Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến năng suất và chất lượng lúa Bắc Thơm trồng trên đất phù sa sông Thái Bình

MỤC LỤC

Mục đích

- Đánh giá ảnh hưởng của các phân bón khác nhau tới một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng gạo của giống lúa Bắc Thơm.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

+ Chất lượng thương phẩm như: Độ đồng đều của hạt gạo, độ gãy của hạt gạo, chiều dài, chiều rộng hạt gạo, độ bạc bụng, độ trong nội nhũ của gạo. + Chất lượng dinh dưỡng bao gồm: Nitơ tổng số, Nitơ prôtêin, hàm lượng prôtêin và hàm lượng tinh bột trong hạt gạo. Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu như điều kiện khí hậu.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiều cao cây: Đo từ gốc vuốt lá lên tính đến điểm cao nhất rồi lấy chiều cao trung bình của 10 khóm. - Khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chính: phương pháp cho điểm theo hướng dẫn của IRRI. - Xác định hàm lượng Nitơ tổng số, Nitơ prôtêin, hàm lượng Nitơ phi prôtêin trong hạt gạo của các giống lúa theo phương pháp Kjeldahll.

+ P2O5 % được định lượng bằng phương pháp so màu xanh Molipden + K2O% được định lượng trên máy quang kế ngọn lửa. + P2O5 dễ tiêu phân tích bằng phương pháp Oniani + K2O trao đổi phân tích bằng phương pháp Maxlopva 3.4.8. - Tổng chi : Là các chi phí vật chất bao gồm tiền thuê làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các khoản chi khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Bắc Thơm - 7

Khả năng sinh trưởng của một cây trồng nói chung có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố nội tại, liên quan đến bản chất di truyền của giống đồng thời chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố kỹ thuật… phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quả trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Như vậy, bón kết hợp giữa phân vô cơ, phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh đã làm tăng chiều cao cây lúa, sự kết hợp giữa ba loại phân bón này đã cung cấp kịp thời và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa phát triển được chiều cao cây tối đa. Những giống lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ ít đẻ lai rai sẽ cho nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng nuôi những nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông.

Các công thức có bổ sung thêm một số loại phân bón khác nhau đã cho số nhánh hữu hiệu cao hơn công thức công thức 1, công thức 3 và công thức 4 có số nhánh hữu hiệu cao hơn các công thức phân bón khác, trong đó cao nhất là công thức 4. Như vậy, ở ba công thức có sử dụng thêm một số loại phân bón khác nhau thì thời gian sinh trưởng dài hơn so với công thức đối chứng (công thức 1), trong đó thời gian sinh trưởng dài nhất là công thức 3 và công thức 4. Theo chúng tôi, việc bón kết hợp các loại phân bón khác nhau đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt thời gian sinh trưởng của lúa nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón tới động thái tăng trưởng  chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008

Ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới các đặc điểm sinh lý của giống lúa Bắc Thơm - 7

Chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc Thơm ở cả bốn công thức tăng từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh cho đến giai đoạn đòng già, sau đó chỉ số diện tích lá giảm từ giai đoạn đòng già cho đến trỗ hoàn toàn. Trong đó, diện tích lá tăng nhanh nhất là giai đoạn đòng già, đây là giai đoạn này chủ yếu tập trung các chất dinh dưỡng để tạo ra các chất hữu cơ được tích lũy vào các bộ phận thân, bẹ lá của cây. Công thức 3 và công thưc 4 khi bón kết hợp giữa các loại phân bón khác nhau đã cho chỉ số diện tích lá cao hơn hẳn so với các công thức phân bón khác, trong đó cao nhất là công thức 4.

Theo chúng tôi, bón kết hợp giữa ba loại phân: phân vô cơ, phân bón lá, phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết vì kết hợp giữa bón phân vào đất và kết hợp giữa bón phân qua lá vùa cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng, vùa cung cấp các chất vi lượng, các vitamin, các chất kích thích sinh trưởng để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và tăng diện tích lá. Các công thức phân bón khác nhau thì sự tích lũy chất khô cao hơn công thức công thức 1, công thức 3 và công thức 4 sự tích lũy chất khô cao hơn các công thức phân bón khác, trong đó cao nhất là công thức 4. Theo chúng tôi, sự bổ sung thêm một số loại phân bón đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong cả bốn giai đoạn để làm tăng khả năng tích lũy chất khô cho cây lúa.

Hình 4.3. Chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008
Hình 4.3. Chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008

Ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm - 7

Như vậy, sự tích lũy chất khô tăng dần từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn, cao nhất là giai đoạn trỗ hoàn toàn. Số bông/khóm: Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông/khóm là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Như vậy, ở các công thức có bổ sung thêm một số loại phân bón thì số bông/khóm đều cao hơn công thức công thức 1, theo chúng tôi thì bón kết hợp giữa phân vô cơ, phân bón lá, phân hữu cơ vi sinh đã làm tăng số bông/khóm.

Như vậy, ở công thức 4 có số bông/khóm cao hơn công thức 1 ở mức ý nghĩa, do đó khi bón kết hợp 3 loại phân bón thì cho hiệu quả cao hơn các công thức phân bón khác. Như vậy, các công thức phân bón khác nhau thì khối lượng 1000 hạt khác nhau ở mức ý nghĩa, công thức 3 và công thức 4 có khối lượng 1000 hạt cao hơn các công thức phân bón khác, trong đó cao nhất là công thức 4. Qua việc xác định năng suất lý thuyết được trình bày ở bảng 7 chúng tôi nhận thấy: các công thức phân bón khác nhau đã ảnh hưởng đến NSLT.

Hình 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa Bắc  Thơm - 7 vụ xuân 2008
Hình 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008

Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tình hình phát triển sâu bệnh hại chủ yếu đối với giống lúa Bắc Thơm - 7

Sâu cuốn lá nhỏ: Xuất hiện vào giai đoạn đẻ nhánh, gây hại trên cả bốn công thức. Sâu đục thân: Xuất hiện vào giai đoạn vào chắc của lúa, mức độ gây hại nhẹ, gây hại trên cả bốn công thức. Bệnh khô vằn: Xuất hiện vết bệnh ở giai đoạn sau trỗ, mức độ gây hại nhẹ ở bốn công thức.

Bệnh đạo ôn: Xuất hiện vết bệnh trên cổ bông ở giai đoạn vào chắc, gây hại nhẹ ở công thưc 3 và công thức 4. Nhìn chung các loại sâu và bệnh khô vằn ở các công thức là như nhau, riêng chỉ có bệnh đạo ôn thì ở công thức 3 và công thức 4 đều bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ còn công thức 1 và công thức 2 không bị nhiễm bệnh. Theo chúng tôi có thẻ sự kết hợp giữa phân vô cơ, phân bón lá, phân hữu cơ vi sinh đã làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt nên xuất hiện nhiều bệnh hại hơn các công thức phân bón khác.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng thương phẩm của giống lúa Bắc thơm - 7

Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng thương phẩm của giống lúa Bắc thơm - 7 vụ xuân 2008. Kết quả bảng 4.9 chúng tôi thấy: Chiều dài hạt gạo tại các công thức là tương đương nhau, nằm trong khoảng 5,53 - 5,73mm, như vậy được xếp vào nhóm có chiều dài hạt gạo trung bình. Độ bạc bụng của 4 công thức là không có sự khác biệt nhiều, đều có tỷ lệ bạc bụng nằm dưới 10%, được xếp ở nhóm có điểm 1 và xếp ở nhóm có nội nhũ trắng trong.

Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy chất lượng thương phẩm ít phụ thuộc vào các yêú tố ngoại cảnh trong đó có yếu tố phân bón. Như vậy , các chỉ tiêu này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng xay xát của.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng  thương phẩm của giống lúa Bắc thơm - 7  vụ xuân 2008
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng thương phẩm của giống lúa Bắc thơm - 7 vụ xuân 2008

Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng xay xát của giống lúa Bắc thơm - 7

Còn với chỉ tiêu gạo nguyên ở công thức 4 có sự thay đổi và sai khác có ý nghĩa. Qua kết quả này chúng tôi thấy rằng khi kết hợp bón đồng thời giữa phân bón lá YOGEN N02 và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho thấy tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo nguyờn, tỷ lệ gạo xỏt đó được cải thiện rừ rệt. Như vậy tỷ lệ gạo lật, gạo nguyên, gạo xát, chịu ảnh hưởng của yếu tố phân bón.

Ảnh hưởng của các nền phân bón tới chất lượng nấu nướng của giống lúa Bắc thơm - 7

Qua kết quả phân tích hàm l−ợng amylose của các công thức chúng tôi thấy tỷ lệ này giảm dần từ công thức 1 đến công thức 4. Nh− vậy, việc kết hợp bón đồng thời giữa phân bón lá YOGEN N20 và phân vi sinh Sông Gianh cũng ảnh hưởng đến chất lượng nấu nướng của giống lúa Bắc thơm - 7 vụ xuân 2008. Việc bón kết hợp này đa góp phần làm tăng chất l−ợng của giống Bắc thơm - 7.

Ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới chất lượng dinh dưỡng của giống lúa Bắc thơm - 7

Nhìn chung việc kết hợp bón phân YOGENT N02 và phân vi sinh Sông Gianh đã góp phần làm tăng phẩm chất và chất lượng của giống lúa Bắc thơm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.

Hiệu quả kinh tế

Như vậy, công thức 4 bón kết hợp giữa phân vô cơ, phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh thì cho hiệu quả kinh tế cao nhất.