Đặc điểm ngữ pháp và chức năng cú pháp của câu quan hệ có từ "là" trong tiếng Việt

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 1. Phương pháp nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa kiểu và hai phương thức quan hệ định tính và đồng nhất của “câu quan hệ sâu” trong tiếng Anh mà Halliday nghiên cứu với câu quan hệ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo thêm các công trình nghiên cứu của các nhà ngữ pháp trong và ngoài nước khác như S.C. Dik, John Lyons, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, các tác giả quyển Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam ….

Một số bài nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), các bài nghiên cứu trong tạp chí nghiên cứu và phê bình văn học (phong cách ngôn ngữ khoa học). Các tin tức trên một số báo điện tử, báo viết, truyền hình, lời kêu gọi của Bác … (phong cách ngôn ngữ chính luận). Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được cấu trúc thành hai chương.

Đây là chương làm tiền đề cho việc miêu tả và khảo sát câu quan hệ trong tiếng Việt ở chương sau.

NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm câu

    Định nghĩa về câu của Trần Trọng Kim : “Câu lập thành do một mệnh- đề có nghĩa lọn hẳn, hoặc do hai hay nhiều mệnh- đề.” [23, 27], và ông phân ra làm ba thứ mệnh- đề, thứ nhất là mệnh đề phụ (gồm có mệnh đề phụ bổ túc, mệnh đề chỉ trường hợp và mệnh đề chỉ định), thứ hai là mệnh đề độc lập và thứ ba là mệnh đề chính. Theo Trần Trọng Kim một câu có bao nhiêu tiếng tĩnh từ biểu diễn một cái thể hay tiếng động từ biểu diễn một cái dụng của chủ từ, là có bấy nhiêu mệnh đề, đồng thời một mệnh đề có thể là một câu hay là một vế trong câu. Định nghĩa về câu của Hoàng Trọng Phiến: [(…), câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và về thái độ của người nói đối với hiện thực].

    Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng khi người ta muốn nói đến một đơn vị ngữ pháp lớn nhất mà đơn vị ngữ pháp ấy chính là đơn vị được làm thành từ một mệnh đề hay hơn một mệnh đề, là đơn vị nằm ở bậc cao nhất của tổ chức ngữ pháp và được làm thành từ các đơn vị nhỏ hơn nó (chẳng hạn: cụm từ, từ, hình vị)…. Nói tóm lại, ngôn ngữ học truyền thống khi phân tích, nghiên cứu câu thì đặt câu dưới dạng hằng thể, câu chỉ được chú trọng về mặt cú pháp và hình thức mà chứ không chú trọng đến hai bình diện rất quan trọng khác, đó là bình diện nghĩa và dụng pháp của câu. “Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình cái nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng (trong mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích) thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tế hiện thực … để theo dừi cỏch hành chức của ngụn ngữ qua cỏc biểu hiện sinh động của nó trong khi sử dụng.” [13, 16].

    Cũng theo ngữ pháp chức năng, câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ mà đơn vị nhỏ nhất ấy được đặt trên ba bình diện khác nhau: bình diện ngữ nghĩa- bình diện cú pháp - bình diện dụng pháp, các bình diện này có quan hệ khăng khít và cùng bổ sung cho mô hình lưỡng phân “năng biểu – sở biểu”. Trong giao tiếp hàng ngày, muốn khôi phục dạng trọn vẹn và độc lập cho các câu ứng tiếp chúng ta thêm cho nó những từ ngữ bị tỉnh lược, thay thế những từ ngữ hồi chỉ bằng những ngữ đoạn đồng sở chỉ và tách riêng các kết từ.

    Khái niệm câu quan hệ

      Như vậy, theo cách phân loại của Cao Xuân Hạo thì loại câu quan hệ sâu (định tính, đồng nhất) mà luận văn chọn nghiên cứu thuộc loại 1 của câu quan hệ “giữa một thực thể với một thực thể ”, tiểu loại quan hệ đồng nhất (A là B, A không phải là B, A đồng nhất với B). Diệp Quang Ban cũng nhấn mạnh tất cả các câu gồm có danh từ làm chủ ngữ và danh từ làm vị tố đều mang khả năng diễn dạt quan hệ, có thể là quan hệ thâm nhập đi sâu vào các tính chất của thực thể nêu ở chủ ngữ; có thể là quan hệ cảnh huống chỉ thời gian, không gian, phương tiện đối với các thực thể đã nêu ra ở chủ ngữ; có thể là quan hệ sở hữu nhằm chỉ ra thực thể đã nêu ở chủ ngữ có đặc điểm gì, có cái gì làm dấu hiệu của mình. Quá trình quan hệ thứ ba mà Hoàng Văn Vân đề cập đến là quá trình quan hệ sở hữu, đây là một quá trình thể hiện sự sở hữu của một thực thể hay một vật bởi một đối tượng khác, các tham thể tham gia trong quá trình quan hệ sở hữu quy gán được đặt tên là Thuộc tính (Tht) và Đương thể (Đt).

      Mục đích cuối cùng nhất của câu là phục vụ cho sự giao tiếp của con người, do vậy khi nghiên cứu về câu nói chung và câu quan hệ nói riêng, luận văn cần thiết nghiên cứu câu trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng để làm rừ đặc điểm hỡnh thức- nội dung- hoạt động của cõu khi giao tiếp. Vị từ là thành phần nòng cốt biểu hiện nội dung của sự thể được thông báo trong câu, thường nằm ở phần thuyết và “Nghĩa của vị từ có một tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của cả câu”, vậy vị từ quan hệ là những loại vị từ có khả năng là trung tâm của câu quan hệ, có đặc trưng thể hiện ngữ nghĩa của câu quan hệ. Tuy vị từ là thành phần cốt lừi của sự tỡnh, nờu lờn đặc trưng hay thể hiện loại sự tình quan hệ, nhưng trong một số trường hợp của câu quan hệ sâu định tính vị từ có thể vắng mặt, lúc này tham thể Thuộc tính thể sẽ đóng vai trò hình thức nhận diện và biểu hiện nghĩa cho sự tình quan hệ định tính.

      Tham thể chu tố là tham thể không do ý nghĩa vị từ quy định, không xác định đặc tính của vị từ mà chỉ đóng chức năng nghĩa phụ trợ, tùy thuộc, nó bổ sung vào vào sự tình các yếu tố thuộc về hoàn cảnh, tình huống, các điều kiện về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích …. Với quan hệ sâu định tính (hay quy gán) : “x là a” , ta thấy a là một thuộc tính nào đó của x, vậy x là một tham thể mang thuộc tính được gọi là đương thể, a là một tham thể chỉ ra thuộc tính vốn là của một lớp, một loại nào đó nhưng, đang, hay đã được quy gán cho x.

      Bảng so sánh đặc điểm của câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất      Đặc điểm
      Bảng so sánh đặc điểm của câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất Đặc điểm

      TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

      Thông tin công tác Trường Chính trị (2005), Quyết định v/ v ban hành quy định tạm thời về tổ chức thao giảng, dự giờ ở các trường chính trị tỉnh, thành phố, Học viện Hành chính Quốc gia, số 1, trang 1. Thông tin công tác Trường chính trị (2005), Quy định tạm thời về tổ chức thao giảng, dự giờ ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố, Học viện hành chính quốc gia, số 1, trang 2-4. Thông tin công tác Trường Chính trị (2005), Quy định tạm thời về tổ chức thao giảng, dự giờ ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố, Học viện Hành chính Quốc gia, số 1, trang 2-4.

      Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Sở Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục & Đào tạo (2005).