Đặc điểm địa hình và khí hậu Việt Nam

MỤC LỤC

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH

+ Ngã phía Bắc và Đông Bắc thung lũng sông Hồng cho đến dải Ngân Sơn có các núi và cao nguyên khá cao gắn với Đông Vân Nam Trung Quốc, nhưng từ dải Ngân Sơn ra phía biển chỉ còn là những đồi thấp thông sang vùng đồi Quảng Đông Trung Quốc. + Ngã phía Nam và Tây Nam thung lũng sông Hồng thì kéo dài, mới đầu có hướng Tõy Bắc - Đụng Nam rừ rệt cho đến đốo Hải Võn, sau chuyển qua hướng Bắc - Nam rồi Đông Bắc - Tây Nam vẽ thành một vòng cung lớn có mặt lồi quay ra biển Đông.

ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH 1. Khu vực đồi núi

    - Khu vực từ hữu ngạn sông Hồng đến biên giới Việt Lào thuộc khu vực Tây Bắc, bao gồm hai dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ở phía Đông và dãy núi biên giới Việt Lào từ Pusilung - Puđenđin - Pusamsao ở phía Tây kẹp lấy dải cao - sơn nguyên vừa đá vôi vừa diệp thạch Sơn La - Mộc Châu và Lai Châu. Đâu đâu cũng thấy vai trò của biển với quá trình mài mòn - bồi tụ do sóng, thủy triều và dòng biển như cấu trúc địa chất của đường bờ, mạng lưới sông ngòi, điều kiện khí hậu - sinh vật, thay đổi từng nơi dẫn đến tập hợp các dạng địa hình bờ biển khác nhau mà suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên bắt gặp nhiều kiểu dạng địa hình bờ biển khác nhau.

    KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

    KHÍ HẬU

      Sự lùi dần vị trí trung bình của dải hội tụ nội chí tuyến tương ứng với sự suy yếu dần của gió mùa xích đạo từ tháng VIII đến tháng X, có thể giải thích hiện tượng tháng mưa cực đại cứ lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ, vì khối khí xích đạo với sự hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến là nguyên nhân chính gây ra mưa hạ - thu ở nước ta. * Hướng núi: Do hướng núi chủ yếu của địa hình Việt Nam là hướng Tây Bắc - Đông Nam mà hướng gió chính lại là hướng Đông Bắc và Tây Nam nên nhìn chung hướng gió thổi thẳng góc với địa hình và tương phản lớn nhất trong khí hậu diễn ra giữa hai sườn Đông và Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, dãy núi biên giới Việt - Lào và dãy Trường Sơn.

      THỦY VĂN

      Hướng Tây Bắc - Đông Nam là hướng chảy của các con sông lớn nhất thường phù hợp với các đứt gãy kiến tạo lớn như sông Chảy - Lô, sông Thao (Hồng), sông Đà, sông Cả, sông Mã -Chũ, sông Ba, sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long (từ Phnôm Pênh). Tuy nhiên riêng các sông duyên hải miền Trung thì trên đường đi ra biển sông chảy chậm và yếu, nhiều sông không cắt qua nổi các đụn cát ven biển nên phải chạy men các dải, đụn cát một đoạn dài trước khi thoát ra biển hoặc tỏa thành đầm.

      Hệ thống sông Hồng: lấy chiều dài sông chính là sông Thao thì sông Hồng dài 126 km (phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 556 km), bắt nguồn từ Vân

      Lũ sông Hồng từ Sơn Tây trở xuống do cả ba dòng sông Đà, Thao, Lô hợp lưu lũ và mực nước hay lên đột ngột, trong đó sông Đà chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó đến sông Lô và sông Thao. Nước ta đã hoàn thành công trình thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (Yên Bái) với công suất 108.000 KW và nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (Hòa Bình) với công suất 1.920.000 KW, đã phê duyệt dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà với công suất trên 3 triệu KW, đang khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Nà Hang (Tuyên Quang) trên sông Lô với công suất 600.000 KW.

      Hệ thống sông Thái Bình: Hệ thống sông này do ba con sông là Cầu, Thương, Lục Nam hợp thành nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta

      Trên sông Cầu có thác Đuống được đắp đập đào kênh nối sông Cầu với sông Thương lấy nước tưới cho Nam Thái Nguyên và Tây Bắc Giang. Sông Thái Bình có thể coi như bắt đầu từ Phả Lại và trước khi đổ ra biển được tiếp nhận thêm một lượng nước từ sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc trung bình hàng năm đến 9,04 tỉ m3 nước và 17 triệu tấn phù sa.

      Hệ thống Bằng Giang - Kỳ Cùng: Đây là một hệ thống sông đặc biệt, gồm 2 sông chảy ngược hướng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây Trung Quốc để tạo

      Hai nhánh gặp nhau ở cửa Rào, sau đó được tiếp nước thêm bởi các phụ lưu lớn như sông Con - sông Hiếu ở tả Ngạn và sông Ngàn Sâu - Hàn Phố tạo thành sông La phía Hữu Ngạn rồi đổ ra biển Đông qua cửa HộI, cử Lò. Mùa cạn trên sông Cả từ tháng XII-VI năm sau chiếm 25,3% dòng chảy năm và tháng kiệt nhất là tháng III hoặc IV chiếm 2,3% tổng dòng chảy năm.Trên sông Cả có đập Đô Lương cách TPVinh về phía Tây 45km, được xây dựng năm 1927.

      Các hệ thống sông ở Đông Trường Sơn: (Từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận)

      Sông Thu Bồn bắt nguồn từ sườn Bắc núi Ngọc Lĩnh chảy theo hướng Nam - Bắc, sau đó rẽ theo hướng Tây - Đông rồi đổ ra biển qua 3 chi lưu là sông Tỉnh Yên, sông Vĩnh Điện đổ vào vũng Đà Nẵng và sông Trường Giang đổ vào vũng An Hòa. Thủy chế sông Ba chia 2 phần: phần thượng và trung lưu mang tính chất của Tây Trường Sơn nên mùa lũ từ tháng VIII - XI, đỉnh lũ là tháng IX còn ở hạ lưu mang đặc điểm sông Nam Trung Bộ có mùa lũ chính từ tháng IX - XII (chiếm 70% tổng lượng nước cả năm), cực đại vào tháng XI.

      Hệ thống sông ngòi ở Tây Nguyên đổ về sông Mê Kông: Sườn tây Trường Sơn của Việt Nam là thượng nguồn của một số phụ lưu tả ngạn của sông

      Iakrông có 2 nhánh hợp thành là sông Iakrông Ana ở hữu ngạn và Krông Knô ở tả ngạn ôm lấy khối núi Chưyanxin và cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt). Đặc biệt thung lũng Krông Ana có tính chất thung lũng dài, rộng, bằng phẳng có nhiều bãi bồi và đầm lầy, hồ Lăk rộng tới 876 ha ăn thông với Krông Ana và giữ vai trò điều hòa mực nước, khí hậu - nơi đây đã trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng.

      Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ: Đây là 1 hệ thống sông kép, vì 2 con sông này chỉ có gặp nhau ở cửa Soài Ráp và được nối với nhau bằng các hệ

      Từ Kontum xuống là sông Đăkpôcô (Krôngpôcô) thượng nguồn của sông Xêsan (ở đây có thác Yali). Trong phạm vi tỉnh ĐắkLắk có sông Iahleo và Iakrông là thượng nguồn của sông Xrêpôc.

      Hệ thống sông Mê Kông (Mè Khoóng nghĩa là mẹ các sông)

      Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5000 m chảy chủ yếu theo hướng Bắc - Nam (chỉ trừ 1 đoạn ở thượng Lào chảy theo hướng Đông - Tây), khi đến Phnômpênh sông chia làm 3 nhánh: nhánh đặc biệt chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ về biển Hồ Tônlêxac, 2 nhánh Tiền Giang và Hậu Giang chảy vào Việt Nam và đổ ra biển Đông qua 9 cửa, vì thế mà ở Nam Bộ mang tên sông Cửu Long. Sông Mê Kông có một tiềm năng kinh tế rất lớn, nếu triệt để khai thác nó sẽ mang lại phồn vinh của các dân tộc nằm trong khu vực, đặc biệt là về mặt giao thông (rất có giá trị cho Lào), đất nông nghiệp (3,5 triệu ha), nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, thủy điện có công suất đến hàng chục triệu KW (nổi tiếng nhất là có thác Khôn chưa được khai thác).

      Các sông ven biển Quảng Ninh: ngắn, dốc, điển hình là các sông Tiên Yên, Ba Chẻ, Phố Cũ

        Nếu ta vạch một đường chạy từ eo biển Quỳnh Châu qua Bạch Long Vĩ đến Hòn Mát, và từ Hòn Mát dọc bờ biển cho đến đèo Hải Vân thì phía Bắc và Tây Bắc đường này trong tháng II có nhiệt độ từ 13-20oC, còn về phía Đông và Nam của đường này có nhiệt độ quanh năm trên 20oC. Biển Đông là một biển kín vì được ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo Philippin, vì thế không chịu ảnh hưởng của các dòng biển đại dương mà chỉ có những dòng biển địa phương do địa hình vùng biển và gió mùa quyết định.

        THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

        THỔ NHƯỠNG (ĐẤT)

          Quá trình pôtzôn là quá trình rửa trôi bazơ và sắt dưới tác dụng của axit mùn funvic, có khả năng phá hủy keo sét và quá trình tích lũy SiO2 khiến hình thành tầng pôtzôn có màu xám sáng như màu tro bếp và có thành phần cơ giới nhẹ. Ở nước ta gặp hai loại đất macgalit là đất macgalit hình thành trên nền đá mẹ (bazan bọt), đá giàu cacbonat và đất macgalit thủy thành (hình thành ở những nơi thấp có lắng đọng, tích tụ sản phẩm từ các đá giàu cacbonat.

          GIỚI THỰC VẬT

            Tuy nhiên, đất đen nhiệt đới ở Việt Nam chưa hẳn hoàn toàn là macgalit mà vừa còn chứa đựng tính chất của feralit là do hàm lượng sét kaolinit còn chiếm tỷ lệ cao, nên gọi chính xác là đất macgalit - feralit. - Trong đai rừng nội chí tuyến chân núi ở phía Bắc vĩ tuyến 18oB, ngoài các loài nhiệt đới còn có nhiều loài cây á nhiệt đới và ôn đới mọc xen kẽ do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông.

            GIỚI ĐỘNG VẬT

              - Điều đáng tiếc là do săn bắn bừa bãi nên đến nay nhiều loài quý hiếm hầu như bị tiêu diệt chỉ còn tồn tại những nơi hẻo lánh như Heo vòi, Tê giác, Bò rừng (Bò minh), Trĩ đỏ. Vì vậy gặp nhiều loài động vật sống thích nghi với leo trèo như Khỉ, Voọc (gọi là vẹc), Vượn, Mèo rừng, Cu ly; loài gặm nhấm leo trèo giỏi như Sóc, rất nhiều dơi.

              BẢO VỆ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 5.1. NHẬN XÉT CHUNG

              • BẢO VỆ CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN 1. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

                Như chúng ta đã biết, tổng số vốn đất của Việt Nam là khoảng 33 triệu ha, đứng thứ 58 so với các nước trên thế giới, nhưng do dân số đông nên bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người rất thấp, chỉ bằng khoảng l/6 mức bình quân thế giới, đứng hàng 128 trong tổng số 205 nước trên thế giới. Thực tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước một mâu thuẫn là quỹ đất thì ít và có xu hướng ngày càng xấu đi, còn dân số lại tăng nhanh, đông nên để đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm nhiều lúc buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích gieo trồng gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến môi trường.