MỤC LỤC
Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng của hệ thống Báo cáo quản trị công ty nên xây dựng hệ thống Báo cáo quản trị riêng phù hợp với đặc điểm của đơn vị, từ đó có thể cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời cho Ban Giám đốc trong việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Báo cáo quản trị rất ít được công ty quan tâm.
Theo phương phỏp này, cỏc chứng từ nhập xuất kho sẽ được thủ kho theo dừi về mặt số lượng ở thẻ kho và kế toỏn theo dừi cả về số lượng và giỏ trị trờn sổ chi tiết cho từng loại hàng hoá, cuối tháng sẽ được tập hợp vào Bảng tổng hợp chi tiết nhập – xuất – tồn. Ở phòng kế toán, định kỳ, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kế toán tiến hành định khoản trên các chứng từ, và ghi vào sổ chi tiết hàng hoá (Sổ chi tiết hàng hoá được kế toán mở tương ứng với thẻ kho).
- Công ty chưa áp dụng những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ như chiết khấu cho những khoản thanh toán trước thời hạn, vì thế nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. - Hiện nay, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳđều được kế toán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ. Với trường hợp những chi phí này nhỏ, thì làm như vậy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty, nhưng trong tương lai, khi mà công ty ngày một phát triển thì theo nguyên tắc phù hợp, ta nên phân bổ chi phí này cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại trong kho.
Như vây, sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu, làm cho kết quả kinh doanh trong kỳ chính xác hơn. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. Những loại hàng hoá này thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng từ chứng minh hàng hoá tồn kho.
Mức dự phòng cần được lập cho từng loại hàng hoá tồn kho được căn cứ vào số lượng từng loại hàng tồn kho thực tế và mức giá giảm của từng loại hàng tồn kho tại thời điểm cuối niên độ kế toán. Nhưng công ty không được lấy phần tăng giá của mặt hàng này để bù đắp cho phần giảm giá của mặt hàng khác. Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn vào giá vốn hàng bán; ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần trích lập cho niên độ kế toán mới, kế toán tiến hành trích lập bổ sung vào giá vốn hàng bán.
Việc áp dụng dự phòng phải thu khó đòi sẽ giúp Công ty tạo nguồn bù đắp khi có rủi ro xảy ra do những khách hàng có nghi vấn, thậm chí với những khách hàng uy tín cũng khó có thể chắc chắn rằng trong tương lai họ không trở thành khách hàng nghi ngờ. Theo quy định của Bộ Tài chính, để dự phòng những tổn thất về khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối niên độ, kế toán phải dự tính số nợ có khả năng đòi để lập dự phòng. Trường hợp đặc biệt, tuy chưa quá 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản huặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn huặc bị giam giữ, xét hỏi…cũng được coi là nợ khó đòi.
Theo thời gian quá hạn thực tế khoản nợ phải thu ở từng con nợ, số dự phòng phải thu khó đòi ước tính đối với khách hàng đáng ngờ được xác định dựa vào tổng số nợ phải thu khó đòi ở từng con nợ và khả năng thanh toán của từng con nợ. Sang niên độ kế toán mới, khi thu hồi hay xoá sổ các khoản phải thu khó đòi đã lập dự phòng, ngoài bút toán phản ánh số tiền đã thu hay xoá sổ, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi đã lập của các khoản này bằng bút toán. Như đã phân tích ở trên, công ty Hỗ trợ sản xuất và Du lịch Thương mại chưa áp dụng việc chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm, vì thế chưa thúc đẩy việc thu hồi vốn nhanh, dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Theo em, công ty nên áp dụng việc chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm, khuyến khích họ thanh toán nhằm thu hồi vốn nhanh để quay vòng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Thực chất, số tiền chiết khấu là chi phí cho việc công ty sớm thu hồi được vốn bị chiếm dụng do khách hàng thanh toán chậm để đưa trở lại hoạt động kinh doanh, tránh việc vay vốn ngân hàng dài hạn. Các khoản chiết khấu thương mại là số tiền thưởng cho khách hàng trong hai trường hợp: Thứ nhất nếu trong một khoảng thời gian nhất định họ mua một khối lượng lớn hàng hoá, bên bán sẽ trích thưởng cho họ một khoản hồi khấu.
Nhưng tại đoạn 6, mục "Xác định doanh thu" ghi tại chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác(Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam)- Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, thì doanh thu lại được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được huặc sẽ thu được sau khí trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Việc không nhất quán trong quy định về doanh thu như vậy sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, vì vậy theo em Bộ Tài chính nên đưa ra một quyết định thống nhất giữa chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành về doanh thu để các doanh nghiệp áp dụng một cách chính xác. Do đó, theo em doanh nghiệp cần tăng cường hoàn thiện công tác quản lý của mình nhằm giúp cho quá trình hoàn thiện hạch toán nói chung cũng như hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ nói riêng có hiệu quả hơn.
Như vậy theo em, để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, công ty nên mở thêm đại lý vì đó chính là một cách đa dạng hoá phương thức tiêu thụ nhằm tăng doanh thu và mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Mặt khác, về phía đầu vào, Công ty nên tìm kiếm các nguồn hàng trong nước có chất lượng đương mà giá thành lại hạ hơn hàng nhập khẩu, góp phần tăng cường sức cạnh tranh, năng cao lợi nhuận và thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Về tổ chức bộ máy kế toán, Công ty Hỗ trợ sản xuất và Du lịch Thương mại có ưu điểm là bộ máy kế toán năng động, gọn nhẹ, tuy nhiên mặt trái của điều này là một người kiêm nhiều công việc, nên khi cuối kỳ, công việc kế toán chồng chất, một người khó có thể hoàn thành hết phần việc của mình trong phòng.
Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, anh chị phòng kế toán cũng như toàn bộ công ty, em đã hoàn thành được tình hình thực tế về hoạt động tiêu thụ của công ty. Bằng những kiến thức đã học trong nhà trường cộng với những hiểu biết thực tế về công ty, em đã hoàn thành chuyên đề này với đề tài:"Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Hỗ trợ sản xuất và Du lịch Thương mại ". Chuyên đề của em ngoài phần lý luận chung có đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Hỗ trợ sản xuất và Du lịch Thương mại với số liệu thực tế tháng 12 năm 2003.
Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Hỗ trợ sản xuất và Du lịch thương mại. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Hỗ trợ sản xuất và Du lịch Thương mại.