Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tại tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và cải thiện hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú, góp phần giúp nông dân ổn định sản xuất dựa trên hiện trạng đã được đánh giá. (2) Phân tích và đánh giá được các yếu tố kinh tế và kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và chi phí trong nuôi tôm sú thương phẩm.

Giả thuyết nghiên cứu

(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để cải thiện hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu.

Giới hạn của phạm vi nghiên cứu của đề tài Do điều kiện thực tế nên đề tài được giới hạn như sau

Việc chuyển dịch cơ cấu tại những vùng kinh tế khó khăn, từ năm 2000 đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã chuyển đổi hơn 325.000 ha đất bưng trũng, nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi các loại thủy đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: cá tra, cá basa, tôm càng xanh, tôm sú, nhuyễn thể hai mảnh vỏ cùng một số đối tượng có giá trị khác. Ngoài ra vẫn còn có hình thức quảng canh cải tiến nhưng được vận hành với những giải pháp kỹ thuật cao hơn như: Ao đầm nuôi nhỏ, xây dựng ao khá hoàn chỉnh (mương, bờ bao, cống…) mật độ thả cao (có thể đến 7 con/m2) và quản lý chăm sóc tốt…Vì thế năng suất và hiệu quả cao hơn (điển hình là mô hình tôm lúa).

Bảng 2.2: Sản lượng tôm nuôi của toàn quốc và ĐBSCL (2000-2008) (ĐVT: tấn)
Bảng 2.2: Sản lượng tôm nuôi của toàn quốc và ĐBSCL (2000-2008) (ĐVT: tấn)

Một số kết quả khảo sát về mô hình bán thâm canh và thâm canh

Kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Thống (2007) cũng cho thấy: mô hình TC/BTC ở ĐBSCL có 26% số hộ không thay nước trong quá trình nuôi, phần lớn việc thay nước của 68% số hộ được được tiến hành bằng phương pháp bơm và áp dụng sau khi thả giống 57±33 ngày, tần suất thay nước là 20±24 ngày/lần, các hộ không thay nước chỉ cấp thêm khi cần thiết. Nam giới tỏ ra chiếm ưu thế trong cả việc ra quyết định và thực hiện các hoạt động có liên quan tới NTTS (75,7% với quyết định và 63,6% với thực hiện, tính trên tổng số hộ khảo sát), nhất là tham gia tập huấn, quyết định đầu tư cho NTTS, chuẩn bị ao đầm, các công tác chăm sóc mang tính nặng nhọc hay phải làm vào ban đêm và sử dụng thuốc thú y thủy sản.

Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh gồm một hay nhiều điều sau đây: (i) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm cá, (ii) Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng tôm cá nuôi, (iii) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thuỷ sản gây nên và (iv) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Có được tính chất như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động như sau: (i) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và nơi bám với các loài vi khuẩn có hại và tảo độc, (ii) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH3, NO2- thành các chất không độc như NO3-.

Một số nghiên cứu về vai trò của cá rô phi trong ao nuôi tôm sú

Theo Phan Thanh Cường và Trần Thanh (2006) việc quản lý thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiện nay chưa chặt chẽ. Nhóm vi sinh phân hủy nền đáy do chất thải của tôm và thức ăn dư thừa làm ô nhiễm như Himono, Zyme bacillus, BTZ prawm enzyme, CT - 1005, Biowater,..Các nhóm sản phẩm này có tên thương mại gọi khác nhau nhưng đôi khi hoạt chất đôi khi giống nhau làm cho người nuôi tôm khó chọn lựa. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu. thức ăn của tôm) nhưng thức ăn tự nhiên (tảo, động vật phù du, mùn bã hữu cơ) vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng. Hiện nay, mô hình nuôi ghép tôm với cá rô phi đang được tiến hành ở nhiều nước như Thái Lan, Mexico, Mỹ, Ecuador, Peru, Philippin và Việt Nam; phương pháp này hiện đang được nhân rộng trên thế giới do kết quả khả quan.

Một số chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi tôm sú .1 TAN - Tổng đạm amôn (Total Ammonia Nitrogen)

Theo Jackson và ctv (2003), nghiên cứu sự tích tụ và thải ra ngoài của hợp chất nitrogen trong ao nuôi tôm sú TC cho thấy có 14% N đầu vào bị giữ lại trong bùn đáy ao và có tới 57% N đưa vào môi trường, 3% có thể thất thoát do bay hơi trong mùa nắng. Lân là một yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho thủy sinh vật, quá trình tổng hợp protein chỉ tiến hành được khi có sự tham gia của H3PO4 và sự thiếu hụt nó trong thủy vực còn hạn chế quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật (Limsuwan và Taparhudee, 1997).

Tình hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Sóc Trăng

Các tỉnh miền Đông Nam bộ, ĐBSCL được nuôi tôm chân trắng theo phương thức TC tại các cơ sở có đủ điều kiện và phải được quản lý chặt theo tiêu chuẩn “28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008). Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng các thành tựu khoa học để giảm chi phí thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi của các hộ nuôi tôm; phân tích hiệu quả đầu tư cho việc nuôi tôm TC và BTC là rất cần thiết.

Hình 2.1: Diện tích nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng (2003 - 2007)
Hình 2.1: Diện tích nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng (2003 - 2007)

Phương pháp nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu. Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và vật liệu nghiên cứu. Các huyện nuôi tôm trọng điểm trong tỉnh gồm Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú và Cù Lao Dung để điều tra thu thập số liệu. Bố trí thực nghiệm để kiểm chứng chỉ tiêu môi trường, kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình nuôi tại các huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và Long Phú. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu. biến thuỷ sản). Các phương pháp thống kê mô tả và so sánh bảng chéo được sử dụng nhằm đưa ra sự khác biệt về mật độ thả giống, kích cỡ thu hoạch, năng suất, thời gian nuôi đối với hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình nuôi.

Bố trí thực nghiệm để kiểm chứng một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật .1 Bố trớ thực nghiệm theo dừi chỉ tiờu mụi trường

Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa sẽ được đo trực tiếp hoặc thu về phân tích trong phòng thí nghiệm để của Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ để phân tích theo dừi sự biến động theo vụ nuụi. + Khía cạnh kỹ thuật: thời điểm thả giống, con giống, mật độ thả, thức ăn và cách cho ăn, quản lý, thời gian nuôi, thu hoạch, cỡ tôm thu hoạch, tỷ lệ sống, năng suất, thuận lợi và khó khăn.

Hình 3.2: Ao và tôm sú nuôi thực nghiệm
Hình 3.2: Ao và tôm sú nuôi thực nghiệm

Hiện trạng nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005-2008 .1 Thông tin chung về các mô hình và biến động diện tích nuôi tôm

Giá thu mua của các cỡ tôm đều giảm vào năm 2008, đặc biệt là cỡ ≥ 40 con/kg do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế gới nên người tiêu dùng không mua tôm sú cỡ lớn để tiết kiệm trong chi tiêu. Mặt khác, các công ty chế biến tôm xuất khảu của tỉnh chủ yếu gia công cho các tập đoàn lớn trên thế giới, nhãn hiệu hàng hóa tôm sú của các công ty này chưa được người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu tin dùng.

Kết cấu và thông số kỹ thuật của các mô hình nuôi TC và BTC năm 2007 .1 Thông tin về các chủ hộ nuôi tôm sú

    Điều này chứng tỏ rằng các chủ hộ nuôi tôm TC bố trí diện tích ao lắng để xử lý nước cấp bổ sung trong quá trình nuôi lớn hơn BTC, kỹ thuật canh tác cao hơn nhằm duy trì chất lượng nước trong ao, kiểm soát chất lượng nước trước khi đưa vào ao nuôi, hạn chế dịch bệnh và chủ động được nguồn nước thay khi có nhu cầu. Phân tích thống kê theo kiểm định kết quả trung bình ở Bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ diện tích ao nuôi/tổng diện tích khu vực nuôi, mật độ nuôi, kích cỡ giống thả, tổng lượng thức ăn, lượng vôi sử dụng, mực nước bình quân ao nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch giữa hai mô hình có sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (α = 0,05).

    Hình 4.6: Trình độ học vấn của chủ các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC
    Hình 4.6: Trình độ học vấn của chủ các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC

    Các chỉ tiêu tài chánh chủ yếu của các mô hình TC và BTC năm 2007 .1 Tổng chi phí

    Khấu hao chi phí cố định và cơ cấu

    Sự khác biệt này do mức độ đầu tư và biện pháp canh tác của người dân là chính. Chi phí thuê đất, đào ao, máy đập nước chiếm tỷ lệ lớn ở mô hình TC cũng như BTC trong chi phí cố định vì người nuôi tôm cải tạo ao theo hình thức ủi lại ao hàng năm; máy đập nước có tuổi thọ thấp và chi phí đầu tư cao.

    Chi phí biến đổi

    • Nhận thức của người dân về những thay đổi liên quan, thuận lợi và khó khăn trong thực hiện các mô hình

      Khi tham khảo các tài liệu kỹ thuật nuôi do cơ quan khuyến ngư ở địa phượng in và phát cho nông dân thì hình ảnh dùng để diễn đạt các thao tác rất ít chủ yếu bằng lời, so với tài liệu kỹ thuật nuôi cá bống mú của FAO xuất bản phát cho nông dân thì số lượng hình ảnh diễn dạt chiếm trên 70 % nên một số người dân có trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ vẫn có thể vận dụng vào sản xuất. Để bảo đảm việc nuôi tôm sú TC và BTC ở địa phương đảm bảo tính hiệu quả và bền vững cần thực hiện một số giải pháp cơ bản như khai thác tốt nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, giữ mực nước ao và thả tôm nuôi với mật độ phù hợp; quy hoạch chi tiết vùng nuôi, quản lý việc cung ứng con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi, tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, tăng cường nguồn vốn đầu tư và quản lý môi trường vùng nuôi tốt hơn.

      Bảng 4.32: Tổng thu nhập từ tôm sú của hai mô hình nuôi thực nghiệm
      Bảng 4.32: Tổng thu nhập từ tôm sú của hai mô hình nuôi thực nghiệm