợp tác với các cơ quan Hải quan của các nước trong khu vực đấu tranh chống buôn lậu và GLTM.
Mặc dù những năm gần đây, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã có bước chuyển biến quan trọng về nhận thức nhưng chưa đồng đều, thậm chí còn sai lệch.
Bộ Thương mại Việt Nam cũng ký với Bộ Nông nghiệp và Nghề cá (Cộng hoà Pháp) hợp tác đấu tranh chống hàng giả, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ một số mặt hàng như nước mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết mộc châu. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác này nhằm tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM.