MỤC LỤC
Vốn là một nhân tố cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh.Điều này đã được nhiều học giả nghiên cứu và đã được thực tế chứng minh.Vì vậy các DN cần có chính sách về vốn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển DN ổn định và hiệu quả. Hiện nay công nghệ của DNNVV ở nước ta còn rất lạc hậu, để có thể cạnh tranh trên thị trường cần có chính sách đổi mới công nghệ theo hướng chủ yếu là tận dụng lợi thế của người đi sau, tiếp thu những công nghệ hiện đại của thế giới phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Nguồn: Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, Cục phát triển DN Việt Nam Tính đến hết năm 2010, Việt Nam đã có khoảng 550,000 DN thành lập và đăng ký kinh doanh. Cùng với các thành phần kinh tế khác, DNNVV đã góp phần giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân, tích cực góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước văn hóa-xã hội, giáo dục, y tế.
Về thổ nhưỡng, đất ở đây được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu..). Địa hình này tập trung ở các phường 2, phường 3, phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Do địa hình thấp trũng nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão đồng thời hạn hán, thiếu nước về mùa hè, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Khí hậu thời tiết. Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây-Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng. Khí hậu chia thành 2 mựa rừ rệt:. Tập trung vào tháng 8 đến tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa trùng vào mùa gió mùa Đông Bắc nên kèm theo rét lạnh kéo dài, độ ẩm không khí rất cao. Mùa khô nóng. Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió Tây-Tây Nam khô nóng. Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, bình quân năm 2.700 mm nhưng phân bố không đều theo các tháng trong năm. Nắng.Khu vực Đông Hà có số giờ nắng cao nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Thời kỳ nắng nhiều là những tháng mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, số giờ nắng. Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam hoạt động khá mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 9. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường kèm theo mưa to kết hợp nước biển dâng cao và lượng mưa từ trên nguồn đổ xuống gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, phá hoại mùa màng, gây nhiều tổn thất về kinh tế, xã hội và môi trường. Chế độ thủy văn của thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi và thủy triều từ biển vào thông qua Cửa Việt. Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm 3 sông chính:. Sông Hiếu là nguồn phù sa bồi đắp màu mỡ cho các cánh đồng ven hai bên sông; cung cấp nước ngọt dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn là nguồn điều hoà chế độ nhiệt ẩm cho thành phố, nhất là vào mùa hè. Sông Hiếu còn là đường thuỷ rất thuận lợi nối Đông Hà-Cam Lộ, Đông Hà-Cửa Việt và là nguồn khai thác cát sạn dồi dào cho ngành xây dựng. Sông Thạch Hãn. Bắt nguồn từ Ba Lòng, sông có chiều dài 145 km, đoạn chảy ven phía Đông thành phố dài 5 km là ranh giới giữa Đông Hà và huyện Triệu Phong. Sông Vĩnh Phước. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn thành phố. Mạng lưới các hồ đập. Ngoài hệ thống các sông chính, Đông Hà còn có mạng lưới các hồ đập phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố như hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn, hồ Km 6 v.v. Nhìn chung mạng lưới sông suối, hồ ao là nguồn nước dồi dào cung cấp cho sinh hoạt dân cư, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các ngành kinh tế, có. tác dụng điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái trên địa bàn thành phố. Tài nguyên đất. Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của thành phố Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát.., trong đó chiếm tỉ lệ lớn và có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại sau:. • Tài nguyên đất phân theo mục đích sử dụng. Theo số liệu thống kê thành phố năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 7295,87 ha, được phân theo các loại đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất trồng cây lâu năm có diện tích 174,82 ha chiếm 9,0% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cây cây ăn quả các loại. b) Đất phi nông nghiệp. Đông Hà là một đô thị không có xã ngoại thị nên toàn bộ đất ở của thành phố là đất ở đô thị, không có đất ở nông thôn. - Các loại đất phi nông nghiệp khác. Diện tích 748,88 ha, bao gồm đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, sông suối và mặt nước chuyên dùng. c) Đất chưa sử dụng. Thành phố Đông Hà với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị, có lợi thế nằm trên điểm giao cắt của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và quốc lộ 1A, nằm gần các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, nằm trên "con đường di sản" kết nối các di sản thế giới tại miền Trung, do đó Đông Hà hội tụ các điều kiện tương đối thuận lợi để trở thành điểm dừng chân lý tưởng, là cơ hội để phát triển mạnh các loại hình du lịch như: du lịch hoài niệm, thăm chiến trường xưa, du lịch DMZ, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm, du lịch lữ hành trong nước và quốc tế.
Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đông Hà giai đoạn 2010 –. Trong các loại hình doanh nghiệp, Công ty cổ phần có mức vốn đăng ký bình quân cao nhất là 15,445 tỷ đồng, thấp nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân có mức vốn đăng ký bình quân chỉ có 1,1 tỷ đồng.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có TSCĐ và đầu tư dài hạn lớn nhất, lên tới 765 triệu đồng, có thể thấy khu vực DN nhà nước phải đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định trên 1LĐ trong khi doanh thu bình quân/LĐ chỉ có 489 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với doanh thu của các khu vực khác có vốn đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn ít hơn, như khu vực DN ngoài nhà nước có vốn TSCĐ và đầu tư dài hạn/LĐ chỉ 124 triệu đồng, nhỏ hơn so với khu vực DN nhà nước 632 triệu đồng nhưng đem lại doanh thu bình quân/LĐ là 567 triệu đồng nhiều hơn các DN nhà nước triệu đồng. Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 Các lao động làm việc trong các DNNVV hầu hết có trình độ chuyên môn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng rất thấp, thấp nhất là ngành xây dựng và cao nhất là ngành thương mại, nguyên nhân là do đặc tính của từng ngành nghề khiến cho yêu cầu của các DN về trình độ của mỗi lao động là khác nhau.
Các DN chỉ chú trọng tới việc tìm kiếm lợi nhuận trước mắt bằng cách khai thác hết nhu cầu trong tỉnh mà không phát huy hết các lợi thế của TP cũng như của tỉnh, đó là nằm trên giao điểm quốc lộ 1A với đường 9 xuyên Á (Hành lang Đông- Tây) nối với Lào, Thái Lan, Myanmar và các nước trong khu vực; cách không xa các đô thị phát triển và tiềm năng như thành phố Huế, thành phố Đồng Hới, đây là ưu thế quan trọng trong việc phát triển thị trường cần các DN quan tâm hơn. Các DNNVV phát triển còn mang tính tự phát chưa thực hiện được quy hoạch định hướng đề ra cho các ngành, chưa có mục tiêu cho phát triển lâu dài.Trong số 896 tính đến năm 2011 thì chủ yếu tập trung vào ngành Thương mại dịch vụ với 465 doanh nghiệp chiếm 51,9%, ngành công nghiệp và xây dựng có 286 doanh nghiệp chiếm 31,9%, có ít doanh nghiệp nhất và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 145 doanh nghiệp chiếm 16,2%.
Sự quan tâm tích cực đến việc đổi mới công nghệ của DN thông qua nhiều hình thức khác nhau sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khuyến khích khả năng sáng tạo của các cá nhân trong doanh nghiệp và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm… của các chuyên gia giỏi, các nhân viên có kinh nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; đồng thời nó là cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài. Điều quan trọng đó là phải đưa ra các chương trình đào tạo có chất lượng toàn diện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các trung tâm thực hiện công việc này, đưa ra quy chuẩn chất lượng cho các trung tâm muốn thực hiện công việc đào tạo này, đồng thời phải hỗ trợ các trung tâm này đứng trên phương diện chỉ đạo và phối hợp cùng các trung tâm nhằm đảo bảo được mục tiêu cuối cùng là đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ và đầy đủ phẩm chất đủ sức đáp ứng cho nhu cầu phát triển của DNNVV, cũng như nền kinh tế của thành phố.
Trong thời gian tới, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng với mục đích tài trợ các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp …. Tạo thuận lợi để cho các DNNVV có mặt bẳng sản xuất phù hợp với yêu cầu của họ như các DNNVV kinh doanh thương mại thì đòi hỏi phải có vị trí thuận lợi, đó là các trung tâm dân cư, các DN SXKD thì phải gần vùng nguyên liệu hoặc vùng thị trường… Trong thực tế các chủ DN không thích dời các DN, xây dựng theo đất quy hoạch rườm rà hoặc tốn kém chi phí di chuyển, nộp thuế… Do đó cần có sự ưu đãi cho các DN này như trợ giúp phí tổn di chuyển, giảm giá thuê đất.