MỤC LỤC
Bachok và ctv (2003) nghiên cứu khẩu phần ăn của Geloina coaxans và cho rằng loài động vật thân mềm này tiêu thụ cá sản phẩm mùn bã hữu cơ từ rừng đước đồng thời với các loại tảo khuê khác.
Deaton (1991) nghiên cứu về khả năng hấp thu oxy và nhịp tim của vọp Polymesoda caroliniana trong không khí và trong nước biển. Tác giả nhận định rằng vọp không có khả năng hấp thu khí trời như những loài động vật thân mềm khác.
Rueda và Urban (1998) nhận thấy chu kỳ sinh sản Polymesoda solida không ổn định với một vài đỉnh sinh sản trong năm và liên quan đến biến động độ muối. Ấu trùng hoạt động tăng dần từ chậm đến nhanh và hoạt động xoay tròn xoắn ốc thường là ngược chiều kim đồng hồ. Ấu trùng vận động nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao quanh miệng Ấu trùng Đỉnh vỏ.
Giai đoạn tiềm Umbo xuất hiện mầm cơ khép vỏ, trên kính hiển vi có thể quan sát thấy cơ quan tiêu hoá. Đây cũng là dấu hiệu kết thúc giai đoạn bơi chuyển sang giai đoạn sống đáy của ấu trùng. Ngày thứ 9-11 sau khi thụ tinh, vành tiêm mao thoái hoá dần, hoạt động bơi của ấu trùng giảm, ấu trùng chuyến sang giai đoạn sống bò dưới đáy.
Khi ấu trùng hoàn thành biến thái trở thành nghêu giống với hình dạng tương tự nghêu trưởng thành. Trong phòng thí nghiệm: Cân điện tử, kính hiển vi, thước đo điện tử, găng tay, nhiệt kế, thuốc và hóa chất.
Lúc bắt đầu thí nghiệm thu 20 con vọp và lúc kết thúc (thu 5con/bể) để xác định chỉ số thể trạng CI và thực hiện tiêu bản mô học để xác định mức độ phát triển của cơ quan sinh sản theo phương pháp của Howard et al.
Trong quá trình thí nghiệm nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình giữa các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm không có sự khác biệt. Theo Swingle (1969), hàm lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho động vật thủy sản là trên 5mg/L nhưng không vượt quá mức bảo hòa (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006).Chênh lệch giữa hàm lượng oxy hòa tan giữa sáng và chiều cũng như giữa các nghiệm thức là không đáng kể.
Những chữ cái giống nhau trong cùng một hàng cho thấy sự không khác biệt thống kê (p>0,05). Hàm lượng NH4+ biến đổi phức tạp trong quá trình thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức 3 (0,9mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức1 (0,68mg/l) tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không đáng kể. Trong thí nghiệm này qua phân tích thống kê trung bình hàm lượng NO2- giữa các nghiệm thức không có sự chênh lệch và biến đổi liên tục từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc thí nghiệm và nằm trong khoảng thích hợp.
Những chữ cái giống nhau trong cùng một hàng cho thấy sự không khác biệt thống kê (p>0,05). Hàm lượng kiềm lớn hơn 20 mg CaCO3/L là thích hợp cho ao nuôi giúp ổn định pH và tăng lượng khoáng. Giá trị pH giữa các nghiệm thức thí nghiệm tương đối ổn định trong thời gian thí nghiệm (7,6-8,1).
Những chữ cái trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). Trung bình chiều dài có sự khác biệt giữa NT5 (59,4 mm) với NT1 (57,2 mm) và NT4 (56,6 mm) có thể do số lượng vọp hạn chế cho nên không phân bố đồng đều tuyệt đối giữa các nghiệm thức tuy nhiên trung bình chiều rộng, chiều cao và trọng lượng lúc bố trí thí nghiệm là không có sự khác biệt. Theo đặc điểm phát triển thành thục của các loài hai mảnh vỏ, hoạt động tích luỹ dinh dưỡng và thành thục sinh sản dựa vào phần mềm của cơ thể và vào mùa vụ sinh sản tỷ lệ này có thể tăng lên đến 55% ở ngêu Macoma bathica ( Honkoop et al, 1999).
Trung bình tỷ lệ sống có sự khác biệt giữa NT1 (96%) và NT2 (76%) điều này cho thấy NT2 bố trí vọp vùi dưới nền đáy cát không hiệu quả bằng các nghiệm thức khác.
Hàm lượng NO2- giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt và cao hơn so với đợt 1 khoảng 0.5 mg/L tuy nhiên nó vẫn không vượt quá giới hạn cho phép (4.5 mg/L).
Chiều dài giữa các NT không có sự khác biệt trong khi chiều rộng và chiều cao có sự khác biệt là tuy nhiên khối lượng lại không có sự khác biệt đều này không ảnh hưởng đến kết quả nuôi vỗ cũng như kết quả sinh sản. Tỉ lệ sống thấp nhất là ở NT2 (5%) do nền đáy cát bị ô nhiễm, cát bị biến chất chuyển màu do tích tụ khí độc từ thức ăn, chất thải của vọp cũng như hệ vi sinh vật trong cát thấp, đáy cát không thích hợp trong nuôi vỗ vọp. Kết quả điều tra trên đối tượng sò huyết, loài hai mảnh vỏ có môi trường sống tương đối giống với vọp, nơi có chất đáy là bùn cát ghi nhận: Sò huyết ưa sống ở vùng bùn cát, bằng phẳng, bề mặt mềm, mịn, sò thích sống nhất ở nơi có chất đáy là bùn cát, thứ đến là bùn nhão, sống ít hoặc không sống tại nơi có chất đáy nhiều cát ít bùn (www.vietlinh.com.vn, cập nhật ngày 13/07/2009).
Ở những NT còn lại, vọp được kích thích sau NT5 và vọp không được cho ăn trong thời gian tương đối dài do đó làm ảnh hưởng đến chỉ số thể trạng của vọp. Nguyễn Đình Hùng et al (2003) nghiên cứu trên đối tượng nghêu Meretrix lyrata và thấy rằng vào tháng 5 hầu hết các cá thể nghêu đang trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng tham gia sinh sản, và khoảng 11,11% đang trong quá trình sinh sản. Thời gian tiến hành nuôi vỗ vọp cũng vào tháng 4-5, do đó có thể trùng với mùa vụ sinh sản tự nhiên của loài này trong khu vực rừng ngập mặn.
Nhìn chung ở các nghiệm thức đều có cá thể sinh sản tuy nhiên trong phương pháp kích thích này chỉ có NT1 là cho kết quả khả quan nhất mặc dù ở NT5 các chỉ số về thể trạng (318 mg/g) và chỉ số thành thục (3,9) là cao nhất. Tiếp tục nghiên cứu tìm ra những phương pháp nuôi vỗ cũng như phương pháp kích thích cho kết quả tốt hơn nữa. Thử nghiệm ương nuôi ấu trùng nhằm sản xuất giống thành công đối tượng này.
Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Phụ lục 1: Biến động nhiệt độ buổi sáng (oC) theo thời gian thí nghiệm(đợt 1). Phụ lục 3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan buổi sáng theo thời gian thí nghiệm(đợt 1).
Phụ lục 4: Biến động hàm lượng oxy hòa tan buổi chiều theo thời gian thí nghiệm(đợt 1). Phụ lục 10: Biến động hàm lượng oxy hòa tan buổi sáng theo thời gian thí nghiệm(đợt 2). Phụ lục 11: Biến động hàm lượng oxy hòa tan buổi chiều theo thời gian thí nghiệm(đợt 2).
Phụ lục 12: Biến động nhiệt độ buổi sáng (oC) theo thời gian thí nghiệm(đợt 2). Phụ lục 13: Biến động nhiệt độ buổi chiều(oC) theo thời gian thí nghiệm(đợt 2).