MỤC LỤC
Tỉ lệ biến động thường được áp dụng trong những trường hợp như tổn thất xảy ra trong năm nghiệp vụ là quá lớn so với tổn thất dự kiến ban đầu; khi tỉ lệ giữ lại, số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường giữ lại của công ty nhượng rất nhỏ, còn của các nhà tái bảo hiểm đảm nhận rất lớn hoặc những trường hợp đột xuất như thảm hoạ, thiên tai, tai nạn thảm khốc mà các nhà tái bảo hiểm của các nước kiến nghị đề xuất. Các công ty nhượng cũng như những công ty tái bảo hiểm không chỉ dừng lại ở một phương pháp tái bảo hiểm thuần tuý là số thành hay vượt mức bồi thường…Để đảm bảo kinh doanh an toàn trong điều kiện tổn thất diễn biến ngày một thất thường và đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị ngày càng cao…các công ty bảo hiểm đã sử dụng các phương thức tái bảo hiểm kết hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.
Tái bảo hiểm tạm thời ra đời sớm và được sử dụng rộng rãi trong những trường hợp như có phát sinh các dịch vụ lớn, vượt khỏi giới hạn trách nhiệm bởi hợp đồng cố định; nó cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặc khi nhà bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một loại rủi ro nào đó và phải yêu cầu nhà tái bảo hiểm giúp đỡ. Tuy nhiên áp dụng loại nào vào lúc nào, người ta thường căn cứ vào các yếu tố như phương thức tái bảo hiểm, phí tái bảo hiểm trên cơ sở phí bảo hiểm gốc và xem đó là phí toàn phần hay có khấu trừ, trong phí tái bảo hiểm gốc có những qui định đặc biệt hay không, chi phí hành chính quản lý của công ty nhượng cao hay thấp, thống kê kết quả bồi thường của các năm nghiệp vụ và kết quả đầu tư phí nhàn rỗi.
Cùng với doanh thu từ hoạt động tài chính như lãi đầu từ chứng khoán, cho vay thế chấp, góp vốn liên doanh..thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một trong hai nguồn thu chính góp phần vào tổng doanh thu của DNBH. Đối với DNBH phi nhân thọ, ngoài thu phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc (phí bảo hiểm gốc…) còn có thu từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm (phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm). Từ đó công ty sẽ có điều kiện tăng khả năng thanh toán bồi thường cho khách hàng, chi cho hoạt động tài chính cũng như chi quản lý hoạt động kinh doanh…giúp nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
Bởi thực tế cho thấy ở các thị trường này, lượng dịch vụ giữ lại trong nước là rất khiêm tốn, nếu như không nói còn quá nhỏ trong khi đó phần lớn dịch vụ khai thác được lại được chuyển ra nước ngoài.
Nâng cao năng lực nhận tái của các DNBH sẽ cùng nhau góp phần nâng cao mức giữ lại trong nước, hạn chế dịch vụ chuyển nhượng ra nước ngoài. Vì tái bảo hiểm mang tính chất quốc tế mà các công ty bảo hiểm không chỉ quan hệ với các công ty trong nước mà còn phải mở rộng hợp tác với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trên thế giới, đặc biệt là các nghiệp đoàn hay các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu khu vực và thế giới. Ngoài hiểu biết về tái bảo hiểm, cần am hiểu cặn kẽ về bảo hiểm gốc đặc biệt là công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất để tư vấn, hỗ trợ nhà bảo hiểm gốc quản lý tốt rủi ro.
Nắm bắt kịp thời những thông tin , tình hình tổn thất diễn biến trên thị trường bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế để kịp thời đưa ra những quyết sách cho phù hợp, an toàn, mang lại hiệu quả cao.
Nhìn sang cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc và phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện ta có thể thấy một xu hướng chung là từ sau năm 2004, phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này lại giảm nhẹ vào năm 2007 là do bị ảnh hưỏng bởi cạnh tranh giảm phí trên thị trường của các loại hình bảo hiểm liên quan đến nghiệp vụ dầu khí như bảo hiểm thân tàu/giàn khoan, bảo hiểm khống chế giếng…Thêm vào đó là do tình hình tổn thất trên thị trường đang diễn biến thuận lợi cho người mua bảo hiểm, do tỷ lệ bồi thường còn ở mức chấp nhận được nên các công ty bảo hiểm năng lượng trong các năm trước đều có lãi. Các doanh nghiệp đua nhau giảm phí không chỉ đối với những rủi ro tốt, mà còn đối với cả những rủi ro xấu, mở rộng điều kiện bảo hiểm trong khi đó công tác đánh giá rủi ro lại bị xem nhẹ, các DNBH vẫn chưa quan tâm đến việc tư vấn cho khách hàng trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất cũng là nguyên nhân làm cho thị trường bảo hiểm luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao.
Điều này cho thấy VinaRe cần phải xem xét lại về cơ cấu giữa nhận và nhượng tái bảo hiểm, các hình thức và phương pháp tái bảo hiểm, các điều kiện và điều khoản trong cả hợp đồng nhận và nhượng…để có thể cải thiện được tình trạng tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của công ty ở mức tương đối cao làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài nhiệm vụ là trung tâm thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm, với một đội ngũ cán bộ tái bảo hiểm giàu kinh nghiệm VinaRe luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc trong việc tư vấn đánh giá rủi ro, giám định tổn thất…nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Phần lớn những tổn thất lại rơi vào hợp đồng cố định nên yêu cầu đặt ra cho công ty lúc này là phải tiến hành rà soát lại các điều kiện trong hợp đồng này một cách cẩn trọng và chặt chẽ hơn, có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới để loại bỏ được những rủi ro xấu được chuyển nhượng cho VinaRe. Mặc dù có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tái bảo hiểm, song với yêu cầu về trình độ chuyên môn của một cán bộ chuyên tái là tinh thông nghiệp vụ bảo hiểm gốc, nghiệp vụ tái bảo hiểm - giỏi ngoại ngữ - giỏi quản lý và tác nghiệp theo yêu cầu của chuẩn mực quốc tế thì dường như khả năng đáp ứng của các cán bộ tại VinaRe là còn thấp.
Để củng cố hơn nữa vai trò của VinaRe trên thị trường cũng như hoàn thành tốt mục tiêu mà Chính phủ, Bộ tài chính đặt ra khi thành lập VinaRe là hạn chế tối đa lượng dịch vụ bằng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, VinaRe cần tìm biện pháp nâng phần giữ lại dịch vụ trong nước cũng như mức giữ lại của công ty.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN TÁI CỦA VINARE TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian trung hạn thì với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước (xét về mặt uy tín và năng lực tài chính) thì các cam kết này không có ảnh hưởng nhiều, một phần do tâm lý khách hàng thường có thiên hướng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam, là những doanh nghiệp nắm thông tin về rủi ro tốt nhất do đó có khả năng bảo hiểm tốt nhất, mặt khác các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thông thường cũng muốn thành lập pháp nhân để cung cấp dịch vụ tốt hơn. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực như vậy, điều kiện thị trường bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này, song các vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.