MỤC LỤC
- Mạnh dạn vay vốn ngân hàng cũng như huy động các nguồn vốn khác để đầu tư hiện đại hoá đây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo vòng chu chuyển vốn nhanh hơn. Những hoạt động đó không chỉ nhằm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh mà còn hướng công ty tới sự phát triển bền vững, trong đó có cả sự phát triển về con người dưới góc độ trình độ tay nghề chuyên môn, trình độ quản lý.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại đòi hỏi công ty phải quan tâm đến nhiều mặt khác nhau, trong đó công ty rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng lao động. Những lao động quản lí có bằng cấp, người lao động sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của toàn công ty.
Nhưng nói chung thì công ty ngày càng đẩy cao bậc thợ lên bằng hình thức đào tạo lại… đó cũng là một xu thế tất yếu, và hướng đi đúng đắn của công ty. Sự biến động lao động trong công ty là không đáng kể, chỉ có sự chuyển dịch lao động từ phân xưởng này sang phân xưởng khác khi nhiệm vụ sản xuất đòi hỏi. Công ty dệt Minh Khai mới có gần 30 năm trưởng thành và phát triển, do còn non trẻ và tuổi đời bình quân thấp nên người số lao động phải về hưu rất ít, sự biến động về lao động là không đáng kể.
Trong năm 2002, công ty đã đào tạo mới, đào tạo bổ sung lao động sản xuất, đề bạt và tuyển mới lao động quản lí với một số lượng khá lớn nhằm phục vụ cho yêu cầu mở rộng sản xuất trong điều kiện mới.
Công ty dệt Minh Khai là một công ty nhà nước, được nhà nước giao nhiệm vụ và với mặt hàng truyền thống là khăn và màn tyun, việc phân tích và thiết kế công việc được làm ngay từ khi xây dựng công ty và bắt đầu sản xuất. - Thứ nhất họ sẽ điều động số lao động của các phân xưởng khác trong công ty đang dư thừa, nhưng trước khi chuyển sang họ phải đào tạo cho những người lao động đó để phù hợp với công việc mới. Bộ máy quản lí lao động cũng phải liên tục nâng cao trình độ về mọi mặt, các trưởng, phó phòng, quản đốc phó quản đốc phải là người có trình độ đại học, có nghiệp vụ chuyên môn quản lí kỹ thuật, kinh tế.
Để quản lí nguồn lao động trong công ty có hiệu quả, hàng năm công ty tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng lao động từ đó phân loại đánh giá năng lực, trình độ nhằm giúp cho việc sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân của doanh nghiệp được tính bằng cách: Tính bình quân gia quyền hệ số lương cấp bậc công việc và bình quân gia quyền hệ số phụ cấp của toàn công ty. Hiện nay công ty dệt Minh Khai khoán quỹ lương xuống các phân xưởng dựa trên số lượng sản phẩm nhập kho của các phân xưởng và đơn giá sản phẩm do công ty xây dựng (phòng kỹ thuật kết hợp với phòng tổ chức lao động) trên cơ sở tiến hành định mức lao động ở từng phân xưởng, tính toán mức tiền lương ở phân xưởng (bao gồm tiền lương của công nhân sản xuất, công nhân phục vụ, cán bộ quản lý..) và hệ số phụ cấp như: Phụ cấp làm ca đêm, độc hại, trách nhiệm. Rừ ràng cụng ty thực hiện khoỏn quỹ lương xuống cỏc phõn xưởng (tức là Phân xưởng sẽ trực tiếp trả lương cho người lao động trong phân xưởng của mình) sẽ có ưu điểm hơn khi phòng tổ chức trả lương cho toàn bộ lao động của công ty.
Bởi vì mỗi phân xưởng sẽ đảm nhiệm một công việc riêng do công ty giao cho, mặt khác họ là người trực tiếp quản lý và sử dụng lao động, nên trực tiếp trả lương sẽ chính xác, hợp lý và công bằng hơn.
Trong công ty dệt Minh Khai thì có hai loại đơn giá: Đơn giá tiền lương theo doanh thu và đơn giá sản phẩm cá biệt. Để quản lý quỹ lương trong toàn công ty , trong mục này ta tìm hiểu đơn giá tiền lương theo doanh thu, còn đơn giá sản phẩm cá biệt sẽ được trình bày trong mục các hình thức trả lương của công ty. - Căn cứ vào nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của chính phủ và các thông tư hướng dẫn của bộ lao động thương binh xã hội về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty dệt Minh Khai xây dựng đơn giá tiền lương năm kế hoạch dựa trên tổng doanh thu năm kế hoạch.
Sau khi phân xưởng có tổng số tiền lương thì tiến hành tính toán lương cho từng công nhân trong phân xưởng dựa trên đơn giá khoán cho các sản phẩm ở từng công đoạn ( do phân xưởng xây dựng và số lượng sản phẩm mà người công nhân hoàn thành ghi ở phiếu sản phẩm cá nhân). Ví dụ cách tính toán tiền lương ở phân xưởng dệt thoi như sau: Tại phân xưởng dệt thoi sợi được xử lý (hoặc chưa xử lý) được phân thành hai loại sợi dọc và sợi ngang tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng. Ở công đoạn dệt, phòng tổ chức dựa vào bản báo cáo thiết kế về các loại máy dệt của phòng kỹ thuật để xác định mức sản lượng cụ thể cho công nhân khi đứng dệt các sản phẩm trên từng loại máy.
Sau khi tính toán tiền lương cho toàn bộ công nhân trong PX nếu số tiền trả lương đó lớn hơn tổng tiền lương của PX thì PX tiến hành điều chỉnh tiền lương của công nhân bằng cách nhân hệ số nhỏ hơn 1 (tuỳ theo mức độ thâm hụt).
Mỗi công đoạn bao gồm một số người nhất định với tiền lương cấp bậc công việc tương ứng với công đoạn đó.Từ đó sẽ tính được tổng tiền lương cấp bậc công việc của cả tổ. Phòng kỹ thuật tiến hành định mức sản lượng cho tổ trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với chụp ảnh và bấm giờ. Cho điểm sau mỗi ngày sẽ quản lý được số ngày làm việc của công nhân, ai nghỉ ngày nào sẽ không được chia điểm của ngày ó.
Cuối tháng người làm công tác cho điểm sẽ tiến hành cộng tổng số điểm của từng người làm trong tháng và tiến hành trả lương theo số điểm thực tế mà mỗi người làm được.
Nhưng bên cạnh đó hình thức này có hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân, vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ, chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ. Tổng số tiền mà giám đốc dùng để cân đối lại tiền lương cho cán bộ công nhân viên được hình thành trên cơ sở khi tổng doanh thu thực hiện lớn hơn tổng doanh thu theo kế hoạch. Sau khi có được số tiền cân đối lại giám đốc tiến hành xem xét đánh giá từng công việc mà cán bộ công nhân viên đảm nhiệm về một số mặt như: trách nhiệm của người cán bộ, nhân viên đó với công việc, với công ty, tính hiệu quả của công việc mà cán bộ công nhân viên đó đảm nhiệm.
Mục đích của việc cấn đối lại tiền lương cho cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo đời sống cho họ khuyến khích họ yên tâm tận tuỵ trong công việc hơn làm cho họ cảm thấy mức lương đó là thoả đáng với năng lực của mình.
Mặt khác một mình giám đốc tiến hành đánh sự giá thực hiện công việc của tất cả các phòng ban, điều đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác vì một mình giám đốc phải đảm nhận quá nhiều, giám đốc không thể quan sát được hết tình hình thực hiện công việc của từng người. Mặt khác cách cho điểm lại chưa được chính xác công bằng, mang tính chất bình quân, ví dụ trong cách cho điểm của tổ nấu tẩy 1 tổ cứ làm được 1000 kg thì mỗi người sẽ được 10 điểm, không tính đến mức độ hoàn thành công việc và mức độ phức tạp mà công việc đòi hỏi. Mà trong cùng một công việc, có những công đoạn phức tạp khó khăn đòi hỏi người công nhân phải có trình độ kỹ thuật (công nhân bậc cao) mới đáp ứng được yêu cầu công việc và ngược lại có những công đoạn đơn giản chỉ cần công nhân bình thường cũng có thể thực hiện được.
Do cách trả lương cho người lao động chỉ căn cứ vào hệ số lương và ngày công thực tế làm việc, nên tiền lương của mỗi người nhận được chưa gắn với kết quả lao động và chất lượng công việc, người lao động vẫn đi làm đầy đủ ngày công, nhưng hiệu quả làm việc chưa cao.
Trong tiền lương theo thời gian thì có cộng thêm khoản C (Tiền lương cân đối lại), đây là khoản tiền do giám đốc cân nhắc căn cứ vào công việc mà cán bộ công nhân đó đảm nhiệm, và vào mức độ hoàn thành công việc của công nhân. Vì chỉ do giám đốc cân nhắc lại nên khoản tiền này mang tính chất chủ quan, không công băng giữa các nhân viên.