MỤC LỤC
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ này, tôi chỉ nghiên cứu về việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và tìm hiểu một số yếu tố được coi là có ảnh hưởng đến cách đánh giá của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư của các khối, ngành: Khối nghệ thuật (ngành Kiến trúc);. Tác động đặc điểm dân số học như: Giới tính, tuổi, vùng miền (nông thôn/thành thị), nghề nghiệp cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tác động đặc điểm kinh tế xã hội của sinh viên như: Ngành học, năm sinh viên đang học, sĩ số lớp học, kết quả điểm trung bình chung, mức độ.
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam có tiêu chí liên quan đến việc sinh viên đánh giá việc hoạt động giảng dạy như Tiêu chuẩn 4 “Các hoạt động đào tạo”; Tiêu chuẩn 5: “Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Nhà trường” và Tiểu chuẩn 6 – “Người học” [6]. Còn Trường đại học Kiến trúc Hà Nội từ năm học 2005-2006 đã có những mẫu biểu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua sinh viên, nhưng đến thời điểm này (năm 2009) thì công việc lấy ý kiến của sinh viên cũng chỉ dừng lại ở việc phát phiếu cho sinh viên, chứ chưa có phương án xử lý thông tin đó. Khi vào trang web của một trường đại học bất kỳ nào thuộc một nước nói tiếng Anh, cũng có thể tìm được cuốn cẩm nang hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện thu thập ý kiến sinh viên sau mỗi môn học nhằm lấy thông tin phản hồi về các hoạt động giảng dạy của giảng viên ngay tại các khu vực có phong trào đảm bảo chất lượng muộn màng nhất thế giới như Đông Nam Á, cũng thấy việc sử dụng ý kiến góp ý của sinh viên để nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng trở thành một xu thế chung tại các nước rất gần gũi với Việt Nam về mặt địa điểm địa lý như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái -lan v.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh kết quả sinh viên đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan; các thông tin thu được từ đánh giá của sinh viên đã ko chỉ giúp giảng viên tự điều chỉnh phương pháp dạy mà còn giúp nhà trường xem xét lại chương trình và nội dung đào tạo của trường [18, 121]. Ông Phùng Xuân Nhạ (trường ĐHQGHN) cho rằng: Khi biết có chủ trương cho trò đánh giá thầy, nhiều giảng viên là các giáo sư tỏ ý không đồng tình…Và đến giờ, nhiều giảng viên đã ủng hộ chủ trương này. Việc đánh giá giảng viên chủ yếu được thực hiện trong kiểm điểm, bình xét thi đua cuối năm học. Giảng viên viết một bản tự kiểm điểm liên quan tới ba lĩnh vực: a) tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, b) ý thức tổ chức kỷ luật, c) chuyên môn nghiệp vụ được giao. Khi tìm hiểu về sự khác biệt trong đánh giá theo yếu tố cư trú trước khi vào đại học của sinh viên, ở bảng 2.3 chúng ta thấy chỉ số đánh giá trung bình về phương pháp sư phạm của giảng viên với sinh viên sống ở nông thôn là 82,41 và của thành thị 83,69 với sinh viên xuất thân từ thành thị chênh lệch không đáng kể.
Qua bảng 2.7 ta thấy yếu tố nghề nghiệp của bố chỉ ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá phương pháp sư phạm của giảng viên với (p = 0,0) còn yếu tố nghề nghiệp của bố lại không ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về kiến thức của giảng viên (p = 0,4); cũng như ảnh hưởng đến đánh giá tính dân chủ giao tiếp của giảng viên (p = 0,1). Tuy nhiên, qua bảng 2.9 có thể thấy yếu tố nghề nghiệp của mẹ không ảnh hưởng các đánh giá của sinh viên đối với phương pháp sư phạm của giảng viên với mức ý nghĩa thống kê p = 0,9 đối với kiến thức của giảng viên trong môn học với mức ý nghĩa thống kê p=0,8 và về mức độ dân chủ của giảng viên và sinh viên với p=0,7. So sánh yếu tố trình độ học vấn của bố có thể thấy chỉ số đánh giá trung bình chung khi đánh giá của sinh viên mà có bố có trình độ học vấn từ đại học trở lên và của sinh viên có bố học vấn dưới đại học là không có sự chênh lệch đáng kể trong đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên;.
Kết quả so sánh chỉ số đánh giá giữa trình độ học vấn của mẹ với các đánh giá giảng viên của sinh viên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trên tất cả các thang đo đánh giá của sinh viên về phương pháp sư phạm của giảng viên, về kiến thức và mức độ dân chủ của giảng viên. So sánh theo yếu tố loại hình trường mà sinh viên đang theo học với chỉ số đánh giá về hoạt động giảng day của giảng viên (ở bảng 3.2) với các giá trị của mức ý nghĩa thống kê của việc so sánh chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm (p=0,8), chỉ số đánh giá về kiến thức của giảng viên (p=0,8) và chỉ số đánh giá về mức dân chủ giữa giảng viên và sinh viên (p=0,8) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ta thấy rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa yếu tố sĩ lớp học với các đánh giá về phương pháp sư phạm và kiến thức của giảng viên, nhưng tôi vẫn chưa lý giải được vì sao lớp học càng đông thì đánh giá về kiến thức càng thấp, phải chăng do lớp đông nên truyền tải kiến thức của giáo viên không nhiều nên sinh viên chỉ đánh giá cao về phương pháp sư phạm của giảng viên để họ hiểu bài học hôm đó, chứ không có thời gian để nâng cao thêm kiến thức trên lớp.
Điểm trung bình chung học tập của họ là một trong nhiều minh chứng rừ ràng về điểm trung bỡnh của sinh viờn càng cao thỡ ý thức học tập của sinh viên càng cao và điều đó càng chứng minh rằng họ đi học đầy đủ hay có thể hiểu rằng họ rất quan tâm đến ngành mình theo học và vì thế họ càng đòi cao những đánh giá về phương pháp sư phạm, kiến thức và mức độ giao tiếp của giảng viên. Do đó có thể kết luận rằng không có sự tương quan chặt chẽ giữa yếu tố về mức sống của sinh viên với chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo yếu tố mức sống của sinh viên đối với việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
1 Báo cáo của Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH thành viên cộng đồng Pháp ngữ châu Á – Thái Bình Dương, ngày 25-9, tại Hà Nội. 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học toàn quốc tập trung triển khai cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”. 7 Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP.
8 TS Nguyễn Đình Bình (2005), Năng lực sư sư phạm và đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG. 11 PGS-TS Ngô Doãn Đãi (2005), Tác động của chuẩn hoá đánh giá giảng viên tới công tác tổ chức và quản lý giảng viên, kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG. 13 Th.S Nguyễn Quang Giao (2005), Bàn về phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên , kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên.
14 TS Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế giới và tạiTrường đại học Nha Trang,, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. 15 Th.S Mai Thị Quỳnh Lan (2005), Một số ưu và nhược điểm của việc sinh viên đánh giá giảng viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG tr56-tr60, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. 17 Nguyễn Phương Nga (2005), Quá trình hình và phát triển việc đánh giá giảng viên , Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng.
19 Nguyễn Phương Nga (2007), Sinh viên đánh giá giáo viên - thử nghiệm công cụ và mô hình, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng.