Mô hình đo lường rủi ro thị trường tài chính phù hợp với Việt Nam

MỤC LỤC

Biến động tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi sau sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods những năm đầu thập niên 70.

Hoạt động đầu tư ngày càng tăng

Hợp đồng giao sau lãi suất cũng được ra đời vào năm 1975, và một loạt các hợp đồng tài chính phái sinh cũng xuất hiện những năm sau đó: hợp đồng hoán đổi SWAP, và các hợp đồng lai phức khác như hợp đồng giao sau hoán đổi lãi suất…và các hợp đồng phái sinh tín dụng, điện và thời tiết cũng ra đời những năm đầu thập niên 90s. Từ một khối lượng giao dịch không đáng kể những năm đầu thập kỷ 70s, thì cho đến 4/2001 tổng giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày của các hợp đồng phái sinh này đạt tới mức 2800 tỷ USD.

Khoa học kỹ thuật phát triển

Cho đến năm 1972, các sản phẩm phái sinh được giao dịch chỉ là những hợp đồng giao sau hàng hóa thực, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường phi tập trung. Sàn giao dịch Chicago bắt đầu giao dịch các hợp đồng giao sau ngoại tệ vào năm 1972 và năm 1973 đã xuât hiện quyền chọn mua cổ phiếu trên thị trường này.

Một số phương pháp tính toán rủi ro

  • Phương pháp VaR

    Phân tích triển vọng không dễ thực hiện, có rất nhiều thách thức gây khó khăn cho chúng ta trong việc xác định đâu là triển vọng chắc chắn xảy ra trong tương lai, có một số lời khuyên giúp ta lựa chọn như sau: chúng ta cần chắc chắn rằng triển vọng mà chúng ta đang xem xét là hợp lý và không được dựa quá nhiều vào những giả định bất hợp lý, và đặc biệt phải xem xét mỗi quan hệ tương hỗ giữa các biến liên quan trong mỗi tình huống. Do đó phương pháp Var phụ thuộc vào hai biến cố không chắc chắn: khoảng thời gian mà chúng ta đo lường lời lỗ của danh mục đầu tư, có thể là mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng, và phụ thuộc vào mức tin cậy, giao động từ 0 đến 1, thông thường là 50%, 90%, 95% hoặc 99% cho biết xác suất thực tế không thể có mức lỗ nào cao hơn mức lỗ mà phương pháp VaR ước lượng.

    Hình 1.1. Phương pháp VaR
    Hình 1.1. Phương pháp VaR

    Các mô hình đo lường rủi ro trên thị trường .1 Sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán rủi ro

    Ưu/nhược điểm của độ lệch chuẩn

    - Hơn nữa, để tính độ lệch chuẩn có độ chính xác cao yêu cầu cơ sở dữ liệu phải đủ lớn, hay nói cách khác thị trường tài chính cần phải hoạt động đủ lâu thì độ lệch chuẩn tính được mới chính xác. - Độ lệch chuẩn trên thực tế là một biến số thay đổi theo thời gian, chính điều này nên việc xác định độ lệch chuẩn chính xác cho tài sản tài chính trở thành một thách thức lớn cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

    Sử dụng các mô hình lấy ARCH làm gốc

      Phương trình này có thể được dự kiến như mô hình ARCH (∞) từ các phương sai điều kiện phụ thuộc tuyến tính với tất cả bình phương số dư ở trước. Tương tự như EGARCH, APARCH tiếp tục phát triển theo hướng nghiên cứu sự bất đối xứng của ARCH, nhưng làm cho các hàm mũ linh hoạt hơn với hệ số bất đối xứng. Với g(.|u) là mật độ Student đối xứng,ξ là hệ số bất đối xứng, m và s2lần lượt là giá trị trung bình và phương sai.

      TÌNH HÌNH THỰC TIỄN RỦI RO THỊ TRƯỜNG VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

      • Tình hình biến động thực tế ở thị trường tài chính Việt Nam .1 Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 6/2001
        • Công cụ đo lường rủi ro phổ biến: Độ lệch chuẩn

          Dù sau đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã điều chỉnh biên độ giao dịch cổ phiếu, đồng thời hạn chế khối lượng đặt lệnh, đưa thông tin về thời hạn nắm giữ cổ phiếu, đưa thêm hàng hóa vào niêm yết, nhưng việc mở rộng biên độ lớn trong khi khối lượng hàng hóa đưa vào thị trường không đáp ứng được nhu cầu Nhà đầu tư, nên giá chứng khoán ngày càng tăng mạnh (mỗi phiên tăng +7%), làm cho thị trường mất cân bằng cung – cầu lớn. TTCK Việt Nam vươn tới đỉnh 624,10 điểm, đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới và đạt kỷ lục về khối lượng cũng như giá trị giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 22/10/2009 với hơn 136 triệu cổ phiếu, tương ứng 6,414 nghìn tỷ đồng được giao dịch. - Tỷ giá trong quý I không ngừng biến động, nhất là sau khi Ngân hàng nhà nước quyết định gia tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng/USD lên 20,693 đồng/USD, tương đương 9.3%, khiến cho áp lực các mặt hàng ngày càng tăng giá trong ngắn hạn, đồng thời làm cho niềm tin về sự mất giá của đồng Việt Nam ngày càng lớn, điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài trở nên e ngại về sự ổn định của tỷ giá, dẫn đến dòng tiền nóng cuối năm 2010 đã dần biến mất, khiến cho thị trường trở nên ngày càng ảm đạm hơn.

          - Ngoài ra, lạm phát là một vấn đề cấp bách và đáng lưu ý của bất kỳ nền kinh tế nào, và trong quý I/2010 lạm phát ở Việt Nam đã tăng 6.17% do việc gia tăng giá điện cũng như giá xăng dầu không ngừng gia tăng trong những tháng vừa qua khiến cho CPI liên tục tăng qua các tháng, điều này sẽ tác động xấu đến các yếu tố đầu vào của các công ty, khiến cho việc hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Bởi vì khi quan sát một số mã cổ phiếu lớn như VIC có vốn hóa thị trường lớn, mã cổ phiếu có tính thanh khoản khá cao SSI, mã cổ phiếu REE gắn bó lâu đời nhất với thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi có cùng chung một kết luận rằng không có tính tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro giữa các mã cổ phiếu.

          Hình 2.2. Phần trăm tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm 1985 – 2010 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ số liệu World Bank
          Hình 2.2. Phần trăm tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm 1985 – 2010 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ số liệu World Bank

          TÌM KIẾM MÔ HÌNH TÍNH TOÁN RỦI RO THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM

          • Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro phù hợp cho thị trường Việt Nam .1 Xác định dạng mô hình đo lường phù hợp

            Tuy việc sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường rủi ro thị trường được sử dụng phổ biến do đặc thù của thị trường Việt Nam cũng như ưu thế dễ sử dụng của phương pháp này, nhưng vì những nhược điểm đã nêu ở chương 2 nên nhóm nghiên cứu đi tìm một phương pháp cho kết quả chính xác hơn, và vẫn đảm bảo dễ dàng áp dụng vào thị trường Việt Nam. Theo quy ước chuẩn, khi thị trường theo mức phân phối chuẩn thì chỉ số Skewness và Kurtosis phải lần lượt bằng 0 và 3, tuy nhiên nhìn vào kết quả thống kê trên ta có thể biết rằng Skewness là lớn hơn 0 và Kurtosis là lớn hơn 3, cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng nghiêng phải so với tính phân phối chuẩn. Trong số các mô hình trong nhóm mô hình ARCH, Dima Alberg, Haim Shalit và Rami Yosef (2008) đã kiểm tra trên thị trường TASE với chỉ số TA25-Index từ 1992 đến 2005, cho thấy với các thị trường phát triển, nơi mà hành vi của nhà đầu tư bị chi phối nhiều bởi các thông tin của thị trường, mô hình EGARCH tuân theo phân phối Skewed Student-t mang lại kết quả dự đoán chính xác nhất.

            Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu VN-Index Nguồn: Kết quả từ chương trình G@RCH 6.0
            Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu VN-Index Nguồn: Kết quả từ chương trình G@RCH 6.0

            HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRONG TƯƠNG LAI

            Tâm lý bầy đàn – Nhân tố hạn chế sự chính xác của mô hình

            Thậm chí không có sự khác biệt đáng kể giữa hành vi của nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức vì cả hai nhóm đầu tư này đều thực hiện những thay đổi tương đồng về đặc điểm đầu tư và các hành động chủ yếu của họ thông qua những hành vi tâm lý giống nhau. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư có khuynh hướng thực hiện giao dịch chỉ dựa trên những diễn biến tốt đẹp của thị trường do họ bị áp lực bởi tâm lý bày đàn, hành vi của họ bị thúc ép theo những cổ phiếu thắng với phần còn lại của thị trường. Và ngày càng nhiều người bị dính vào các diễn biến tốt đẹp lặp đi lặp lại của cổ phiếu, từ đó cho thấy việc thiếu khả năng kiềm chế và sở thích chóng vánh được xem là những yếu tố góp phần vào hành vi thiếu hợp lý số đông của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

            Định hướng phát triển mô hình trong tương lai

            Khi chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán năm 2007, mặc dù khá lưỡng lự về quyết định của mình, nhưng các nhà đầu tư vẫn có niềm tin khá cao về lợi tức cao trong quá khứ sẽ tiếp tục được lặp lại trong tương lai. Tuy nhiên do có xu hướng không quan tâm đến những yếu tố của nền kinh tế vĩ mô như lãi suất cơ bản, lạm phát…nên các nhà đầu tư đã bị thất bại nặng nề khi thị trường đã phản bội niềm tin quay ngược giảm giá không phanh. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng những kết quả từ bài nghiên cứu này sẽ đặt nền tảng cho những hướng nghiên cứu tiếp theo, bởi vì trong tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và nguồn dữ liệu quan sát sẽ được cập nhật và đủ tin cậy để có thể đưa ra những kết quả chính xác hơn.