MỤC LỤC
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hòan toàn phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa: xuất pháp từ đặc điểm tín dụng ngân hàng được cấp dưới hình thái tiền tệ có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá trị của món tín dụng có thể không đồng nhất với giá trị mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng phá bỏ các giới hạn về khả năng vốn của doanh nghiệp, cá nhân, với chức năng tập trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo khả năng và khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác hoạt động tài trợ nhập khẩu cũng là giải pháp hữu hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng được quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao vị thể cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính nói riêng và thị trường kinh tế quốc tế nói chung, góp phần thực hiện chủ trương đường lối đối ngoại của nhà nước. Các ngân hàng cho ra đời hình thức tài trợ dưới dạng bảo lãnh - một loại tín dụng rất phổ biến ngày nay khi mà môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn trôi chảy, quan hệ được với khách hàng lớn và có tầm cỡ thế giới, từ đó nâng cao hiệu quả và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài việc tài trợ vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị phát triển phục vụ sản xuất, tài trợ nhập khẩu còn giúp doanh nghiệp tăng năng hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, và góp phần nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho đời sống và sinh hoạt của nhân dân.
Một ngân hàng có mạng lưới chi nhánnh hiện đại và rộng khắp sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng và thuận lợi khi giao dịch và sử dụng các sản phẩm ngân hàng, giúp cho ngân hàng có thể tìm hiểu kỹ về nhu cầu vay vốn, hướng dẫn thủ tục cho vay và thực hiện tốt công tác marketing với khách hàng cũng như giám sát tình hình thực hiện khoản vay của khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, hiểu được quy định pháp luật quốc tế trong hoạt động nhập khẩu, phong tục tập quán của các nước, có khả năng giám sát, xử lý và phân tích tín dụng tốt sẽ đưa ra quyết định cho vay chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ nhập khẩu của ngân hàng.
Để thực hiện thành công một thương vụ nhập khẩu, các nhà nhập khẩu phải tiến hành phân tích nhu cầu thị trường, kí kết hợp đồng, thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng trước khi người xuất khẩu giao hàng như mở L/C, thah toán tiền hàng, cung cấp phương tiện vận chuyển hàng hóa ( phụ thuộc vào điều kiện giao hàng ), nhận hàng, tiêu thụ hàng hóa. Không những vậy, bên cạnh những khó khăn thông thường như kinh doanh trong nội địa, các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu còn phải đương đầu với những nguy cơ xuất phát từ những yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch, khoảng cách địa lý, về loại đồng tiền thanh toán và những biến động về tỉ giá hối đoái, về sự khác biệt trong luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các chính phủ. Từ đó có thể khẳng định rằng để có thể tạo điều kiện tốt hoạt động nhập khẩu diễn ra trụi chảy, bờn cạnh vấn đề cốt lừi là chất lượng và tớnh cạnh tranh của sản phẩm, cần đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhập khẩu, trong đó không thể không chú trọng đến phát triển hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
Để khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa rẻ tiền cần nhiều sức lao động, nhằm hạ giá thành đối với các sản phẩm tiêu dùng, tạo thêm nhiều lựa chọn hơn, nhiều sự cạnh tranh mạnh hơn, EXIMBANK đang tập trung vào những lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng như đẩy mạnh nhập khẩu từ các nước Châu Á – Thái Bình Dương và các nước Châu Mỹ La Tinh, chống lại mạnh mẽ việc bao cấp trong buôn bán của các Chính phủ khác, tạo môi trường thuận lợi cho nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ hữu ích. Đây là hình thức tài trợ cung cấp những khoản tín dụng cho những nước đang phát triển và những nước có hoạt động ngoại thương do Nhà nước quản lý để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của nước mình, do vậy hình thức xuất nhập khẩu theo hiệp định khung có một điều kiện tối thiểu là 60% giá trị hàng hóa phải được sản xuất hoặc có xuất xứ từ nước tài trợ. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển và một số ngân hàng thương mại lớn lớn trên thế giới, ta thấy rằng Chính phủ các nước này đã tạo ra được một môi trường pháp lý tương đối ổn định, các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập khẩu hoạt động với hiệu quả cao nhất.
Như vậy chương 1 đã luận giải những vấn đề chung nhất về các vấn đế về tín dụng tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thương mại cũng như sự cần thiết phải tăng cường hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu và đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động này. Đây là căn cứ quan trọng cho việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa trong chương 2.
Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, Chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng được chuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội theo Nghị định 53/HĐBT về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”. Bằng ý chí vươn lên của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của NHCT Việt Nam, NHNN thành phố Hà Nội, của các cấp các ngành, chính quyền địa phương, Chi nhánh NHCT Đống Đa đã từng bước giành lại thế chủ động, hòa nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển nhanh chóng, ổn định, toàn diện, kết quả hoạt động kinh doanh không ngừng tăng trưởng đã góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng từ chỗ chỉ chiếm 1% tăng lên gần 10% trong tổng thu nhập NHCT Việt Nam và ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Do đó NHCT ĐĐ là một trong những đơn vị được NHCT Việt Nam lựa chọn để áp dụng công nghệ hiện đại hóa ngân hàng sớm nhất bằng chương trình OSFA giao dịch một cửa hiện nay, toàn hệ thống NHCT ĐĐ áp dụng chương trình INCAS giúp cho các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút ở bất cứ nơi nào trong hệ thống NHCT trên toàn quốc.
Chi nhánh NHCT Đống Đa bao gồm có 12 phòng ban được đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ban giám đốc, đó là: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng kế toán, Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổng hợp tiếp thị. Thu thập và phân tích thông tin để phục vụ cho việc thẩm định các dự án, phương án thông qua nhiều nguồn thông tin như các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường, CIC… Qua thẩm định đã giúp các phòng cho vay đúng đối tượng, mục đích vay và theo đúng quy trình nghiệp vụ.