Dự báo những tác động cơ bản đến doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

MỤC LỤC

KINH NGHIỆM ĐỐI PHể VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHI GIA NHẬP WTO

  • Nhật Bản

    - Trung Quốc định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa; Trung Quốc cũng đã có thời kỳ theo nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hiện nay đang tích cực trong việc chuyễn đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đồng thời các nước phát triển, cụ thể là Mỹ vẫn chưa thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường; mặt khác nước ta có hơn ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ nên cũng đã bị ảnh hưởng ít, nhiều về phong tục tập quán, văn hóa, xã hội. Các đặc khu kinh tế Trung Quốc đảm nhận chức năng là “cửa sổ” giao lưu với thế giới trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, du nhập công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm và phương pháp quản lý tiên tiến của nước ngoài, mở rộng buôn bán mậu dịch và hợp tác văn hoá khoa học,…Điều này, giúp cho các doanh nghiệp thương mại có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh, đặt biệt là có được nguồn hàng chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại trên thị trường thế giới.

    DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

    TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

      Việt Nam đó trả lời nhiều cõu hỏi của cỏc thành viờn WTO nhằm làm rừ nội dung chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam đồng thời cung cấp nhiều thông tin khác theo các mẫu biểu do WTO quy định về hỗ trợ, trợ cấp trong công nông nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với qui định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh dịch tễ,. Đến nay hai phía đã cơ bản kết thúc giai đoạn làm rừ chớnh sỏch chuyển sang đàm phỏn đa phương cỏc điều kiện và điều khoản gia nhập của Việt Nam (gồm các cam kết tuân thủ các luật lệ và các nguyên tắc của WTO khi gia nhập và các giai đoạn quá độ để tiến hành các Cải cách về thể chế và luật pháp theo các cam kết này).

      TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRƯỚC NGƯỠNG CỬA VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

      • Khái quát hoạt động thương mại Việt Nam trước ngưỡng của hội nhập WTO
        • Tình hình doanh nghiệp thương mại trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO

          Một trong những hạn chế lớn về nhập khẩu là mức nhập khẩu từ các thị trường có công nghệ cao (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản) còn ít, điều này không những làm cho tình hình công nghệ nước ta ở mức thấp mà còn làm cán cân thương mại với các nước này nghịch sai quá lớn, gây bất lợi cho việc đối phó với các biện pháp chống bán phá giá và sức ép mạnh trong đàm phán mở cửa thị trường. Nó bao gồm từ chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí mua hàng, chi phí bảo quản, đóng gói hàng hoá, chi phí quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chi phí dịch vụ bảo hành hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng trong và ngoài nước, thủ tục hải quan,…Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi 3 loại chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chí phí bán hàng. - Để nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là tìm hiểu thông tin qua các tài liệu, sách báo, tạp chí, những dữ liệu thứ cấp của các Tổ chức quốc tế như IMF, WB, Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới,…hay các cơ quan của Việt Nam như: Tổng cục thống kê, Bộ Thương mại, Ban vật giá Chính phủ,…vì vậy thông tin ít được cập nhật thường xuyên, khi doanh nghiệp biết các thông tin đó thì cơ hội đã không còn nữa.

          Tóm lại, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế do quy mô vốn thấp; trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế; công tác xây dựng chiến lược kinh doanh chưa xem trọng; việc tiếp cận nguồn thông tìn để nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm nhiều,.tất cả những hạn chế trên ảnh hưởng đã đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung thấp.

          Bảng 2.3 Số doanh nghiệp thương mại kinh doanh có lãi hoặc lỗ (2000-2003)   Doanh  nghiệp có lãi   Doanh nghiệp lỗ So  với tổng số
          Bảng 2.3 Số doanh nghiệp thương mại kinh doanh có lãi hoặc lỗ (2000-2003) Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ So với tổng số

          DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

          • Dự báo những tác động tích cực của các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO
            • Dự báo những tác động không thuận lợi của các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO

              Do đó, khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO sẽ đẩy mạnh thương mại và quan hệ với các thành viên của WTO, từ đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hoá, nhất là những thị trường có tiềm năng như thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, …đa dạng hoá thị trường cũng có tác dụng hạn chế rủi ro khi các doanh nghiệp thương mại phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu. Trước hết, Việt Nam phải cải cách kinh tế, việc hòan thiện hệ thống luật pháp và chính sách của nước ta, bỏ những ưu đãi đối với doanh nghiệp thương mại Nhà nước, tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt cho các loại hình doanh nghiệp thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế (doanh nghiệp thương mại trong nước và doanh nghiệp thương mại nước ngoài, doanh nghiệp thương mại Nhà nước và doanh nghiệp thương mại tư nhân). - Đa số các doanh nghiệp thương mại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ (hơn 95%), vốn ít, khả năng tổ chức thị trường yếu và phần lớn các doanh nghiệp thương mại sống dựa vào những ưu đãi của Nhà nước (thuế, tài chính, cơ chế chính sách,…). Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp chưa tìm hiểu về hội nhập và chưa sẳn sàng tham gia vào tiến trình gia nhập WTO nên họ chưa có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến này nên cũng khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO).

              Do cơ chế chính sách của Việt Nam cũng như nguồn tài chính của các doanh nghiệp thương mại còn hạn hẹp đồng thời các công ty nước ngoài đã đa dạng hoá phương thức thu hút nhân tài như: trao học bổng hỗ trợ sinh viên năm cuối, đào tạo nghề miễn phí, tuyển chọn các sinh viện giỏi gửi đi đào tạo thêm ở nước ngoài, chính sách lương, thưởng cao cho nên nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có trình độ cao đã chạy từ các doanh nghiệp thương mại trong nước sang các doanh nghiệp thương mại nước ngoài.

              Đồ thị 2.1:  Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
              Đồ thị 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

              VỮNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

              MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

              • Nhóm giải pháp 2: Đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại
                • Nhóm Giải pháp 3: Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền hàng hoá, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung

                  - Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế vĩ mô để thúc đẩy thương mại quốc tế như xác định tỷ giá hối đoái hợp lý, sát với sức mua đồng tiền của Việt Nam và kích thích xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp thương mại hoạt động xuất khẩu, tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế, cơ cấu ngùôn thu và tỷ suất thuế phải được điều chỉnh để vừa đáp ứng được yêu cầu thông lệ quốc tế vừa đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách. - Nhà nước cần bảo vệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại xây dựng thương hiệu để hàng Việt Nam có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp thương mại đăng ký, quản lý và bảo hộ thương hiệu Việt Nam ở thị trường nước ngoài. - Đảm bảo cơ cấu chất lượng đào tạo phù hợp, bám sát với trình độ phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn, khắc phục sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo theo ngành, điều chỉnh cơ cấu đào tạo cho phù hợp với cơ cấu ngành của nền kinh tế, mở rộng lĩnh vực đào tạo phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với những yêu cầu mới của hội nhập.

                  - Nhà nước cần tăng cường năng lực cho các tổ chức có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại như: các thể chế tài chính, ngân hàng, bào hiểm, giao nhận vận tải, hải quan, cảng vụ,.Đặc biệt là cần cải cách các thủ tục thẩm định tín dụng, kiểm soát hệ thống ngân hàng, các dịch vụ của các ngân hàng trong hoạt động thương mại để tảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại tiếp cận các nguồn vốn phục vụ trong kinh doanh và thuận lợi cho thanh toán quốc tế.

                  MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

                  • Nhóm Giải pháp 1: Tăng cường quy mô hoạt động cho các doanh nghiệp thương mại
                    • Nhóm Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp thương mại

                      Một cơ cấu giá hợp lý phải thoả mãn các mục đích sau: tạo ra một khung chi tiết cho phép doanh nghiệp tính toán các mức giá bán khác nhau tuỳ tình hình cụ thể diễn ra trên thị trường; là cơ sở để so sánh với mức giá của đối thủ cạnh tranh; là công cụ để phát hiện những khoản chi phí bất hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiết kiệm chi phí trong các giai đoạn của quá trình kinh doanh. Những thông tin này không chỉ tập trung vào những vấn đề hoạt động phân phối hàng ngày mà quan trọng hơn là phải xác định được những thông tin giúp điều hành hoạt động dài hạn như thông tin về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,…các doanh nghiệp tiến hành từng bước trong việc thiết lập mạng máy tính để liên lạc trực tiếp giữa các thành viên trong hệ thống. - Cần có biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh cho phù hợp với khối lượng hàng hoá vận chuyển; tăng cường và quản lý tốt tài sản dùng trong kinh doanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong việc bảo quản hàng hoá; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho những người làm công tác quản lý kho.

                      - Cần có biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hoá như: kiểm tra chặt chẽ số lượng; chất lượng hàng hoá nhập kho; phân loại hoá hàng và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hoá ở kho; củng cố các trang thiết bị của kho; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu.