Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư

Việc vốn đầu tư đưa vào một nền kinh tế nhiều hay ít cũng như hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn ấy phụ thuộc vào một số yếu tố như: Sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế, các nguồn lực và tiềm năng phát triển của địa phương, sựe ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và các chính saccchs khuyến khích đầu tư. Trên đây là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào một nền kinh tế, những ảnh hưởng này được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau song nhìn chung nó sẽ có những tác động tích cực tới việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội khi các nhân tố này được cân bằng và giữ ở mức độ thích hợp.

Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội

Vì vậy mà các quốc gia đều đã và đang thực hiện các biện pháp nhằm cải tạo môi trường đầu tư của mình, trong đó vai tròp của các chính sách khuyến khích đầu tư rất quan trọng, bao gồm trong đó những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư, các biện pháp ưu đẫi đối với từng ngành. Còn như thế nào là thích hợp thì lại phụ thuộc vào điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như tình hình chung của nền kinh tế thế giới.

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH 1. Các điều kiện và nguồn lực cho phát triển

Tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh

Trong giai đoạn từ nay đến 2005, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đái hoá, vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế cao hơn.

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH 1. Phương hướng phát triển chung

Định hướng đầu tư của tỉnh

Từ phương hướng phát triển chung, Hải Dương đã đặt ra những mục tiêu đầu tư cụ thể cho giai đoạn tới. Ngân sách, quỹ hỗ trợ đầu tư, vốn của các doanh nghiệp, vốn huy động của nhân. Hải Dương cũng sẽ dặc biệt chú ý thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển với tổng số vốn khoảng trên 10.500 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương hơn 4000 tỉ đồng, vốn đầu tư nước ngoài 500 tỉ đồng và vốn địa phương khoảng 1500 tỉ đồng.

Riêng đầu tư cho phát triến sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn trong nước, trong thời gian đến năm 2005, phấn đấu đăng kí kinh doanh mới cho trên 300 doanh nghiệp, chấp thuận đầu tư cho khoảng 60 dự án, nhằm thu hút trên 1000 tỉ đồng vốn đầu tư và tạo việc làm cho hơ 10.000 lao động từ các doanh nghiệp mới đăng kí kinh doanh và từ các dự án mới đựoc chấp nhận. Tỉnh có chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thuộc nhóm có công nghệ cao, có hiệu quả và nộp ngân sách lớn, nhóm công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế không cao nhưng giải quyết được nhiều việc làm, thúc đẩy được các ngành sản xuất khác, nâng cao đời sống người dân lao động, nhất là nông dân, và ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới.

Các chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

- Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ đấp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống, mục tiêu cả chương trình là đưa tỉ trọng dịch vụ chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế, giá tri tăng 9-10%/năm, thực hiện thông qua các đề án;. + Khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thực phẩm và sản phẩm mũi nhọn của tỉnh. + Phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

+ Mở rộng, nâng cao các hoạt động dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, mà gần nhất là thực hiện các chương trình đề án trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của cả tỉnh trong viêc phát huy các năng lực sản xuất hiện có, còn đòi hỏi một khối lượng vốn lớn trong thời gian tới. Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm tang cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

    Để thực hiện được điều này, trước hết cần nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bọ quản lý thông qua việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ đang làm việc, gíup họ tiếp cận với những vấn đề mới thuộc chuyên môn của mình, đồng thời tổ chức thi sát hạch thường xuyên để khuyến khích các cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình và phát hiện những vấn đề khó khăn chung để đào tạo kịp thời. Hiện nay ở Hải Dương, cơ quan quản lý trực tiếp vấn đề này là Sở Kế hoạch và đầu tư, vậy cần nâng cao tiến độ thực hiện công việc ở đây như phòng thẩm định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trình UBND tỉnh quyết định, phòng kinh tế đối ngoại xem xét các dự án đầu tư nước ngoài và thực hiện thẩm định cùng phòng đầu tư phát triển một cách cụ thể, khách quan, song phải làm sao giải quyết được nhanh chóng, tránh tình trạng "ùn tắc" các hồ sơ xin cấp phép và dự án chờ thẩm định. Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, cụ thể: Công khai và ấn định mức giá đền bù cho từng loại đất ở từng khu vực cụ thể một cách hợp lý, kiên quyết không tăng giá đền bù đối với những hộ cố tình không trao trả đất, gắn trách nhiệm của địa phương với công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời tạo điều kiện để các hộ trong diện di dời nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.

    Như đã nói ở trên, cần thiết phải hình thành các cụm, khu công nghiệp, theo quy hoạch ơhảttiển kinh tế xã hội Hải Dương đến năm 2010, tỉnh dự kiến xây dựng một số khu, cụm công nghiệp như :Khu công nghiệp Nam Sách, Khu công nghiệp Phả Lại- Hoàng Tiến, Khu công nghiệp Phú Thái, cụm công nghiệp phía nam thành phố Hải Dương .., vì vậy, ban quản lý các khu công nghiệp càng trở lên quan trọng. Trên địa bàn Hải Dương hiện nay có một số ngân hàng chủ yếu như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để có thể thực hiện cho vay vốn đối với các doanh nghiệp được nhanh chóng,cần triển khai một số biện pháp như: Rút gọn các thủ tục vay vốn, công tác thẩm định dự án để cấp vốn vay cần được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả, muốn vật cần cải tiến quy trình thẩm định, nâng cao năng lực của các cán bộ thẩm định thông qua việc đào tạo và đào tạo lại, khi thẩm định cần dựa trên các chỉ tiêu cụ thể và có thể lượng hoá được, nhất là các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. BOT, BT trong thời gian qua chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chính vì vậy, cần tăng cường các hình thức này nhằm khai thác trước hết là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, hơn nữa còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh khác, vì hầu hết mục đích cần đạt tới của họ không phải là các công trình này, mà là ưu đãi cho các dự án đầu tư tiếp theo.

    Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tỉnh cần hỗ trợ trước hết thông qua việc giảm chi phí cho các hoạt động thông tinh quảng cáo cho các sản phẩm, có thể có một số sản phẩm được miễn phí trong giai đoạn đầu, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam hoặc tổ chức các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Để cụ thể hoá các quy hoạch đã đề ra, cũng như việc đảm bảo thực hiện từng bước vững chắc tới các mục tiêu kinh tế xã hội, tỉnh cần chỉ đạo xây dựng các chương trình đầu tư cụ thể như: Chương trình phát triển nguồn nhân lực, chương trình cải thiện môi trường đầu tư.., từ các chương trình này, tỉnh chỉ đạo cho các cấp, các ngành lập các đề án và triển khai việc thực hiện.