MỤC LỤC
Nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý, cán bộ nòng cốt, năm 2007 các doanh nghiệp đã phối hợp cùng trung tâm khuyến công của tỉnh hợp tác với viện kinh tế và phát triển- trường Đại học kinh tế quốc dân và trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức 4 lớp bồi dưỡng kiến thức cho 198 lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp và một số đoàn viên. Nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008 số lao động đi xuất khẩu là giảm và đạt thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, do thu nhập của lao động ở khu vực Đông nam á thấp, một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng với người lao động, trình độ lao động còn thấp, một số lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng về tâm lý đối với lao động khác.
Tóm lại, qua một loạt những cố gắng trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phỳc giai đoạn 2006-2008, và để thấy rừ hơn những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh, tôi sẽ tiến hành phân tích thực trạng về việc làm theo ngành và theo khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 ở mục II sau. Khi hoàn thành đầu tư các dự án vào khu công nghiệp các doanh nghiệp thu hút thêm lượng lớn lao động nữa vào làm việc, bên cạnh đó việc thu hồi đất xây dựng các dự án đã đẩy nhiều hộ gia đình mất đất nông nghiệp và các gia đình đang kinh doanh dịch vụ phải chuyển sang làm trong lĩnh vực khác làm cho cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ cũng chuyển sang ngành công nghiệp xây dựng. Cụ thể ngành nông nghiệp do mất đất sử dụng, lao động bị thu hút sang các ngành khác một phần nên số lao động được tạo việc làm giảm 700 người tương đương giảm 5.72%; còn ngành công nghiệp số lao động được tạo việc làm tăng mạnh 2.713 người tương đương tăng 7,68%; trong đó ngành dịch vụ có giảm nhưng giảm nhẹ, chỉ giảm đi 77 người tương đương 1,97%.
Công tác quản lý vốn không hiệu quả gây nhiều thất thoát, và do một nguyên nhân khách quan nữa là cơn bão giá toàn cầu đã làm các khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động vốn gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân công để giảm giá thành, các công trình xây dựng dở dang trì hoãn xây dựng do giá đầu vào tăng khiến không ít người lao động mất việc. Tuy nhiên lại có sự chuyển dịch trong tỷ trọng số lao động có việc làm từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, việc mở rộng hoạt động sản xuất trong khu vực thành thị đã làm mở rộng quy mô sử dụng lao động trong khu vực thành thị thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thông chuyển sang.
Với tài nguyên đất phong phú như thế giúp cho Vĩnh Phúc phát triển đa dạng loại ngành nghề: nông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, các ngành dịch vụ phục vụ cho các ngành nông lâm nghiệp; từ đó tạo cơ hội giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Diện tích rừng rộng, tài nguyên rừng phong phú về chủng loại, tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển các ngành lâm nghiệp, nuôi trồng cây công nghiệp, cây dược liệu quý từ rừng; đặc biệt khu rừng sinh thái Tam Đảo giúp tỉnh phát triển ngành du lịch tạo điều kiện giải quyết nhiều việc làm cho lao động của tỉnh. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu này có tác động rất lớn đến mức tăng trưởng kinh tế cũng như mức thay đổi cơ cấu GDP các ngành của tỉnh, cụ thể xuất khẩu giúp các ngành mở rộng quy mô theo hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, từ đó tác động tới mở rộng quy mô việc làm trong tỉnh.
Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng mà Vĩnh Phúc đạt được trong thời gian qua kết hợp với chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi thông thoáng đã giúp tỉnh thu hút được vốn đầu tư mạnh ( với khoảng 4 tỷ USD và trên 600 dự án đầu tư), giúp mở rộng đầu tư phát triển quy mô sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học lao động và xã hội Qua bảng số liệu ta thấy, trình độ không có chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn trong tổng số trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế khu vực nông thôn( chiếm 81,23%), trong khi đó ở khu vực thành thị chỉ chiếm 44,71% trên tổng số trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế hoạt động kinh tế. Trong công tác đào tạo nghề: Mạng lưới dạy nghề tuy có phát triển, nhưng đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 55 cơ sở dạy nghề, bao gồm 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề và 29 cơ sở dạy nghề khác, nhìn chung với một tỉnh có dân số đông và diện tích rộng như Vĩnh Phúc thì mạng lưới dạy nghề còn thiếu so với yêu cấu thực tế.
Từ góc độ tuyển dụng lao động: Các kênh giao dịch chính thức trên thị trường lao động chưa phát triển: trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm; nên khó khăn trong đưa các thông tin tuyển dụng kịp thời đến người lao động cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm những lao động có trình độ.
- Có biện pháp mạnh trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở các vùng giành đất cho khu, cụm công nghiệp trong tỉnh( Quang Minh, Hương Canh, Khai Quang); Hỗ trợ đào tạo nghề định hướng cung cấp lao động cho các khu cụm công nghiệp trong tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Phần lớn( 64,17%) các doanh nghiệp tới năm 2010 dự kiến sẽ tăng quy mô lao động lên so với tổng lao động hiện tại và không cps doanh nghiệp nào sẽ giảm quy mô lao động xuống. Tổng số lao động dự kiến tuyển mới từ nay tới năm 2010 là 8087 người( tương đương với 54,01% quy mô lao động hiện tại), bình quân mỗi doanh nghiệp được điều tra dự kiến sẽ tuyển thêm khoảng.
Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học xã hội Số liệu cho thấy các doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu có mức độ tuyển dụng lao động thêm trong giai đoạn tới năm 2010 thấp hơn so với các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu, thể hiện qua số doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động các loại phân theo cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp hơn so với các doanh nghiệp có. Bên cạnh đó, quy mô lao động dự kiến tuyển thêm bình quân 1 cơ sở của số doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu cũng thấp hơn rất nhiều so với số doanh nghiệp có xuất nhập khẩu( 19,32 người/doanh nghiệp so với 379,88 người/doanh nghiệp).
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đưa lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài: Giao cho các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện dạy tiếng Hàn Quốc, dạy nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo lao động đi xuất khẩu để khi được phân bổ chỉ tiêu người lao động đã cơ đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề củng cố và phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, thành lập các trung tâm dạy nghề ở tất cả các huyện, thị xã, trung tâm dạy nghề các ngành đoàn thể, khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề ở doanh nghiệp, các loại hình bổ túc văn hóa nghề, các lớp dạy nghề ở trung tâm khuyến công, khuyến nông đa dạng hóa loại hình đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tăng cường máy móc thiết bị dạy nghề, đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề trọng điểm, kiện toàn đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đào tạo trình độ quản lý nghề cho đội ngũ giáo viên, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.
Tiếp tục cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm: Tiếp tục cho vay vốn theo các dự án nhỏ hỗ trợ việc làm, dành các món vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng thu hút nhiều lao động. Mở sàn giao dịch việc làm mỗi tháng một lần vào ngày 10 hàng tháng tại trung tâm giới thiệu việc làm góp phần tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, người lao động và người sử dụng lao động có điều kiện tiếp cận thông tin về thị trường lao động.