MỤC LỤC
Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng linh họat các công cụ, phương tiên vật chất can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động của SV lèo lái nó theo đúng QL & hợp lợi ích của chúng ta. Muốn SV thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh )của các mặt đối lập & tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, tức mâu thuẫn sớm được giải quyết.
Hiểu rừ những MTBC nào là nguồn gốc, động lực thỳc đẩy sự vận động và phỏt triển của bản thõn SV; từ đú xõy dựng đường lối, chiến lược sách lược, biện pháp thích hợp. Khi điều kiện đã hội đủ và MTBC đã chín mùi phải cương quyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ hay do dự.
Độ là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới vẫn chưa xuất hiện. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích hợp cho đến khi khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới xuất hiện.
Điểm nút là điểm dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về lượng vượt qua nó sẽ làm chất thay đổi căn bản. Bước nhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thân sự vật, nó tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
Nhiều cuộc cách mạng Tư Sản nổ ra nhằm thay đổi giai cấp thống trị lỗi thời nay, tuy nhiên vẫn không thành công do giai cấp Phong kiến Tây Âu bám rễ trong xã hội phương Tây quá lâu trong khi đó lực lượng sản suất Tư bản mới hình thành còn non nớt, chưa bám rễ vào trong hiện thực xã hội nên rất nhiều cuộc nỗi dậy do giai cấp Tư sản lãnh đạo ban đầu đều bị chính quyền phong kiến dập tắc. Thứ tư, lý luận HT - KT XH cho thấy, để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứu quy luật chung với việc nghiên cứu cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc về điều kiện tự nhiên, về truyền thống văn hóa, về quan hệ giai cấp, về điều kiện Quốc tế..Mặt khác trong hoặt động thực tiễn đòi hỏi phải vận dụng một cách sáng tạo những quy luật chung vào những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, của mỗi dân tộc để tìm ra con đường đi một cách đúng nhất.
Câu 11: Anh/Chị hãy phân tích phép biện chứng của LLSX và QHSX trong sự vận động và phát triển của các hình thái KT-XH. ĐCSVN đã vận dụng phép biện chứng này ntn vào giai đoạn CM hiện nay?.
Sự ra đời của công cụ bằng kim loại, thủ công với con người lao động đã biết trồng trọt và chăn nuôi, sản xuât theo từng gia đình có năng suất lao động cao hơn, loài người bắt dầu sản xuất ra những sản phẩm thặng dư ->QHSX dựa trên chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ tư hữu chủ nô ra đời, vì thế hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời. Ngày nay, sở dĩ chủ nghĩa tư bản vẫn còn giữ được vị trí của nó, bởi lẽ, giai cấp tư sản có thể đã nhận thức được tính quy luật này mà điều chỉnh một bộ phận của quan hệ sản xuất như, thay đổi tỷ trọng của những hình thức sở hữu trong hệ thống kinh tế (ví dụ:. tăng hay giảm thành phần sở hữu nhà nước, lập ra sở hữu hỗn hợp Nhà nước - độc quyền, cổ phần hoá các doanh nghiệp, quốc tế hoá hơn nữa sản xuất và tư bản, cải tổ lại cấu trúc của nền kinh tế và cơ chế kinh doanh)… Do đó, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tạo ra được những khả năng nhất định để phát triển kinh tế, kể cả việc họ vận dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Trình độ LLSX ở nước ta vừa thấp kém, vừa không đồng đều, việc thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước là nhằm khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động, kích thích lợi ích… đối với các chủ thể lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “Phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. “về thực chất, công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (1). Song, đó không chỉ là sự tăng thêm một cách giản đơn tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà còn là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp với những bước tiến tuần tự về công nghệ, tận dụng để phát triển chiều rộng, với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu để phát triển chiều sâu, tạo nên những mũi nhọn theo trình độ tiến triển của khoa học, công nghệ trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, có thể nói, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay là một quá trình rộng lớn và phức tạp, được triển khai đồng thời với quá trình hiện đại hóa và luôn gắn bó với quá trình hiện đại hóa. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ấy phải thật sự lấy phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực. Phát triển giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Câu 12: Anh/Chị hãy Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng phép biện chứng này như thế nào trong giai đoạn cách mạng hiện nay?. Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ nghiên cứu xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà còn nghiên cứu cả những quan hệ khác. Trong đó, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng được xem là một quy luật chung chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. a) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Trong một xã hội, có thể tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, cũng như quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy. b) Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v.
Kết cấu của kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều yếu tố, trong đó, mỗi yếu tố đều có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của cỏc giai cấp đối khỏng, trong đú, nhà nước cú vai trũ đặc biệt quan trọng, là sự biểu hiện rừ nột nhất cho chế độ chớnh trị của một xã hội nhất định.
Điểm khác biệt căn bản giữa nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng với nhà nước pháp quyền tư sản ở chỗ, nếu như trong nhà nước pháp quyền tư sản quyền lực của nhà nước được phân cho ba cơ quan khác nhau hoàn toàn độc lập với nhau đảm nhiệm, thì một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền XHCN là quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một là, tất cả các quan hệ xã hội (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) đều góp phần vào việc hình thành bản chất của con người; song có ý nghĩa quyết định nhất là các quan hệ kinh tế mà trước hết là các quan hệ sản xuất, bởi vì các quan hệ này đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các quan hệ xã hội khác và các quan hệ sản xuất khác nhau dẫn đến bản chất con người cũng khác nhau.
Thứ nhất, khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, sinh học trong việc xác định bản chất con người mà chỉ muốn nhấn mạnh sự khác nhau về bản chất giữa con người và động vật; cũng như nhấn mạnh sự thiếu sót trong các quan niệm triết học về con người của các nhà triết học trước đó là không thấy được mặt bản chất xã hội của con người. Thứ hai, cần thấy rằng, cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất; do đó, trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, không thể tách rời cái sinh học trong con người, mà cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội.