Sự thay đổi các chỉ số sinh lý, sinh hóa ở trẻ em bị tiêu chảy: Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

MỤC LỤC

Đặc điểm giải phẫu, sinh lí bộ máy tiêu hoá trẻ em

Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh còn ở trạng thái phôi thai và đến tháng thứ 3 - 4 tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, do vậy trong mấy tháng đầu sau sinh, niêm mạc trẻ thường khô. Tuỵ vừa có chức năng nội tiết vừa có chứa năng ngoại tiết: Tuỵ tiết vào máu insulin, tham gia vào quá trình chuyển glucose thành glycogen tích trữ trong tế bào; đồng thời, tụy tiết vào ruột các men trypsin (chuyển hoá đạm) hoạt động trong môi trường pH=8, lipase (chuyển hoá mỡ) và các men chuyển hoá tinh bột như amylase, maltase.

Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam 1. Tình hình mắc bệnh và tử vong

Ngoài ra, trong một báo cáo của Quĩ Nhi đồng liên Hợp quốc (UNICEF) và WHO cho biết, 60% trong số trường hợp tử vong do tiêu chảy tại các nước đang phát triển đã không được điều trị theo đúng yêu cầu của pháp đồ diều trị. Các nghiên cứu cho thấy: nhóm trẻ dùng dung dịch Oresol có tỉ trọng thấp có cải tiến làm giảm tới 33% số trẻ phải truyền dịch, làm giảm 20% số lượng phân bài tiết và làm giảm 30% số trẻ bị nôn so với nhóm trẻ dùng dung dịch Oresol có tỉ trọng cao.

Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy ở trẻ em 1. Nguyên nhân

Điều này có thể được giải thích là do niêm mạc ruột bị tổn thương trong đợt tiêu chảy trước đó chưa kịp hồi phục toàn vẹn hoặc do những thay đổi khác trong sự đề kháng của chủ thể, khi đó yếu tố phòng vệ đường tiêu hóa bị giảm sút đã tạo tiền đề cho tiêu chảy kéo dài. Ngiên cứu ở Guatemala và Peru cho thấy ở những trẻ có tiền sử mắc một đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong vòng 2 tháng gần đây có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài gấp 2 - 4 lần so với trẻ bình thường và có nguy cơ tăng (có thể lên tới 3 - 6 lần) nếu bệnh nhân mắc một đợt tiêu chảy kéo dài trước đó [18]. Tập quán nuôi dưỡng trước khi bị bệnh: không cho trẻ bú mẹ thường xuyên, cho trẻ ăn bằng bình không hợp vệ sinh, sử dụng thực phẩm không đảm bảo sạch và an toàn, thức ăn chứa lectine, những chất ức chế enzyme tiêu hoá, hay tập quán cho ăn bổ sung không hợp lí.

Điều trị không thích hợp khi trẻ bị tiêu chảy cấp có thể kéo dài thời gian đợt tiêu chảy như sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định hoặc sử dụng kéo dài, sử dụng các thuốc cầm ỉa có thể gây nên tình trạng tăng sinh vi khuẩn ở phần trên ống ruột non, tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn dẫn đến rối loạn hấp thu, rối loạn những chức năng khác của niêm mạc dẫn đến tiêu chảy kéo dài[18], [20], [41].

Cơ chế bệnh sinh

Người dân sống tập trung chủ yếu ở nông thôn (90,20% dân số), nơi mà kinh tế chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp, mức thu nhập theo đầu người còn thấp, số người trong độ tuổi lao động không có việc làm cao, nên đời sống kinh tế văn hoá còn khó khăn ở nhiều vùng trong Tỉnh. Sự hồi phục niêm mạc ruột non bị tổn thương trong tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của 3 yếu tố đó là mức độ trầm trọng của tổn thương khả năng loại bỏ tác nhân gây bệnh và khả năng phân bào của lớp tế bào thượng bì để thay thế những tổn thương đã bị mất hoặc bị huỷ hoại [18]. - Trẻ suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor, cấu trúc của niêm mạc bị thay đổi nhưng độ dày của niêm mạc được duy trì, bề mặt tế bào biểu mô ruột bị tổn thương và chỉ số gián phân chỉ giảm một cách vừa phải [36].

Khi trẻ bị giảm hấp thu các chất đạm, lipid, đường lại thêm tình trạng trẻ chán ăn, chế độ ăn kiêng khem và tình trạng sốt, nhiễm trùng gây tăng chuyển hóa làm trẻ nhanh chóng suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ tiêu chảy cấp thành tiêu chảy kéo dài[36], [43].

Dấu hiệu thay đổi một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá khi trẻ bị tiêu chảy 1. Dấu hiệu lâm sàng

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hoạt tính của peptidase của tế bào bàn chải bị giảm ở trẻ bị tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng hoặc có tổn thương niêm mạc. Phân lỏng nhiều nước: tiêu chảy xuất tiết hoặc tiêu chảy thẩm thấu Phân có nhiều nước lỏng hoặc khi đặc khi lỏng, lổn nhổn, mùi chua hoặc khẳn, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp chất đường, carbonhydrat hoặc mỡ. - Soi phân: Tìm hồng cầu, bạch cầu và kí sinh trùng trong phân, tìm E.histolitica, kén và kí sinh trùng, tìm hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính chứng tỏ tiêu chảy xâm nhập do nhiễm khuẩn lị, Samonella.

Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính: Là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có chức năng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá huỷ các loại vi khuẩn, virut ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này xâm nhập vào cơ thể bằng cách gắn vào vật lạ rồi phóng chân giả bao vây vật.

Bảng 1. Phân loại mức độ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy
Bảng 1. Phân loại mức độ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại

- Tiêu chuẩn suy dinh dưỡng: Trẻ được xác định là suy dinh dưỡng khi cân nặng theo tuổi nhỏ hơn 2 lần độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics) hay giá trị so sánh. Viêm phế quản: bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng của viêm phế quản, X-quang có hình ảnh viêm phổi, công thức máu có biểu hiện tăng bạch cầu đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính. Viêm mũi họng: trẻ có biểu hiện ho, chảy nước mũi đục, có màu vàng hoặc xanh, được xác định ví viêm tai mũi họng bằng khám lâm sàng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: bệnh nhân có sốt, biểu hiện nhiễm trùng và có bạch cầu trong nước tiểu.

Phương pháp nghiên cứu

- Các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo: không, viêm phế quản phổi, viêm mũi họng, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn máu. Lấy máu tĩnh mạch 1 - 2 ml lúc bệnh nhi chưa ăn sáng sau đó cho vào ống nghiệm khô sạch và có chất chống đông. Bắt mạch cổ tay, đặt 2 ngón tay đè nhẹ lên cổ tay, sau đó đếm số nhịp trong 30 giây, rồi nhân đôi số nhịp để tính cho 1 phút.

Số liệu được tính toán trên bảng tính của Microsoft Excel và sau đó phân tích phương sai trên phần mền Epi Info 6.4.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 1. Tuổi

Đây là giai đoạn hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn chỉnh trong khi trẻ phải làm quen với sự thay đổi các chế độ ăn trong quá trình nuôi dưỡng và chịu nhiều tác nhân gây bệnh. Kết quả của nghiên cứu chúng tôi tương tự như các tác giả trên, tuy nhiên phần lớn nghiên cứu không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc tiêu chảy giữa 2 giới. Nghiên cứu của chúng tôi ở bệnh viện nhi Thanh Hoá cho thấy phần lớn bệnh nhi tiêu chảy sống chủ yếu tại nông thôn (chiếm tỉ lệ 75,3%) tỉ lệ này lớn hơn rất nhiều so với bệnh nhi sống ở thành phố 24,8% (Hình 3.3).

Ngoài ra, thuốc men ở các tuyến tỉnh cũng đa dạng phong phú hơn với tuyến huyện, không những thế mà những gia đình ở các tuyến huyện có điều kiện kinh tế tốt họ có thể chuyển thẳng bệnh nhi lên tuyến tỉnh.

Hình 3.1. Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi
Hình 3.1. Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi

Sự thay đổi một số chỉ số sinh lí ở bệnh nhi tiêu chảy nghiên cứu 1. Thay đổi về nhiệt độ

Chính vì vậy, theo nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ bệnh nhi ở các vùng nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn bệnh nhi ở thành thị. Để giải thích cho hiện tượng này có thể là những trẻ này bị đi ngoài nhưng không mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác và bị tiêu chảy ở mức độ mất nước độ A nên nhịp thở của trẻ không tăng. Những trẻ có nhịp thở tăng chiếm 38% những trẻ này có kèm theo bệnh nhiễm trùng khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu và tiêu chảy mất nước độ B và trong đó trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi chiếm tới 25,8% chứng tỏ những bệnh nhi này có sức đề kháng kém hơn so với trẻ lớn hơn, chính vì vậy mà nó có thể dễ dàng mắc những bệnh nhiễm trùng khác kèm theo.

Do đó mà, theo nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy không liên quan nhiều đến nhịp thở của bệnh nhi.

Các triệu chứng lâm sàng 1. Tính chất phân

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số ngày mắc tiêu chảy của trẻ, kết quả thể hiện ở Hình 3.5. Thời gian trẻ mắc tiêu chảy của chúng tôi có khác so với các tác giả trên là do chúng tôi tiến hành trên những bệnh nhi mắc tiêu chảy trong đó chủ yếu là tiêu chảy cấp, còn các tác giả trên tiến hành trên những trẻ mắc bệnh têu chảy kéo dài chính vì vậy mà số ngày trung bình mắc tiêu chảy của các tác giả trên dài hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của chúng tôi về mức độ mất nước của bệnh nhi Thanh Hoá thấy rằng, không có bệnh nhân nào mất nước loại C, bệnh nhi mất nước loại A chiếm 53,9% cao hơn một ít so với bệnh nhi mất nước loại B chiếm 46,1% (Hình 3.6).

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỉ lệ trẻ mắc tiêu chảy mất nước loại A chiếm.

Hình 3.4. Số lần trẻ bị tiêu chảy trong ngày
Hình 3.4. Số lần trẻ bị tiêu chảy trong ngày