Phân tích cấu trúc và vai trò của hội thoại trong "Dế Mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài

MỤC LỤC

Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài và trong Dế Mèn phiêu lưu ký

Tô Hoài với người ven thành của Triệu Dương (1973); Tô Hoài tự truyện của Vân Thanh (1980)..Nhìn chung các tác giả đều đi đến thống nhất: Qua truyện của Tô Hoài, có thể gặp một nhà văn với óc quan sát tinh tế, khả năng miêu tả tài tình, bút pháp linh hoạt, sự nắm bắt tinh nhạy..Ngoài ra còn những luận văn, luận án như: Văn xuôi viết chi thiếu nhi của Tô Hoài sau Cách mạng Tháng Tám của Hoàng Thị Diệu, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2003);. Với Cách xƣng gọi trong DMPLK (2001), tác giả Tạ Văn Thông đã chỉ ra sự khéo léo, tài tình trong việc sử dụng hai hệ thống từ ngữ xưng gọi của các nhân vật và của người kể chuyện trong DMPLK, và nhận xét: “những cách xưng gọi như vậy trong truyện đã góp phần tạo nên các hoạt cảnh sinh sắc, làm tôn lên những nét cá tính trong những mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh, đồng thời cả người kể và độc giả.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

LÍ THUYẾT HỘI THOẠI TRONG NGỮ DỤNG HỌC

    Nhưng với cặp thoại tiêu cực lại xảy ra khả năng sau: cuộc thoại vẫn kết thúc nhưng kết thúc trong tình trạng không thoả mãn, kết thúc trong bất đồng, bất hòa hay thất bại của người dẫn nhập, vì vậy sẽ xảy ra sự tái dẫn nhập, với hi vọng của người nói muốn xoay chuyển từ tình thế tiêu cực sang tích cực, mong đạt được sự đồng thuận. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời trong một tham thoại, người nói có trách nhiệm đối với phát ngôn của mình và có quyền đòi hỏi người đối thoại phải hồi đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng, ví dụ: hỏi/ trả lời; cầu khiến/ hành động hay phản đối… Những quyền lực và trách nhiệm đó làm cho các hành vi ngôn ngữ có tính chất như các quy ước pháp lí và những đối ngôn có những tư cách pháp nhân nhất định.

    HỘI THOẠI VÀ VỊ TRÍ HỘI THOẠI TRONG VĂN HỌC

     Theo tác giả Cù Đình Tú “khẩu ngữ tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng những lời nói sinh hoạt hàng ngày của cá nhân” ..Sự giao tiếp không mang tính chính thức xã hội giữa cá nhân có tính chất tự nhiên, tự phát là điều kiện để hình thành nên phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Sự tìm hiểu lí thuyết về hội thoại nhằm xác lập cơ sở để nghiên cứu hội thoại trong DMPLK, để tiếp cận cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật, ở những hoàn cảnh cụ thể và hướng tới những mục đích khác nhau, trong tác phẩm rất hấp dẫn một phần nhờ sự ồn ào sinh động của hội thoại này.

    CẤU TRÚC HỘI THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

    ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ 1. Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại

      Số lượng nhân vật phần nào chi phối đến dung lượng cuộc thoại, đa phần những cuộc thoại dài, có thể từ 5 đến 7 đoạn thoại đều là do có nhiều nhân vật tham gia, chẳng hạn: cuộc thoại 14 gồm 7 đoạn thoại với sự tham gia của rất nhiều nhân vật: Dế Mèn, Dế Trũi, Bọ Ngựa, bác Cành Cạch, Bọ Muỗm, cụ Châu Chấu, cùng đông đảo dân làng xem hội. Nếu xét ở góc độ có nghi thức và không nghi thức, thì phần lớn các cuộc thoại trong DMPLK là thuộc hoàn cảnh không nghi thức, chỉ là cuộc thoại mang tính chất xã giao thông thường, duy có hai cuộc thoại mang tính chất nghi thức đú là: cuộc bàn giao ngụi thứ sau trận đấu vừ giữa Dế Mốn với cụ Châu Chấu, và cuộc thương thuyết giữa Dế Mèn và Kiến Chúa.

      ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ 1. Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại

      Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy: Phần lớn những cuộc thoại trong DMPLK có từ 1 đến 3 đoạn thoại (tạm gọi là cuộc thoại “ngắn”), còn số lượng cuộc thoại từ 4 đoạn thoại trở lên tạm gọi là “dài”, chiếm số lượng rất ít. Nói cách khác, Tô Hoài thường hay dùng cuộc thoại ngắn hơn là cuộc thoại dài. Cuộc thoại ngắn, dài là do những nhân tố giao tiếp khác quy định (điều này sẽ được trình bày ở những mục sau).

      Trong DMPLK, phần lớn gặp các đoạn thoại có hai nhân vật tham gia (song thoại), hiện tượng đa thoại và tam thoại có nhưng không đáng kể. Sở dĩ như vậy là có sự chi phối của tính chất các cuộc thoại.

      SỰ THỂ HIỆN NHỮNG QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN - PHÉP LỊCH SỰ TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

      CÁC LOẠI QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

      Dế Mèn với Kiến Chúa và họ hàng nhà Kiến; bọn trẻ với nhau, Dế Mèn với gã Bọ Ngựa; Dế Mèn với dân làng xem hội.

      SỰ THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ QUA NGÔN TỪ TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

        Trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, trợ từ được xem là thuộc lớp các từ tình thái sử dụng trong phát ngôn để biểu thị: thái độ, tình cảm, sự đánh giá..của người nói, đối với hiện thực, đối với người đối thoại, hoặc tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn. Thế mới biết, chỉ trường hợp đặc biệt, còn hầu hết các nhân vật trong DMPLK khi nói với nhau dù tình huống nào, trường hợp nào, quan hệ nào và cảm xúc ra sao thì cũng cố gắng nói ở mức độ lịch sự nhất có thể, dù là mỉa mai, dù là lời thách thức, dù là đe doạ, hay thậm chí cả câu mắng chửi, người. Khi đưa ra lời cầu khiến “bác tha cho em”, chú dế bé con này đã biết như vậy là đi ngược với ý thích cá nhân của Mèn, nên đã bày tỏ tình hình bi quan, hi vọng nhận được sự cảm thông từ phía Mèn, đồng thời cũng giảm đi sự thiệt hại cho Dế Mèn nếu phải thực hiện điều mà mình đề nghị.

        Cùng với trợ từ, các tình thái từ này có tác dụng lớn trong việc biểu đạt tính lịch sự, làm mềm phát ngôn, làm cho phát ngôn linh hoạt uyển chuyển, góp phần xoá đi ranh giới, khoảng cách, tăng mối thiện cảm giữa đôi bên, làm giảm đi sự đe doạ thể diện. Để cho người nghe đỡ cảm thấy mình bị áp đặt trong việc phải chấp nhận ý kiến người nói đưa ra, các nhân vật đã sử dụng những tình thái từ, đặc biệt tình thái từ biểu thị thang độ tin cậy, e ngại: có thể, có lẽ, hình nhƣ, chắc, cho rằng, nghĩ.., cốt làm dịu đi sự khẳng định mang tính chủ quan. Trong DMPLK các nhân vật đều giữ được phép lịch sự qua thái độ lễ phép trong xưng hô với người trên bề trên, đó là Dế Mèn khi nói với mẹ, nói với anh; Trũi khi nói với anh; Choắt khi nói với chị Cốc, với Dế Mèn; Nhà Trò khi nói với Dế Mèn; Dế Mèn khi nói với Xiến Tóc..Tất cả các nhân vật đều thường thể hiện đúng với vai giao tiếp của mình, lựa chọn từ xưng hô một cách hợp lí làm hài lòng người nghe, khiến cho cuộc thoại tiến triển theo chiều tốt đẹp.

        Trong DMPLK, cách nói này tạo nên tác dụng kép, vừa giảm thiểu bất lợi, tăng tối đa điều có lợi cho người khác; vừa giảm thiểu được sự bất đồng, mang lại sự đồng tình giữa mình và đối ngôn (tán đồng); vừa giảm thiểu sự ác cảm, tăng tối đa mối thiện cảm giữa mình với người khác (tiêu chí cảm thông); thể hiện sự khiêm tốn, nhằm gây thiện cảm với người nghe, phù hợp với nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” truyền thống của người Việt Nam…. Có thể nhận xét khái quát: Trong hội thoại của DMPLK, các nhân vật đã sử dụng không ít các phương tiện để thực hiện chiến lược lịch sự: rào đón, vuốt ve, dùng các trợ từ và tình thái từ, dùng hành vi nói gián tiếp, bày tỏ tình hình bi quan, nêu lí do, dùng hô ngữ, dùng từ ngữ xưng hô..Trong đó, phải kể đến một phương tiện được sử dụng nhiều lần và có thể được coi là có hiệu quả cao: dùng hư từ ( trợ từ và tình thái từ), dùng hô ngữ, dùng các từ ngữ xưng hô..Vì lịch sự có tác động tới quá trình và đặc biệt tới kết quả của giao tiếp, nên nó đã được đặc biệt coi trọng trong hội thoại của DMPLK, như một nguyên tắc trong tương tác xã hội đối với các nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm này. Sự thể hiện các quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự trong DMPLK đã đưa người đọc sự hình dung về một xã hội con người (dưới dáng vẻ của các con vật được nhân hoá) ở những năm đầu thế kỉ trước, một xã hội truyền thống với nhiều lớp lang tôn ti chằng chéo, trong đó khi trò chuyện phải hết sức giữ thể diện, để vừa thể hiện tình đoàn kết vừa đạt được nguyện vọng chung của các bên tham gia.