MỤC LỤC
Nguyễn Thanh Quang - Đối với công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hoà cửa sổ rất kinh tế. - Đối với công trình lớn nằm sâu thì khi lắp đặt phá vỡ kết cấu xây dựng và làm giảm mỹ quan của công trình.
Nguyễn Thanh Quang Các hệ thống điều hoà nêu trên có rất nhiều dàn lạnh xử lý không khí, các dàn lạnh bố trí tại các phòng, vì thế chúng là các hệ thống lạnh kiểu phân tán. -Hệ thống này hoạt động hoàn toàn độc lập với quạt, nên nếu muốn cho một phòng nghĩ có thể đóng quạt được nhưng có thể quá tải cho quạt hoặc gây hư hỏng khác.
- Các thông số khí hậu ngoài trời, trong phòng và hệ thống điều hòa không khí tại nhà máy dược.
Nguyễn Thanh Quang - Riêng phòng pha chế, pha chế dịch truyền, phòng đóng sử dụng cấp I là ít hơn 3500 tiểu phõn cỡ 0,5 àm, khụng cú tiểu phõn cỡ 5 àm và khụng quỏ 1 vi sinh vật sống trong 1m³ không khí.
Ở Tuy Hòa có nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời khá cao và có xây dựng phòng đệm là hành lang để giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong không gian điều hòa và ngoài trời.
Dòng nhiệt bức xạ qua kính chỉ có đối với các phòng có kính tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, còn các phòng nằm trong không gian điều hòa tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua không gian đệm tức là tiếp xúc với phòng có điều hòa không khí thì Q61 = 0. Khi tính nhiệt bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che ta chỉ tính cho các phòng tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài, còn các phòng bên trong ta có thể bỏ qua xem như không có nhiệt bức xạ mặt trời.
Theo phương pháp này người ta coi nền như một vách phẳng, trong đó nhiệt truyền theo bề mặt nền ra ngoài theo các dải khác nhau. Nền được chia làm 4 dải, mỗi dải có bề rộng 2m, riêng dải thứ tư là phần còn lại của nền.
Lượng ẩm do 1 người toả ra gn phụ thuộc vào cường độ lao động và nhiệt độ phòng.
Nguyễn Thanh Quang Như đã biết, khi nhiệt độ vách tW thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí tiếp xúc với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng đọng sương trên vách đó. Nguyễn Thanh Quang CHƯƠNG 4 : LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HềA KHễNG KHÍ Mục đích : Lập sơ đồ điều hòa không khí là xác định các quá trình thay đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I – d. Khi thiết kế hệ thống điều hòa, thường phải đảm bảo 2 thông số nhiệt và ẩm không đổi theo yêu cầu, tức là phải thỏa mãn đồng thời 2 phương trình cân bằng nhiệt và ẩm.
Như vậy, để trạng thái của không khí trong phòng không đổi thì trạng thái không khí thổi vào phòng V(tV, ϕv) phải luôn luôn nằm trên đường εT = QT/WT đi qua điểm T(tT, ϕT).
Không khí, sau khi ra khỏi miệng thổi 7 có trạng thái V, vào nhận nhiệt thừa QT và ẩm thừa WT rồi tự thay đổi trạng thái từ V đến T(tT, ϕT). Trạng thái C là trạng thái hòa trộn của dòng không khí tươi có lưu lượng LN và trạng thái N(tN, ϕN) với dòng không khí tái tuần hoàn có lưu lượng LT và trạng thái T(tT, ϕT). Nếu nhiệt độ điểm O không phù hợp điều kiện vệ sinh thì phải tiến hành sấy không khí đến điểm V thỏa mãn điều kiện vệ sinh, tức là t = tT – a.
Sau đây là các bảng xác định các thông số của điểm C, lưu lượng không khí cần thiết trong phòng L, năng suất làm lạnh của thiết bị xử lý QO, năng suất làm khô của thiết bị xử lý W, và hệ số góc tia của quá trình εT.
Sở dĩ ta chọn nhiệt độ sôi trong máy điều hoà phải lớn như vậy để nếu làm lạnh nước (trong máy sản xuất nước lạnh- water chiller) thì nhiệt độ nước lạnh đạt được sẽ lớn hơn 0 0C và tránh được hiện tượng nước lạnh đóng băng trong ống gây vỡ ống. Nước lạnh ra khỏi bình bốc hơi của máy điều hoà nhờ bơm sẽ chuyển động trong ống dẫn tới thiết bị trao đổi nhiệt - TBTĐN - (thực tế hoặc là AHU), ở đây nước lạnh chảy trong các ống thường có cánh bên ngoài để làm lạnh không khí thổi vào phòng cần điều hoà. Việc chọn nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh trong máy điều hoà không khí phụ thuộc vào chất (nước hay không khí) dùng để làm mát bình ngưng, ở đây ta chỉ xét cho bình ngưng làm mát bằng nước.
Trong máy điều hoà không khí thông thường, khi dùng nước làm mát bình ngưng nước làm mát thực hiện vòng tuần hoàn kín trong đó nước sau khi qua bình ngưng do nhận nhiệt của hơi môi chất lạnh toả ra, nóng lên và được đưa vào tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ rồi lại vào bình ngưng.
Tại nhà máy dược theo thiết kế chọn 4 bơm, 3 bơm hoạt động chính còn 1 bơm dự phòng cho hai bơm kia, 4 bơm được nối song song. Theo catalog máy watter chiller thì ngỏ ra của bình ngưng là ống có đường kính 8 in = 203,2 mm vậy ta chọn ống có đường kính như trên sau đó kiểm tra lại tốc độ nước đi trong ống. Ta chọn 4 bơm loại NO 125-250V-H21 của hãng SALSMON, 3 bơm hoạt động chính còn một bơm dự phòng để thay thế khi sửa chữa hay hoạt động luôn phiên giữa các bơm để tăng tuổi thọ cuả các bơm.
Để thay đổi lưu lượng nước qua bơm khi hệ thống giảm tải thì ta phải thay đổi số vòng quay của bơm bằng cách dùng bộ biến tầng để thay đổi tầng số dòng điện, qua đó thay đổi số vòng quay của động cơ bơm.
Để xác định được độ ồn cho phép trong không gian có điều hoà không khí cần xác định các nguồn âm chính, phân tích các đường truyền âm chính của công trình đang khảo sát đề đề ra các biện pháp thích hợp làm giảm tiếng ồn hay còn gọi là các biện pháp tiêu âm. Đối với hệ thống điều hoà không khí nguồn gây ồn chính là quạt gió để giảm tiếng ồn cần chọn quạt gió thích hợp để làm việc với hiệu suất cao, có áp suất và tốc độ quay thích hợp. Đối với đường truyền khi cần tăng yêu cầu tách âm có thể làm tăng thêm vách cách âm, cửa có cấu tạo cách âm, bố trí thêm các thiết bị giảm chấn chống rung, có thể làm trần bằng vật liệu cách âm tốt nhưng đối với đường truyền chủ yếu cần chọn tốc độ không khí đi trong ống và tốc không khí đi ra khỏi miệng thổi với mục đích tiêu âm, trên các đường ống chính thường chọn ω=5÷6m/s và tốc độ ra khỏi miệng thổi thưòng từ 2÷4m/s đối với các cộng trình dân dụng.
Thiết bị tiêu âm là thiết bị được chế tạo nhằm tăng khả năng tiêu âm của hệ thống và thường được bố trí trên đường ống dẫn không khí cấp và hút, thường có một số dạng chính sau.
Điều khiển van bypass đường nước lạnh (2AI,1AO): DDC so sánh tín hiệu chênh áp giữa hai đường ống nước lạnh chính với giá trị chênh áp cài đặt, sử dụng thuật toán PID để điều chỉnh % mở của van điện từ vô cấp đặt trên đường bypass. Hệ thống điều khiển được đánh giá hiệu quả thông qua các điểm cơ bản như: độ lợi điều khiển (đạt giá trị cài đặt trong khoảng thời gian ngắn nhất), độ ổn định các thông số điều khiển (giảm thiểu dao động các thông số điều khiển). DDC sẽ được lập trình các khối điều khiển độc lập như sau:. Nguyễn Thanh Quang. a) Khối điều khiển nhiệt độ phòng T1: DDC điều khiển liên động van giú bypass MD-BP, MD-X đóng mở, thay đổi lưu lượng gió X0 (X0min : X0max) để điều chỉnh nhiệt độ T1 đạt giá trị nhiệt độ cài đặt T1setpoint. b) Khối điều khiển nhiệt độ T3: DDC xuất tín hiệu (0-10VDC) điều khiển valve nước lạnh đóng, mở để điều chỉnh nhiệt độ T3 đạt giá trị Ts. Ts là nhiệt độ điểm sương được cài đặt sẵn hoặc tính:. c) Khối điều khiển độ ẩm phòng RH:. Khi độ ẩm phũng vượt giá trị cài đặt:. DDC điều khiển valve nước lạnh mở để nhiệt độ T3 đạt giá trị Tsmin. Khi T3 đạt giá trị Tsmin, DDC điều khiển các cấp heater hoạt động sao cho nhiệt độ gió hồi T1 không cao hơn giá trị T1setpoint. Bộ heater được bảo vệ tránh sự cố quá nhiệt heater nhờ bộ bảo vệ FS và AFS. d) Khối điều khiển lưu lượng gió AHU: DDC đọc tín hiệu áp suất gió cấp, gió hồi Ps, tính ra độ chênh áp và so sánh giá trị chênh áp cài đặt cho quạt DPsetpoint để điều khiển biến tần quạt AHU nhằm duy trì chênh áp trước và sau quạt ổn định. Chương trình điều khiển được lập trình để người vận hành có thể cài đặt lưu lượng của từng VAV đường cấp, tỷ lệ lưu lượng của từng VAV đường hồi và cài đặt được giới hạn cho các giá trị lưu lượng X0, X3, X5, X6….
Giao diện phần mềm điều khiển qua máy tính được thiết kế để người sử dụng có thể cài đặt được lưu lượng gió cho từng CAV, các thông số giới hạn, thông số hoạt động của hệ thống (nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió tươi, áp suất phòng…).