MỤC LỤC
Trong Đại Từ điển Kinh tế thị trường cũng đưa ra định nghĩa: “cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức thích ứng với thị trường của xí nghiệp, mà mục đích là giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vị sản xuất cũng đạt được hiệu suất cao, không có hiện tượng quá dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý…” [63]. Như vậy, từ những khái niệm “đấu tranh đối lập” hay “kình địch” để diễn tả mâu thuẫn đối kháng về lợi ích của các chủ thể khác nhau diễn ra trong nhiều hoàn cảnh, nhiều thời kỳ khác nhau… và trong ngay xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, với chủ trương biến “chiến trường thành thị trường” của các quốc gia trên thế giới, theo tác giả: khái niệm cạnh tranh dùng để diễn tả mọi mối quan hệ tương tác mà các chủ thể tham gia sử dụng nhằm cố gắng tìm kiếm lợi thế cho riêng mình.
Vì thế, để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành cần phải cải tiến công nghệ nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn hiện nay và đồng đều hơn, ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam cần tận dụng những lợi thế riêng có của một ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có những nét đặc sắc văn hoá truyền thống Việt Nam với chi phí thấp nhất… từ đó sản phẩm gốm mỹ nghệ của chúng ta mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường. * Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index - GCI ) : Được sử dụng để đo lường các nhân tố đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP đầu người, gồm ba nhóm chỉ số nhỏ có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh về mức tăng trưởng: sáng tạo kinh tế (trình độ công nghệ), môi trường vĩ mô về tài chính tiền tệ (đo lường tính hiệu quả của hệ thống tài chính thông qua tỷ lệ tiết kiệm và. đầu tư) và hội nhập quốc tế (đo mức độ mở cửa thương mại –đầu tư hội nhập kinh tế cuûa quoác gia).
Quy mô và mô hình tăng trưởng nhu cầu trong nước có tác dụng tăng cường lợi thế quốc gia, quy mô thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong những ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, do khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư vào thiết bị, nhà xưởng sản xuất quy mô lớn, phát triển công nghệ và nâng cao năng suất. Các cơ quan Chính phủ có thể xác lập các tiêu chuẩn hoặc quy định về sản phẩm trong nước có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu người mua; Chính phủ cũng có thể là người mua lớn đối với nhiều loại hàng hóa; Chính phủ có thể kiến tạo hệ thống những ngành hỗ trợ và liên quan theo rất nhiều cách khác nhau, ví dụ như kiểm soát phương tiện quảng cáo hoặc các quy định về các dịch vụ hỗ trợ.
Tuy kim ngạch xuất khẩu thấp hơn nhiều so với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực khác như : dầu thô, dệt may, da giày, gạo, cà phê… nhưng tỷ lệ thực thu ngoại tệ từ xuất khẩu gốm mỹ nghệ lại không nhỏ do được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, các nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm rất thấp từ 3 đến 5% giá trị xuất khẩu do đó giá trị thực thu xuất khẩu chiếm đến 95% đến 97% so với ngành da giày, dệt may tỷ lệ này chỉ chiếm từ 20% đến 25%, mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính là 5% đến 10%… vì nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định “… các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm hội nhập có hiệu quả.” [7] Nghị quyết cũng nờu rừ “ Đi đụi với việc nõng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ, của các doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối của Đảng, với thông lệ quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên moân”.[7].
* Qua phân tích tình hình thị trường nhập khẩu gốm trên thế giới cho thấy ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam có một triển vọng phát triển rất cao nhờ những lợi ích kinh tế, xã hội thu được qua xuất khẩu và hứa hẹn một tương lai phát triển bền vững nhờ quá trình phân công lao động quốc tế cũng như sức tiêu thụ to lớn của những thị trường mục tiêu như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Tuy nhiên, qua phân tích thị phần của các nước xuất khẩu khác cũng cho thấy vị thế còn rất khiêm tốn của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam so với tiềm năng sẵn có, so với vận hội sẽ đến của tiến trỡnh hội nhập quốc tế… từ đú lại càng nhận thức rừ hơn về sự cấp thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành. * Nghiên cứu từ thực tế sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia có thể rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng cho chiến lược cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, như: đổi mới thiết bị công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lựơng, giảm bớt chi phí hư hỏng và chú trọng gìn giữ, phát huy những nét đặc sắc truyền thống, đồng thời đặc biệt chú trọng xây dựng chiến lược hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa doanh nghiệp với Chính phủ trong công tác marketing xuất khẩu nhằm quảng bá thương hiệu gốm mỹ nghệ Việt Nam trên thương trường quốc tế một cách mạnh mẽ.
Các số liệu thống kê cho thấy quá trình công nghiệp hóa tại địa bàn Hà Nội đã thu hút phần lớn số lao động làm việc trong ngành sản xuất gốm mỹ nghệ tại làng nghề truyền thống này, nhưng từ năm 1999 số lao động giảm dần qua từng năm và phần đông lao động phổ thông từ các vùng lân cận đến làm thuê, số cơ sở sản xuất năm 2004 cũng giảm 12% (94 cơ sở) nhưng con số lò nung gốm sứ lại được xây dựng mới thêm 22 lò nung và doanh thu vẫn tăng đều đặn với tốc độ 6,89% vào năm 2004 so với năm 2003… chứng tỏ đã có sự đào thải những sơ sở sản xuất không đủ năng lực cạnh tranh phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh, số còn lại vẫn tiếp. Tuy nhiên, số liệu thống kê tại hai thị trường xuất khẩu chủ lực là Châu Âu và Hoa Kỳ cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu của ta còn hết sức khiêm tốn so với nhu cầu của thị trường, thị phần của gốm mỹ nghệ Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh khác tại các thị trường này… một lần nữa lại chứng tỏ tính cấp thiết phải cải thiện khả năng cạnh tranh của chúng ta để phát huy hơn nữa tiềm năng của ngành gốm mỹ nghệ cũng như những lợi ích to lớn qua mở rộng thị trường xuất khẩu của ngành đem lại.
Mức độ quan trọng của các nhân tố thể hiện qua số điểm trung bình mô tả tại bảng 2.10 cũng phù hợp với khảo sát về mục đích của nhà nhập khẩu là phân phối lại cho khách hàng của họ, đó là những trung tâm bán thiết bị làm vườn, những nhà bán sỉ và tái xuất khẩu .vv, do đó nếu hàng hoá dù có chất lượng tốt và giá tốt cũng trở nên vô ích đối với họ khi hàng hoá giao trễ hơn thời hạn họ đã cam kết với khách hàng, khi đó hàng hoá họ nhập về có thể bị từ chối vì đã qua mùa bán hàng và ngoài ra họ còn có thể phải đối mặt với những trách nhiệm bồi hoàn do gây thiệt hại vật chất đối với người mua. Phõn tớch dữ liệu thống kờ trong phần này định vị rừ hơn khả năng cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam qua việc so sánh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu đối với các yếu tố quan trọng mong muốn khi mua hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam và khi mua hàng gốm mỹ nghệ của các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực là Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Khâu tạo hình bằng các phương pháp rót hồ hoặc in khuôn đã áp dụng từ rất nhiều năm nay nhưng chưa hề có một cải tiến cơ giới nào được áp dụng, đặc biệt là hầu như tất cả các cơ sở đều không có thiết bị sấy khô bán phẩm, cơ sở phơi khô bán phẩm một cách tự nhiên hoặc xếp lên trên nóc lò củi để tận dụng nhiệt dư… do đó năng suất lao động rất thấp khi thời tiết ẩm ướt trong 6 tháng mùa mưa vì bán phẩm không đủ khô để hoàn chỉnh các công đoạn sau hoặc hệ số sử dụng khuôn thạch cao giảm đi một nửa do không kịp khô. Thực tế cơ sở vật chất và mặt bằng sản xuất có nhiều hạn chế như trên dẫn đến việc bố trí quy trình công nghệ và nơi sản xuất thiếu tính khoa học : các công đoạn sản xuất bố trí không theo trình tự hợp lý dẫn đến mất nhiều thời gian cho việc di chuyển bán phẩm và dụng cụ lao động qua lại nhiều lần trên một điểm hoặc khu vực sản xuất… quan trọng hơn đó là thực trạng này làm phát sinh nhiều hư hỏng, nứt vỡ bán phẩm vốn dễ vỡ, dễ mẻ khi chưa nung và cả sau khi đã nung… ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tại Vĩnh Long việc khai thác lớp đất mặt để sản xuất gốm đất đỏ cũng đang là mối quan tâm lớn đối với địa phương vì mức độ huỷ hoại môi trừơng và sút giảm trầm trọng diện tích đất màu phục vụ cho nông nghiệp … .Do nguồn cung cấp đất gặp nhiều khó khăn nên các cơ sở không thể chủ động chọn lựa và kiểm tra chất lượng đất trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, tỷ lệ bể vỡ, hư hỏng cao như đã phân tích phần trên cũng một phần do yếu tố này vì đa số sản phẩm bị hư men và nứt xé trong khi nung là do chủng loại đất có những đặc tính lý hoá khác với công thức pha chế men cùng với cách thức nung mà cơ sở đã và đang sử dụng với loại đất cũ. Từ lý thuyết về cạnh tranh đã được đề cập ở chương 1, và khả năng tiếp cận các đơn vị sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gốm mỹ nghệ và các yếu tố như: tỷ lệ thành phẩm mỗi kỳ lò(%), tỷ lệ hư hỏng bán thành phẩm trước khi vào. Dữ liệu cho mô hình được tổng hợp từ các thông tin từ bản phỏng vấn khảo sát các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ. Bằng cách ước lượng thực nghiệm hàm hồi quy, và kiểm định thống kê, tác giả sẽ kiểm định các mối quan hệ này đối với các doanh nghiệp trong ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam. Bảng 2.35: Mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuỷa doanh nghieọp. STT Mã biến. Giải thích Dấu kỳ. vọng Biến phụ thuộc. Y Khả năng cạnh tranh Biến độc lập. khoõng xuaỏt khaồu).
Từng bước xây dựng thương hiệu Gốm Việt Nam trở thành một thương hiệu mạnh và uy tín trên trên thị trường xuất khẩu thế giới. - Gia tăng khả năng cạnh tranh bằng hệ thống các giải pháp phù hợp với khả năng thực tế hiện thời nhằm nhanh chóng khắc phục những nhược điểm và củng cố theđm nhửừng lụùi theẫ cỏnh tranh maứ ngaứnh goõm myừ ngheụ Vieụt Nam ủang naĩm giửừ.
- Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là tất yếu khách quan với nhiều thách thức cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh. Do đó, khả năng các loại hàng hóa này sẽ tràn vào Việt Nam là một thực tế khó tránh khỏi và những mặt hàng này sẽ cạnh tranh ngay với chính những mặt hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đồng thời làm cho thị trường nội địa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Đây là khâu đầu tiên của quy trình quyết định đến chất lượng của tất cả những khâu tiếp theo, do đó cần mạnh dạn nhập khẩu các dây chuyền công nghệ chế biến đất tiên tiến và đầu tư xây dựng các nhà máy chuyên xử lý chế biến đất cung cấp cho từng vùng sản xuất gốm, các nhà máy này có những thiết bị phân tích, kiểm nghiệm để chọn lựa và ổn định chất lượng đất nguyên liệu thô trước khi đưa vào chế biến ra nhiều loại đất nguyên liệu đáp ứng cho nhiều phương pháp tạo hình khác nhau giúp cho nhà sản xuất tiết kiệm được thời gian và công sức đầu tư vào khâu xử lý chế biến đất… đồng thời giúp nhà sản xuất chuẩn hoá công thức pha chế men phù hợp với cốt đất và nhiệt độ nung của lò từ đó giảm bớt hư hỏng, phế phẩm trong khi phủ men và nung. Tuy vậy, cũng chính từ sự phân chia này đã tạo ra một mối liên hệ không chặt chẽ giữa hai bên, lợi ích của hai bên không gắn chặt với nhau một cách chắc chắn, ổn định… nhà cung cấp cũng không có một sự đảm bảo nào cho những hợp đồng trong tương lai của nhà nhập khẩu, họ cũng khó có thể biết được những xu hướng tiêu dùng, những mẫu mã được ưa chuộng và cả những chiến lược marketing của nhà nhập khẩu sẽ triển khai để có thể phối hợp hành động hoặc phục vụ chúng từ chính những thay đổi, những điều chỉnh cụ thể trong sản xuất và trong khâu đóng gói bao bì phục vụ cho việc phân phối bán lẻ một cách thuận tiện, giảm bớt chi phí cho nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối.
1 – Phát triển nguyên vật liệu mới để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tiến hành những nghiên cứu bao gồm : xúc tiến sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương, nâng cao giá trị và lợi ích nguồn nguyên liệu hiện hữu. - Tiến hành thu thập các dữ liệu thông tin về của các doanh nghiệp sản xuất gốm, về nguyên vật liệu và thông tin về các nhà cung cấp máy móc thiết bị sản xuất gốm.
- Phân tích khả năng mở rộng sản xuất, đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất gốm - Tổ chức các khóa huấn luyện và giới thiệu kinh nghiệm mới. - Lập kế hoạch và thúc đẩy chiến lược cho việc phát triển công nghệ mới sản xuất goám.
Qua các khóa dạy nghề này người công nhân mới vào nghề có điều kiện tiếp cận ngay thực tiễn sản xuất và học nghề qua hướng dẫn của cán bộ đào tạo và các công nhân lành nghề đang làm việc tại doanh nghiệp, nhờ đó khả năng hòa nhập, tiếp thu và lòng say mê, yêu thích công việc sẽ dễ dàng có được hơn là những lớp dạy nghề khô khan thiếu thực tế… hơn nữa, chủ doanh nghiệp và cán bộ điều hành sản xuất cũng dễ dàng phát hiện ra những công nhân có khả năng hoặc không để có biện pháp hỗ trợ thích hợp giúp họ cùng nâng cao tay nghề, ngoài ra doanh nghiệp cũng cần gửi các công nhân lành nghề tham dự các khóa học nâng cao tay nghề giúp họ cảm thấy được quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thăng tiến trong nghề nghiệp, thu nhập cũng tăng lên… nhờ đó họ sẽ gắn bó hơn với nghề nghiệp, đồng thời số công nhân mới vào nghề cũng yên tâm, tin tưởng và phấn đấu theo các lớp thợ cả mà rèn luyện nâng cao tay nghề của mình. * Chung nhau thuê và dàn dựng gian hàng trưng bày lớn bề thế sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn nhờ thiết kế đẹp mang đậm văn hoá truyền thống Việt Nam, có thể trưng bày nhiều loại sản phẩm gốm mỹ nghệ của nhiều vùng sản xuất khác nhau trong cả nước, bên cạnh đó gian hàng còn có thể trưng bày thêm những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác vừa làm vật trang trí vừa là trưng bày trong không gian, trong phối cảnh hài hoà giúp cho sản phẩm phô bày nhiều hơn tính tiện ích cũng như những vẻ đẹp riêng của từng sản phẩm mà nếu trưng bày riêng rẽ sẽ không có được hiệu ứng này, ví dụ gian hàng của Việt Nam sẽ trưng bày các sản phẩm xi măng giả đá, phối hơp với các loại gốm mỹ nghệ ngoài trời của Vĩnh Long, Bình Dương được sắp đặt như một công viên, một vườn cảnh …thêm những loại bàn ghế gỗ ngoài trời của Quy Nhơn hoặc bàn ghế tre của Củ Chi .vv sẽ làm cho gian hàng đẹp hơn, các sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn gấp nhiều lần so với trưng bày tại.