MỤC LỤC
- Phương pháp điều tra sư phạm: Sử dụng các phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng về nhận thức, thái độ của HS về giáo dục DS - SKSS. - Phương pháp phân tích số liệu và thống kê toán học: Kết quả thực nghiệm sư phạm được phân tích và sử lý bằng phần mềm Exel nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu và xử lý tài liệu về giáo dục DS – SKSS. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng nhằm kiểm chứng giả thuyết của đề tài.
Nội dung giáo dục DS – SKSS mang tính chất liên môn, được tích hợp trong nhiều môn học khác nhau như: Sinh học, Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân,… Do đó GV cần lựa chọn phương pháp dạy vừa phù hợp với từng môn học, vừa khai thác được nội dung giáo dục DS – SKSS một cách hiệu quả nhất; đảm bảo kiến thức khoa học bộ môn; không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học; không biến môn học thành môn giáo dục DS – SKSS. GV cần khai thác kiến thức DS – SKSS ở những chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện nghĩa là kiến thức DS – SKSS khi đưa vào bài học phải được sắp xếp hợp lí, có hệ thống, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp và gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận nội dung chính. Như vậy, giỏ trị cốt lừi gắn liền với giỏo dục DS - SKSS tớch hợp ngay trong nội dung tri thức các môn học nhưng chỉ được bộc lộ giá trị DS - SKSS khi GV biết tổ chức các tình huống có vấn đề để HS tự gạn lọc các giá trị DS - SKSS (xác định vai trò, ý nghĩa, lợi ích của tri thức môn học cho việc nâng cao chất lượng DS - SKSS).
Tri thức DS – SKSS có thể được lồng ghép trong tri thức các môn học, GV tổ chức HS nghiên cứu các đối tượng môn học sao cho làm bộc lộ những giá trị của tri thức về DS - SKSS vốn đã được tích hợp trong từng nội dung học tập, tiếp đó GV tạo ra các tình huống có vấn đề rồi tiến hành cho HS gạn lọc giá trị (lựa chọn) để hình thành tri thức DS - SKSS. Nội dung kiến thức “Sinh sản” (Sinh học 11) giúp HS tìm hiểu về cấu tạo, cơ chế hoạt động của cơ quan sinh sản, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển sinh sản,… Việc tổ chức cho HS khai thác kiến thức chương học giúp HS có được kiến thức khoa học cơ bản về quá trình sinh sản để từ đó vận dụng vào đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, các tri thức giáo dục DS - SKSS tích hợp trong nội dung Chương “Sinh sản” (Sinh học 11) chỉ được bộc lộ giá trị giáo dục DS - SKSS khi GV biết tổ chức cho HS quan sát các mẫu vật, hình vẽ, ảnh chụp về cấu tạo cơ quan sinh sản, hậu quả của điều khiển giới tính và gia tăng DS; các phim video, các chương trình mô phỏng về các vấn đề DS – SKSS,.
Phần A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật gồm 14 bài, từ bài 1 đến bài 14, giới thiệu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật như: trao đổi chất, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các chức năng đó cũng như ứng dụng các kiến thức vào tăng năng suất cây trồng. Sau khi học xong chương này, HS có thể hiểu được vai trò quan trọng của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng đối với sự sống; nêu được các hoạt động sống xảy ra trong các tế bào khác của cơ quan và của các tế bào trong một cơ thể thực vật và động vật; hiểu được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyển vật chất và chuyển hóa vật chất trong cơ thể thực vật và động vật; so sánh được những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình. Sau khi học xong chương, HS hiểu được cơ chế sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật; phân biệt được sự giống và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật; nêu được cơ chế tác động của các nhân tố môi trường đối với sự sinh trưởng và phát triển từ đó trình bày được các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển nhằm tăng năng suất và cải thiện phẩm chất của cây trồng, vật nuôi và chăm sóc sức khỏe con người.
Sau khi học xong chương này, HS có thể nêu được cơ chế sinh sản là một trong những đặc điểm cơ bản của sự sống; nêu được bản chất của sinh sản vô tính và hữu tính; lí giải được tại sao sinh sản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài; nêu được cơ chế điều khiển sinh sản và hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng kiến thức sinh sản vào thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Chương “Sinh sản” (SH 11) giới thiệu cho HS các kiến thức về sinh sản ở thực vật và động vật như: các hình thức sinh sản; cấu tạo cơ quan sinh sản; cơ chế điều hòa sinh sản; điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người,… Vì vậy, khi hình thành cho HS hệ thống các kiến thức của Chương, GV cũn cú nhiệm vụ chỉ rừ cho HS ý nghĩa của những kiến thức này đối với việc chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản cho bản thân, hạnh phúc cho gia đình và phồn vinh của xã hội. Thay vì yêu cầu HS nghe, chép bài, GV có thể chuẩn bị các câu hỏi, các tình huống để các em chuẩn bị trước và tiến hành thảo luận trên lớp nhằm làm tăng tính xã hội của tri thức hay cho các em quan sát các mô hình, đoạn phim còn thiếu thông tin và tự tìm tư liệu để hoàn thiện hoặc GV có thể tổ chức cho HS chơi các trò chơi, đi tham quan, dã ngoại kết hợp với học tập….
Một số giáo án thể hiện phương pháp tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản trong dạy học Chương “Sinh sản” (Sinh học 11). Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên GnRh, FSH, LH đều giảm tiết. - Rối loạn sản xuất hoocmon có ảnh hưởng gì đến quá trình sinh sản ở nam?.
- Progesteron và ơstrogen một mặt làm cho niêm mạc tử cung dày, xốp để đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ, mặt khác tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, gây ức chế tiết GnRH, FSH, LH nên trong vòng 14 ngày sau khi trứng rụng thì không có trứng nào chín và rụng nữa. - Trường hợp trứng không đuợc thụ tinh: thể vàng teo lại và thoái hoá, vùng dưới đồi lại kích thích tuyến yên tiết FSH, LH và một chu kì mới được phát động. GV: Trong chăn nuôi, muốn kích thích cho trứng chín và rụng có thể làm như thế nào?.
- Căng thẳng thần kinh, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài => rối loạn quá trình trứng chín và rụng; làm giảm sinh tinh. - Sự hiện diện và mùi của con đực tác động đến hệ thần kinh và nội tiết của con cái => ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín, rụng trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái. - Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lí => rối loạn chuyển hoá => ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc lá, rượu, ma tuý => rối loạn sinh trứng; giảm khả năng sinh tinh. - Trong chăn nuôi cần có những biện pháp kĩ thuật gì để vật nuôi sinh trưởng và sinh sản tốt?. - HS trung học phổ thông cần làm gì để giữ gìn sức khỏe, sức khỏe sinh sản?.
- Nên hay không nên bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về vấn đề tình dục?. - Em sẽ làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục DS – SKSS trong cộng đồng?.
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cs thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái, tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. - Giai đoạn thụ tinh: Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử - Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới. + Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền, động vật thích nghi và phát triển trong môi trường sống thay đổi.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật và người. Ống sinh tinh Câu 16: Gà trống phát triển không bình thường như: Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục do thiếu hoocmon nào?. Động vật ở nước thường đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử gặp nhau một cách ngẫu nhiên được gọi là gì?.