Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

MỤC LỤC

Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển lực lượng lao động Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su “ đề tài đưa ra các giải pháp từ nội bộ

Khái niệm

Qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế- xã hội, Việt Nam cũng đã xác định “ con người là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội ” (năm 1991-1995), “ Phát triển văn hoá, xây dựng con người toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Theo tiến sĩ Trần Kim Dung thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Các yếu tố của nguồn nhân lực

- Quy mô, cơ cấu dân số, toàn bộ lực lượng lao động, số lượng lao động hữu ích, tỉ lệ dân số giữa lực lượng trẻ và già ( trẻ là dân số ở lứa tuổi lao động cộng với dưới tuổi lao động so với những người không còn lao động được).Thomas Robert Malthus đã từng quan niệm rằng “ nguồn gốc của sự nghèo đói là dân số ”. Đây là trách nhiệm của giáo dục, ngành giáo dục có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cho xã hội những con người có một kiến thức nhất định để dễ thích nghi với xã hội, để có một năng lực cần thiết có thể tiếp thu mọi nền văn minh của nhân loại và trình độ kỹ thuật - công nghệ ngày một phát triển của thế giới.

Phát triển nguồn nhân lực

Nên con người trở thành đối tượng, là lĩnh vực vô cùng phong phú phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng nhằm góp phần vào nhiệm vụ phát triển các loại nguồn lực cho xã hội.Trong các loại nguồn lực ( vật lực, tài lực, nhân lực) thì phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm và đặc biệt quan trọng. Để phát triển nhân lực một cách toàn diện, đòi hỏi phải có một sự hợp tác động bộ của các ngành, lĩnh vực trong xã hội nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt: Sức khoẻ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là những nhà quản lý, công nhân lành nghề… để đi ngay vào kinh tế tri thức.

Hoạch định nguồn nhân lực

Chẳng hạn, nếu văn hóa công ty cực kỳ thoải mái, công ty có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên có tính cách nghiêm nghị vì họ có thể cho rằng đó là nơi làm việc thiếu. Nếu văn hóa công ty không mặn mà với người phụ nữ và người thiểu số, các cá nhân tài năng thuộc những thành phần này sẽ đi tìm việc làm ở nơi làm khác.Và sẽ chẳng có ai nhiệt tình làm việc cho một công ty có môi trường văn hóa đầy mâu thuẩn, đấu đá lẫn nhau, cấp quản lý hoạt động không ra gì hoặc hệ thống cấp bậc trong công ty quá phức tạp.

Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay 1 Về dân số

    (Nguồn : Tổng hợp số liệu lao động – việc làm, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội ) Cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật là 1: 1,75 : 2.3 vẫn là một cơ cấu bất hợp lý và để kéo dài, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, kỹ sư làm công việc của trung cấp kỹ thuật. (Nguồn : Đánh giá tiềm năng khoa học công nghệ, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005) Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do “ nền kinh tế ở nước ta bây giờ chủ yếu vẫn còn là nền kinh tế sức người (kinh tế nông nghiệp) với một số yếu tố của kinh tế tri thức” và hiện nay chỉ số phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam so với quốc tế và khu vực còn rất thấp (1,9/10).

    Bảng 1.1. Dự báo quy mô dân số đến 2010
    Bảng 1.1. Dự báo quy mô dân số đến 2010

    Những quan điểm về phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp hiện nay

      Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như : chế biến nông- lâm- thủy sản, may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ điện tử; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản phẩm phần mềm…. - Giày dép : Theo số liệu Đảng cộng sản Việt Nam, Thực hiện lộ trình hội nhập, xu hướng thuế nhập khẩu, giày dép sẽ giảm xuống, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có lợi thế về giá rẻ với mẫu mã đa dạng và phong phú.Tuy nhiên, nếu cố gắng, ngành da giày Việt Nam sẽ phấn đấu vượt qua và duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 12%-15% so với cùng kỳ năm 2006 để đạt mức 3,9 - 4 tỷ USD trong năm 2007.

      Kinh nghiệm và bài học về quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới

        Theo khảo sát được Công ty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Philipines, HồngKông….thì 84% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết họ rất chú ý đến tuyển dụng nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả và lâu dài nhân tài, trong khi mức độ quan tâm và chú ý lao động của thế giới chỉ là 59%. Như vậy, khi các doanh nghiệp đã có cùng một sân chơi, cùng một môi trường cạnh tranh bình đẳng vấn đề đặt ra là phải lựa chọn là tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp mà bố trí sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp là một vấn đề hết sức có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn có tính khoa học và khái quát cao.

        Phân tích thực trạng lao động tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

          Sản phẩm công nghiệp cao su Việt Nam hiện nay chủ yếu là các loại săm lốp ô tô, máy kéo, xe gắn máy, và một số sản phẩm cao su kỹ thuật khác như găng tay y tế, các vòng đệm cao su dùng trong sản xuất công nghiệp, đế giày cao su , các sản phẩm dùng trong xây dựng, trang trí nội thất …Trong đó, có khá nhiều sản phẩm chất lượng tương đương với khu vực hoặc đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Mặc dù ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm cao su công nghiệp hiện nay trên thị trường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, giá nguyên vật liệu tăng cao nhưng Công ty không ngừng hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng máy móc tiên tiến với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, sản phẩm sản xuất ra có nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và từ năm 2001 đến nay Công ty áp dụng và được Công ty Det Norske Veritas Việt Nam ( DNV) cấp giấy chứng nhận ISO 9001-2000.

          Độ tuổi

          Đánh giá chung

          Nhìn chung lực lượng lao động của Công tylà lực lượng trẻ, có sức bật tương đối tốt, có tinh thần thái độ làm việc một cách nghiêm túc.Trình độ văn hóa khá cao so với mặt bằng chung trong các đơn vị cùng ngành, số lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học gần 60%, như thế sẽ tiếp thu rất tốt các hướng dẫn nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ. Vì thế, mặc dù Công tycổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su có lúc gặp phải những khó khăn nhưng được sự đồng lòng chia sẻ của tập thể lao động, nên không có những sự việc đáng tiếc xãy ra về các vấn đề tranh chấp thường gặp ở các đơn vị cùng ngành, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

          Dự báo nhu cầu lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đến năm 2010

            Nhưng vấn đề mấu chốt là Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su vẫn chưa xác định cơ cấu hợp lý trong quản trị nguồn nhân lực giữa các ngành nghề và lĩnh vực sản xuất khác nhau trong các đơn vị trực thuộc Công ty, chưa chú trọng đầu tư sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật và chế biến gỗ xuất khẩu, các hoạt động dịch vụ phân tán rời rạc không có tác dụng hổ trợ thiết thực cho ngành công nghiệp cao su phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phát triển sản xuất hướng đến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao trong xu thế mở cửa hội nhập, đa phương hóa hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở những thành quả to lớn của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su cần nhanh chóng nghiên cứu sắp xếp cải tiến toàn bộ hoạt động sản xuất- kinh doanh phấn đấu xây dựng thị trường xuất khẩu tiêu thụ ổn định, lâu dài để góp phần xây dựng ngành cao su.

            Bảng 4.1 Giá trị tổng sản lượng  và tỉ lệ tăng r 0
            Bảng 4.1 Giá trị tổng sản lượng và tỉ lệ tăng r 0

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU

            • Nhóm giải pháp trực tiếp
              • Nhóm giải pháp gián tiếp

                Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 theo các mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền kinh tế và kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới phát triển, tôi xin đề xuất giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu từ cây cao su, giải pháp này nhằm giảm bớt căng thẳng về thị trường tiêu thụ cao su nguyên liệu, định hướng phát triển công nghiệp hóa ngành cao su, tăng cường lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su với các sản phẩm xuất khẩu mới có hàm lượng đầu tư cao, thị trường tương đối rộng lớn. Công tác đào tạo của doanh nghiệp là điều kiện quyết định để có thể tồn tại và đi lên trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, nó giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, tạo sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra sự thích ứng công việc hiện tại và tương lai của người lao động, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động,.

                MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với Trung ương

                  Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su phải luôn chú ý đến lực lượng lao động đã qua đào tạo, nhất là những lao động có thâm niên công tác và tay nghề giỏi, phải tạo điều kiện để họ tham gia vào các công việc khó, phức tạp để họ phát huy được hết khả năng sẵn có của mình, qua đó họ sẽ nhận thức được tầm quan trọng và sự quan tâm đến năng lực của họ, từ đó sự hứng thú trong công việc sẽ càng được nhân lên, hiệu quả trong hoạt động sản xuất- kinh doanh Công ty cũng ngày phát triển. Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su phải biết trân trọng tất cả thành quả của người lao động, luôn biết động viên,khích lệ họ, qua đó họ thấy được sự quan tâm của tập thể đối với mình, từ đó sẽ khơi dậy tính tự giác vươn lên trong nghề nghiệp và thành quả lao động của họ ngày sẽ một tiến bộ hơn lên.

                  TỰ ĐÁNH GIÁ

                  - Giúp các Xí nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su giải quyết tốt các vấn đề đầu tư thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống xã hội như: đường giao thông, điện và nước sinh hoạt sản xuất, các hoạt động vui chơi giải trí người lao động…. Hy vọng rằng các giải pháp này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh của đơn vị, trong tương lai triển vọng phát triển ngành công nghiệp cao su rất lớn, các sản phẩm cao su chắc chắn sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu và hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, góp phần tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.