MỤC LỤC
Công trình nghiên cứu cho biết toàn cảnh nền công nghiệp sản xuất thép của Ấn Độ và cho thấy một ngành công nghiệp thép phát triển mạnh là yếu tố quan trọng đối với sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa của bất kỳ quốc gia nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác về nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thép. Luận án đã đưa ra thực trạng và các giải pháp về quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các DNSX thép trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối thép và thực trạng tổ chức, quản lý kênh phân phối thép xây dựng tại ba DN nghiên cứu điển hình đó là TISCO, Công ty thép Việt Úc và Công ty cổ phần thép Việt – Nhật.
MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận án đi sâu vào nghiên cứu KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thép tại 02 nhóm DN điển hình vừa sản xuất, vừa kinh doanh thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam đó là: 01 là nhóm DN ở khu vực phía Bắc, điển hình là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và 02 là nhóm DN ở khu vực phía Nam, điển hình là Công ty thép Miền Nam. Luận án chỉ nghiên cứu nhu cầu thông tin KTQT chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và việc cung cấp thông tin cho quản trị trong các DN thép mà không nghiên cứu việc sử dụng thông tin KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên quan đến vấn đề sử dụng thông tin phân tích chênh lệch, sử dụng thông tin để ra quyết định.
Mục đích khảo sát là tìm hiểu thực trạng hệ thống KTQT chi phí sán xuất, nhu cầu sử dụng thông tin KTQT chi phí sản xuất cho quản trị DN và sự hài lòng về việc cung cấp thông tin KTQT chi phí sản xuất của hệ thống kế toán cho quản trị DN ở các DN trên. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thư viện, các ấn bản phẩm đã được xuất bản và tìm kiếm trên mạng và truy cập vào các trang web.
NHỮNG ĐểNG GểP CỦA LUẬN ÁN
Mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin trong DN Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN rất đa dạng và phong phú, do vậy hệ thống thông tin của DN cũng được phân thành các hệ thống thông tin theo từng lĩnh vực, từng chức năng quản trị nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho quá trình ra quyết định ở mỗi lĩnh vực, mỗi hoạt động. KTQT có vai trò cung cấp thông tin, soạn thảo các báo cáo dự toán hoat động sản xuất kinh doanh; báo cáo đo lường, định lượng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; báo cáo biến động giữa kết quả thực tế với mục tiêu hay dự toán và những nguyên nhân gây nên sự biến động đó; báo cáo phân tích các phương án đưa ra để lựa chọn; tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương án, quyết định phù hợp và tối ưu.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng ghi nhận và thể hiện trách nhệm, quyền lợi vật chất, pháp lý của tổ chức, nhà quản trị. Kế toán tài chính chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung đối với toàn bộ tổ chức; kế toán quản trị chú trọng đến trách nhiệm điều hành ở từng bộ phận của tổ chức cho đến cấp thấp nhất chỉ có trách nhiệm với chi phí.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý trên các góc độ khác nhau. Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều sử dụng các chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính.
Dự toán CPNCTT được xác định căn cứ vào định mức lượng thời gian lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và đơn giá cho một đơn vị thời gian lao động trực tiếp. Dự toán linh hoạt là dự toán chi phí được lập cho các mức hoạt động khác nhau, giúp nhà quản trị có thể so sánh được chi phí thực tế ở các mức độ hoạt động khác nhau, từ đó có các quyết định về giá bán sản phẩm trong điều kiện mức sản lượng khác nhau, đảm bảo cho DN có lãi nhưng vẫn đáp ứng được đơn đặt hàng của khách hàng. Như vậy song song với việc lập dự toán tĩnh, các DNSX thép cần lập dự toán linh hoạt để làm cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Xây dựng dự toán linh hoạt sẽ tạo cơ sở cho nhà quản lý chủ động trong việc huy động nguồn lực phục vụ cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng giúp cho việc đánh giá chính xác tình hình thực hiện dự toán khi mức độ hoạt động thực tế biến động so với mức độ hoạt động theo dự toán tĩnh.
Việc xây dựng dự toán linh hoạt là rất phù hợp và cần thiết đối với các DNDX thép vì sản lượng sản xuất, tiêu thụ thép và giá nguyên vật liệu đầu vào, giá nhân công thường xuyên biến động. Do đó để đáp ứng yêu cầu quản trị, phục vụ cho việc ra quyết định, tác giả để xuất các DNSX thép cần bổ sung thêm phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi. Căn cứ vào giá thành theo chi phí biến đổi, các nhà quản trị có thể xác định được giá bán sản phẩm phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Đồng thời phương pháp giá thành theo chi phí biến đổi cũng là căn cứ để xác định điểm hòa vốn, từ đó nhà quản trị có thể đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Nguyên nhân có thể do tay nghề công nhan không đảm bảo, máy móc thiết bị hỏng làm ngưng trệ quá trình sản xuất hoặc do quá trình giám sát công nhân sản xuất không được tốt. Biến động chi phí sản xuất chung là chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với chi phí sản xuất chung dự toán và được phân tích tách biệt thành biến động chi phí sản xuất chung biến đổi và biến động chi phí sản xuất chung cố định. - Biến động chi phí sản xuất chung cố định: được phân tích thành hai thành phần là biến động dự toán chi phí sản xuất chung cố định và biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung cố định.
Căn cứ vào đó, người chịu trách nhiệm là trưởng các bộ phận hoặc giám đốc các trung tâm, nhà máy, xí nghiệp sẽ lập báo cáo lợi nhuận, từ đó đánh giá việc thực hiện, kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm lợi nhuận.
Hiện nay, tại các DNSX thép đã có một số báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị như Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo tình hình thực hiện giá thành. Để xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các DNSX thép cần sử dụng rất nhiều thông tin, trong đó thông tin dự toán chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, để cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch, DN căn cứ vào các bảng dự toán chi phí sản xuất, bao gồm: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán cho phí sản xuất chung (đã trình bày ở mục 3.3.2.2).
Hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý là những báo cáo cung cấp thông tin chênh lệch giữa kết quả thực hiện với dự toán và những nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động này giúp nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tình hình,.
Tổng công ty thép Việt Nam và các DNSX thép thuộc tổng công ty cần nhận thức được vai trò quan trọng của KTQT nói chung và KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các nhân viên kế toán cần được đào tạo bài bản để nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp của KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có thể thiết kế và cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Để đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định, hệ thống kế toán cần có các thay đổi phù hợp trong việc thiết kế các tài khoản chi tiết, các mẫu báo cáo theo yêu cầu cũng cấp thông tin cho các nhà quản trị.
Trên cơ sở thực trạng KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam được nghiên cứu ở chương 2, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện KTQT nói chung, KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định ở các DN.