Vai trò của gia đình, giáo viên và hiệu trưởng

MỤC LỤC

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT Giáo dục đạo đức cho học sinh PT cần sự phối kết hợp của gia

Đối với giáo viên

Giáo viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức của học sinh, đó là tấm gương phản chiếu tư cách , đạo đức , để cho học sinh soi rọi hình thành và nâng cao mọi nhân cách và phẩm chất giáo dục đạo đức của học sinh. Vì thế , điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của đội ngũ , giáo viên từ đó phát huy tinh thần cộng đồng, trách nhiệm trong việc Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. - Mục tiêu của biện pháp: nhằm nâng cao ý thức , nhận thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể trong nhà trường thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thống nhất công tác GDĐĐ cho học sinh.

Biện pháp này sẽ làm cho các giáo viên tuỳ theo nhiệm vụ công tác nhận thức được tầm quan trọng của việc thống nhất công tác GDĐĐ cho học sinh để có ý thức và trách nhiệm với công việc này. • Đối với cán bộ đoàn : phải nắm bắt được chủ trương của Đảng, chính quyền để có định hướng chung cho hoạt động của Đoàn viên , vai trò và chức năng của đoàn TNCS HCM trong nhà trường. Vì vậy, đối với họ phải nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục về nhân cách và kết quả học tập của học sinh, và nắm vững từng hoàn cảnh của từng em để có phương pháp đào tạo giáo dục thích hợp.

• Đối với giáo viên bộ môn : nâng cao ý thức trách nhiệm để họ có nhận thức trong giáo dục đào đức cho học sinh qua bài giảng góp phần cùng nhà trường quản lí tốt hơn mọi hoạt động của học sinh trong cũng như ngoài giừo học. Xây dựng những tình cảm, tình yêu tốt đẹp để học sinh có ý thức, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường, quê hương, quý trọng đất nước bằng hành động cụ thể ở mỗi việc làm. Từ đó có định hướng tác động đến từng học sinh, tìm hiểu và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của học sinh, giúp các em có cái nhìn đúng đắn, hợp lí.Từ đó, người học sinh sẽ biết thông cảm sâu sắc, sống hoà mình vào mộ cuộc sống chung.

Giáo dục tình yêu thương, trách nhiệm cới học trò, niềm vui và sức sống trong công việc, tạo ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên vì tương lai thế hệ trẻ. Tóm lại: Người giáo viên bên cạnh việc tự nâng cao và học hỏi những tư tưởng, phẩm chất chính trị tốt đẹp còn phải tìm hiểu và tác động đến học sinh để giáo dục, bồi đắp tư tưởng, tình cảm đấy cho học sinh, giúp các em có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn.

Đối với hiệu trưởng

-Tổ chức bồi dưỡng trang bị kiến thức cơ bản về công tác giáo dục đạo đức học sinh cho các thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường, phõn cụng rừ trỏch nhiệm đối với ban giỏm hiệu, giỏo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường. -Hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan thông tin tuyên truyền; biểu dương gương người tôt, việc tốt; phê phán góp ý, xây dựng với những biểu hiện thiếu trách nhiệm của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. • Giáo dục học sinh: Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh mỗi khối, lớp để tư vấn cho cha mẹ học sinh về trách nhiện nuôi dưỡng quản lí, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập và tư vấn để cha mẹ học sinh biết cách xây dựng nề nếp học sinh-gia đình.

• Xây dựng kế hoạch và chủ động đề xuất cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, tổ chức các quản lí giáo dục học sinh theo chức năng nhiệm vụ của mỗi lực lượng. -Xây dựng quy hoạch tổng chế cơ sở vật chất nhà trường theo kế hoạch và quy mô phát triển, ổn định lớp - học sinh của nhà trường để từ đó đảm bảo diện tich đất, các công trình trong nhà trường theo tiêu chuẩn quốc gia. -Chỉ đạo công tác trên, xây dựng chương trình bổ sung phương tiện thiết yếu đảm bảo qua trình quản lí và tổ chức hoạt đông giáo dục cho học sinh; bàn, bảng, ảnh Bác, panô trích thư gửu học sinh năm 1945 nhân ngày khai trường.

- Hiệu trưởng và lãnh đạo các tổ chức trong nhà trường phải xây dựng, gìn giữ sự đoàn kết, nhất trí trên cơ sở thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong đội ngũ cán bộ nhà trường; xây dựng mục tiêu sư phạm trong sáng, chuẩn mực không tiêu cực. - Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giữ vững mối quan hệ với giáo dục học sinh qua các kì họp phụ huynh, sử dụng sổ liên lạc gặp gỡ trao đổi trực tiếp…để tư vấn về các nội dung, điều kiện xây. - Chỉ đạo thực hiện tốt các công tác giáo dục đạo đức học sinh tham gia các hoạt động của địa phương xây dựng cho học sinh các ý thức tổ chức ,kỷ luật , ý thức hoà nhập cộng đồng thông qua các hoạt động của các lực lượng Giáo dục khác ở địa phương.

- Hiệu trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu cho các thành viên trong tổ kiểm tra , chỉ đạo tổ kiểm tra có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác kiểm tra , đề cao trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao. -Hiệu trưởng phải trực tiếp xem xét và giải quyết những khiếu nại về kết quả làm việc, kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại của tổ kiểm tra, xử lí kỹ thuật đối với tập thể hoặc cá nhân có vi phạm nghiêm trọng đúng với qui định của Nhà nước và của Ngành Giáo dục.

Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội

Chính những nguồn thông tin trao đổi từ cộng đồng là những nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh đồng thời tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp các em hình thành nhân cách. Nhà trường cần có các biện phàp thích hợp: mời chứng nhân lịch sử, nghệ nhân nổi tiếng trò chuyện với các em, tổ chức cho các em tham quan di tích lịch sử ..sẽ giúp học sinh tiếp cận đối tượng, hình thành các biểu tượng đúng đắn. + Đề cao truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn những người có công với cách mạng, đất nước, địa phương, với các giai đoạn lịch sử khác nhau, thức tỉnh lương tri của cộng đồng trong những hoạt động từ thiện.

_ Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn bạc phương pháp tổ chức thiết thực, thực hiện việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thong. _ Mời cha mẹ học sinh đến trường: thường được hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này là xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội có tác dụng như là các mối quan hệ giáo dục nhờ đó tạo nên môi trường giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong toàn cộng đồng dân cư.

Điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường và gia đình. Có nhiều loại chuẩn trong đó tốt nhất là các mục tiêu được phát triển dưới dạng số lượng hoặc chất lượng bởi vì các kết quả cuối cùng mà người ta phải chịu trách nhiệm về chúng là những số đo tốt nhất về sự thành cộng của kế hoạch nên chúng là những tiêu chuẩn tốt nhất để kiểm tra. Đó là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm tra qua đó người quản lí phát hiện những sai lệch và với sự đề phòng đôi khi có thể tiên đoán về những sai lệch so với tiêu chuẩn.

Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng khen thưởng không đúng thì sẽ có tác dụng ngược lại với mong muốn của chủ thể quản lí, thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường THPT bởi giáo dục đạo đức chính là hình thành nhân cách cho các em, giúp các em trở thành những công dân tốt của xã hội.