MỤC LỤC
Sự đa dạng hóa các danh mục sản phẩm, mẫu mã và chất lượng của hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải đa dạng các mặt hàng xuất khẩu của mình, từ đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng vì vậy ngoài việc liên kết với các làng nghề thì các doanh nghiệp còn cần đặc biệt chú ý đến các nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề cao. Hiện nay chính sánh ngoại thương của Việt Nam, thường tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh,các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào sự phân công lao động quốc tế, mở rộng các hoạt động xuất khẩu và giữ vững thị trường nội địa nhằm đạt được các mục tiêu và yêu cầu về kinh tế, chính trị, xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Đất nước.
Cùng với quá trình cải cách cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước trong những năm của thập kỷ 90, Haprosimex đã tự tìm cho mình một cơ cấu điều hành phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đó là một cơ cấu điều hành mới gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy được tinh thần tự chủ sáng tạo của người lao động, phục vụ tốt chiến lược kinh doanh, gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả làm việc của họ. * Cơ cấu xuất khẩu thị trường của công ty Haprosimex rất đa dạng với việc Haprosimex đã và đang xuất khẩu sang 60 nước và vùng lãnh thổ trong đó tập trung chủ yếu vào Châu Mỹ và Châu Âu khi cùng đạt khoảng 30% và với việc đẩy mạnh sự hợp tác của chi nhánh Haprosimex tại Nam Phi đã nhanh chóng tăng thị phần ở Thị trường châu Phi và Trung Đông với 14% và thị trường này vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Mặt khác hàng TCMN là mặt hàng phải chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết do các nguyên liệu đầu vào như cói, gốm sứ, ngô, dừa, mây, vv…phải phụ thuộc vào thời tiết mà công ty mới có thể thu mua được.Ngoài ra trong giá thành sản phẩm thì tiền công thợ chiếm tỷ trọng rất lớn cho nên giá trị nghệ thuật và chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu của người tiêu dùng.
Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn đóng vai trò quan trọng và là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty, tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các mặt hàng khác, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Nhìn chung doanh thu từ xuất khẩu hàng thủ công của công ty tăng hàng năm.Đặc biệt là năm 2007 do điều kiện thuận lợi chung của nền kinh tế và Việt nam gia nhập WTO nên công ty đã có xuất khẩu tăng vọt.Nhưng sang năm 2008 do cuộc khung hoảng kinh tế toàn cầu và công ty cũng không tránh khỏi bị tác động nên kim ngạch xuât khẩu trong năm 2008 của công ty giảm so với 2007. Kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm khoảng hơn 60% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, còn thị trường Châu Á cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn với trên 20% , còn lại là thị trường Trung Đông và các thị trường khác.
- Hiện nay, Haprosimex với tiềm năng sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức cũng như phương thức tổ chức quản lý thì có thể đánh gíá Haprosimex là một đơn vị sản xuất kinh doanh mạnh, có đủ khả năng tiếp cận với phương thức sản xuất mới, từ đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đủ sức cạnh tranh trên thị trường hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế. Qua khảo sát đã cho thấy, khi mà thị trường nhất là ở thị trường các nước phát triển ngày càng trở nên bão hoà với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì sản phẩm có giá rẻ, mẫu mã đơn điệu thì chưa đủ để thoả mãn nhu cầu khách hàng, chưa tạo ra được sức cạnh tranh mà cái mà khách hàng các nước này cần đó là sản phẩm phải mang tính độc đáo, kiểu dáng đẹp. - Thứ năm là vì hàng thủ công mỹ nghệ của Haprosimex phần lớn là được thu gom từ các cơ sở sản xuất, hộ nông nhàn, từ tư nhân nên việc quản lý chất lượng cũng gặp không ít khó khăn, bởi vì người sản xuất thường chạy theo lợi nhuận mà dễ bỏ qua các yếu tố về chất lượng sản phẩm, từ đó không đáp ứng được nhu cầu thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Thương mại quốc tế đã phát triển đến giai đoạn mới với đỉnh cao là sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngoài ra còn có các hiệp định song phương giữa các nước, vv… Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, trong những thập niên tới tăng trưởng thương mại cao gấp khoảng 2 lần tăng trưởng kinh tế thế giới. Cơ cấu thương mại : Cơ cấu thương mại của khu vực thương mại quốc tế cũng có sự thay đổi, cho dù những hoạt động thương mại quốc tế được bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển nhưng trong những năm gần đây thì thương mại quốc tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đều gia tăng với tốc độ cao. - Các doanh nghiệp của nước ta hội nhập vào nền kinh tế- thương mại thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế đã được xác lập, thị trường thế giới đã được phân chia tương đối ổn định, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất non trẻ đã phải tham gia vào cuộc cạnh với các tập đoàn đa.
Trong những năm qua xuất khẩu hàng hoá dịch vụ vào các nước EU đã tăng từ gần 20% lên 25%, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào khối này là hàng dệt may, giầy dép, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ đó là chưa kể đến một số mặt hàng xuất khẩu sang châu Á nhưng để tái xuất sang thị trường EU. + Đối với những mặt hàng như gốm sứ, chạm khảm, thêu , mây tre đan hiện có ở rất nhiều nước, việc cạnh tranh không chỉ diễn ra ở trong nước mà ở ngay cả giữa nước này với nước khác, khối này với khối khác về giá cả mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và phương thức thanh toán vv… Tuy vậy trong cuộc cạnh tranh này thì hàng thủ công mỹ nghệ của một số nước có uy tín luôn chiếm được ưu thế cao trên thị trường và sản phẩm của họ thường bán được giá hơn. Ở những nước này, hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm được sản xuất bằng máy, chứ không làm bằng tay nữa nên nó sẽ sản xuất được khối lượng lớn có năng suất lao động cao, hạ giá thành sản phẩm, nhưng điều này có nghĩa là tính đa dạng, phức tạp, tính thủ công đặc trưng mà khách hàng nước ngoài họ rất coi trọng không được đảm bảo nữa.Tính cạnh tranh của các mặt hàng này trên thị trường quốc tế không cao, một phần là do giá trị xuất khẩu thấp và chỉ có một số nước mới có mặt hàng để đem đi xuất khẩu.
Theo như báo cáo của thương vụ Việt Nam, thì hiện nay Philippin xuất khẩu mặt hàng này khoảng 110- 125 triệu USD/ năm, Indônêsia xuất khẩu khoảng 50 triệu USD/năm, riêng Trung Quốc thì họ xuất khẩu nhóm hàng thảm len và các sản phẩm đan đạt kim ngạch khoảng 1 tỷ USD/ năm. Theo như nghị quyết của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế và xác định nhiệm vụ, đó là_ "chủ động và khẩn trương chuyên dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, phát huy lợi thế của đất nước, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng , hạ giá thành sản phẩm, vv. Nhà nước cần phải có các giải pháp hỗ trợ , khuyến khích ngành này phát triển, bởi vì khi tham gia hoạt đông thương mại quóc tế thì nước nào có lợi thế so sánh lớn hơn thì nước đó sẽ chiếm ưu thế lớn hơn, mà đối với nước ta thì lợi thế so sánh về hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn do có nguồn lao động và nguồn nguyên liệu rồi rào.
+ Mỗi một làng nghề lại với tư cách là một đơn vị hành chính, một tổ chức kinh doanh có tính tập thể cũng cần được nhà nước hỗ trợ để xử lý một số vấn đề cơ sở hạ tầng, môi trường, vv… nhà nước có thể xem xét phê duyệt cấp vốn đầu tư cho những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bến bãi, đường điện vv… của các làng nghề có kim ngạch xuất khẩu trên 30% giá trị sản lượng sản phẩm. + Riêng với các nghệ nhân và những người thợ có tay nghề cao thì có vai trò rất lớn với nghề và làng nghề thủ công vì vậy nhà nước cần có các chính sách nhằm khuyến khích họ như: Phong tặng danh hiệu ‘nghệ nhân’, danh hiệu ‘bàn tay vàng’ cho những người thợ giỏi,có tay nghề cao, những người có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, phát triển làng nghề và kèm theo đó là các giải thưởng nhằm khuyến khích những người này phát huy hết tài năng của mình. Nhằm nâng cao được hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trên thị trường quốc tế thì Công ty cần tham gia vào các tổ chức xúc tiến thương mại, thông qua các tổ chức này công ty sẽ phát huy hơn nữa thế mạnh của mình và có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các thông tin thương mại.Cho dù hiện nay hoạt động xúc tiến thương mại của nước ta còn chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trong những năm tới sự phối hợp hoạt động của các thành viên, được sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan và các cơ quan hỗ trợ thương mại thì hoạt động xúc tiến thương mại sẽ có hiệu quả hơn.