MỤC LỤC
Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ…. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm… Về thực chất, khi vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày chính là việc kế.
Vì thế, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toỏn cần theo dừi chi tiết cỏc chi phớ phỏt sinh liờn quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ…) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ… của cả bộ phận sản xuất chính, phụ hay chi phí thuê ngoài gia công chế biến… Được hạch toán vào TK 631 bao gồm các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng, nếu quy trình sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành lại là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Tính giá thành theo phương pháp hệ số thích hợp với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu hồi được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc… Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ….
- Để thuận tiện cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, Công ty Hưng Phát tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành (hay theo công dụng và mục đích của chi phí phát sinh). Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến vật tư như phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng (trong trường hợp mua vật tư dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm không qua kho), kế toán ghi vào sổ Nhật kí chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu 2.3). Chi phí nhân công trực bao gồm: Tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương… Quản lý chi phi nhân công tốt là điều kiện giúp Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của công ty mình.
Chi phí sản xuất chung tại Công ty Hưng Phát bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí nguyên vật liệu phục vụ phân xưởng; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến việc tổ chức điều hành sản xuất và nó bao gồm nhiều yếu tố chi phí nên việc phản ánh chính xác, kịp thời, hợp lý và giám sát chặt chẽ quá trình phát sinh các khoản chi phí là một yêu cầu cần thiết và không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như quá trình hạch toán. Các khoản mục chi phí sản xuất chung phát sinh trong phân xưởng chiếm tỷ trọng tương đương nhau không chênh lệch nhiều, chỉ có khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền là chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
Đối với phân xưởng sản xuất cửa nhựa: hàng tháng căn cứ vào bảng tính lương và phân bổ tiền lương kế toán hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng vào sổ kế toán chi tiết TK 6272 (Biểu 2.14) và sổ Nhật ký chung (Biểu 2.13).
Cũng như công tác kế toán tổng hợp và kế toán các phần hành khác, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tương đối chặt chẽ và hợp lý, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và đặc điểm sản xuất của Công ty. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, tạo điều kiện cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất trong từng tháng, quý cho mỗi phõn xưởng một cỏch rừ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yờu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Ví dụ như việc tiến hành trích lập các khoản theo lương: Công ty chưa trích và nộp bảo hiểm (BHXH, BHYT) cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, điều này không đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong Công ty mình, đồng thời vi phạm quy tắc, chế độ về tiền lương.
Một vấn đề trong quá trình hạch toán chi phí NCTT là mặc dù Công ty không có điều kiện để bố trí cho người lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán nhưng kế toán không dự toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch để tiến hành trích trước tính vào chi phí của kỳ hạch toán theo số dự toán. Thứ nhất là về tài khoản kế toán, Công ty chi tiết TK 627 theo hai phân xưởng sản xuất sản phẩm, nhưng không chi tiết theo đối tượng sử dụng, làm cho việc theo dừi khụng được thuận lợi, Công ty khó đưa ra được các chính sách phù hợp để tiết kiệm các khoản chi phí.
Công ty nên thực hiện nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả, dự phòng phải trả, sử dụng các tài khoản như TK 335: chi phí phải trả, TK 352: dự phòng phải trả để thuận tiện trong công tác hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động, hoặc công tác hạch toán trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm…. Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty đang sử dụng đúng và đầy đủ theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành, phản ánh đầy đủ tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến nó. Đối với việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng, sản phẩm không đúng quy cách: cụ thể là với sản phẩm hỏng ngoài định mức, thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được hạch toán vào chi phí sản xuất chính phẩm.
Việc hoàn thiện công tác kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp nói chung phải có những quy định, chế độ hợp lý để cung cấp những thông tin chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Theo đó, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp một mặt phải tuân thủ Chế độ, mặt khác lại có thể đưa ra những quy định riêng về công tác tổ chức kế toán, đặc biệt là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình.