MỤC LỤC
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. Về mặt giá trị, chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh không tính đến việc chi phí đó có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa trong khi đó giá thành sản phẩm là chỉ tiêu luôn gắn với sản phẩm hoàn thành, bao gồm những chi phí tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào.
Như vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong công tác hạch toán nói riêng và cho quản lý nói chung của doanh nghiệp cũng như của các cơ quan, ban ngành liên quan. - Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất.
Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp có quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất nhiều giai đoạn công nghệ như trong các doanh nghiệp dệt, khai thác, nhuộm, cơ khí, may mặc… đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Phương pháp hệ số: phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (còn gọi là định phí sản xuất chung không phân bổ).
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức từng loại sản phẩm đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau nên phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến.
Nếu có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ thì có thể áp dụng phương pháp đại số - là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng hoặc phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu hay giá thành kế hoạch. Tuy nhiên giá thành sản phẩm theo kế toán Pháp lại bao gồm cả các khoản chi phí không mang tính chất sản xuất hay nói một cách khác giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất và giá phí tiêu thụ trong khi đó giá thành sản phẩm ở Việt Nam trùng với giá phí sản xuất.
Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông dược, mỗi phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm có tính chất tương tự nhau, quy trình sản xuất thuốc khá đơn giản, các loại thuốc được sản xuất theo công thức có sẵn, sử dụng vật tư theo định mức kỹ thuật do phòng kỹ thuật quy định do đó chi phớ sản xuất được theo dừi, tập hợp theo từng sản phẩm, cuối thỏng kế toỏn chi phớ giá thành tập hợp, phân bổ các chi phí để tính giá thành. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào tài liệu như bảng tổng hợp tiền lương, các bảng tính tiền phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút do phòng Tổ chức hành chính cung cấp, căn cứ vào hệ số tiền lương của cán bộ công nhân viên để tính và trích BHXH, BHYT, KPCĐ, phân bổ hợp lý tiền lương và các khoản trích theo lương vào các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. + Chi phí phải trả: là các khoản thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này như công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa nhà xưởng trong thời gian dài, tiền thuê đất, dịch vụ mua ngoài trả trước… Cỏc khoản chi phớ này được theo dừi trờn tài khoản 142 – Chi phớ.
Thẻ giá thành ngoài các thông tin về tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ cho sản phẩm thì thẻ giá thành còn chi tiết các chi phí cho từng loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và tính tỉ trọng của các nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí giá thành do kế toán tổng hợp đảm nhiệm và được xem là một phần hành chủ yếu trong công tác hạch toán do đó có sự thống nhất và bao quát về thông tin, kế toán phân xưởng có trách nhiệm tập hợp thông tin đầy đủ, đúng đắn để cuối tháng kế toán chi phí giá thành tính toán, phân bổ các loại chi phí và lập thẻ tính giá thành cho các sản phẩm. Các hạn chế nêu trên cần có sự xem xét, nghiên cứu của công ty để tìm ra cách khắc phục và các giải pháp thích hợp để giúp cho công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực hiện tốt vai trò thông tin của mình, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý.
Hoàn thiện công tác kế toán là tổ chức lại mọi mặt của công tác kế toán bao gồm bộ máy kế toán, mô hình kế toán đang áp dụng, tổ chức công tác hạch toán các nghiệp vụ liên quan, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực xử lý nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác kế toán, trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho công tác kế toán… nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán, giúp cho kế toán thực hiện chức năng quản lý, cung cấp thông tin chính xác đáng tin cậy cho các quyết định quản lý. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đã được ban hành đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả.