Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu cho học sinh chuyên sinh lớp 10 bằng cách viết tiểu luận về cơ sở vật chất và di truyền

MỤC LỤC

Cơ sở lí luận 1. Khái niệm học

  • Khái niệm và các mức độ tự học
    • Kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu

      Theo GS.VS.Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có trí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn lại, lòng say mê khoa học,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [35]. - Về mặt cấu trúc: Kĩ năng gồm các tri thức về hành động và các hành động cụ thể; kĩ năng có tính phức hợp, gồm nhiều hoạt động, kĩ năng nhỏ (tức là có tính chất thứ sinh). - Về mặt kết quả: Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hoạt động nhất định. - Về mặt nguồn gốc: Kĩ năng có được thông qua trải nghiệm, huấn luyện, đào tạo. - Về tính phát triển: Kĩ năng có các mức độ phát triển khác nhau: Từ thấp đến cao và mức hoàn thiện là kĩ xảo; Từ kĩ thuật hành động đến mức trở thành năng lực con người tức là trở thành một loại phẩm chất nhân cách; Từ tạm thời đến bền vững; Từ chỗ mang tính khu trú trong một phạm vi hoạt động đến linh hoạt chuyển hóa sang các lĩnh vực khác nhau. Từ việc rút ra được những nội hàm của khái niệm kĩ năng, tác giả này cũng đã đưa ra được định nghĩa: “Kĩ năng là khả năng của chủ thể có được qua đào tạo, rèn luyện để thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động với kết quả tốt”[10]. Định nghĩa trên theo chúng tôi là đã thỏa mãn được nhiều quan điểm khác nhau và chứa đựng đầy đủ nội hàm của khái niệm này. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình, chúng tôi đã sử dụng định nghĩa này làm định hướng. Khái niệm tài liệu. Theo GS Nguyễn Lân, nghĩa gốc Hán Việt của “tài” trong từ “tài liệu” là thứ dùng làm đồ đạc, của “liệu” là đồ vật. Từ đó GS suy ra nghĩa của từ “tài liệu” là. “những điều cần thiết để đi sâu vào một vấn đề hoặc để dựa vào mà viết sách hay làm báo cáo” [18]. Theo tác giả Hoàng Phê và cộng sự, “tài liệu” là “những dữ liệu, tin tức giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì”[28]. đem lại thông tin về cái gì, bằng chứng hoặc chứng cớ về cái gì”[43]. Căn cứ vào những định nghĩa đã nêu, chúng tôi có thể liệt kê ra một số nguồn tài liệu có thể dùng cho học sinh như sau: Sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí có liên quan tới vấn đề đang học, đĩa CD, mạng Internet, vở ghi bài giảng của GV , từ điển,…. Khái niệm tự nghiên cứu. nghĩa là cuối cùng) là đi sâu vào một vấn đề để tìm hiểu bản chất vấn đề đó hoặc để tìm cách giải quyết những điều mà vấn đề đó đặt ra [18].

      Tiểu luận

        Tuy nhiên, theo hướng nghiên cứu của đề tài là vận dụng TL trong dạy học nhằm rèn luyện khả năng tự nghiên cứu tài liệu của học sinh lớp 10 chuyên, là học sinh phổ thông chứ không phải sinh viên đại học hay cao đẳng, nên yêu cầu được giảm nhẹ hơn đó là: người viết biết tổng hợp các tri thức đã tìm tòi, nghiên cứu được từ tài liệu và viết chúng theo ngôn ngữ của bản thân, phù hợp với yêu cầu của đề tài được giao hoặc do người học lựa chọn. Đó cũng chính là hạn chế của dạy học theo dự án khi triển khai ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn.Với TL, thì lại đòi hỏi đi sâu vào một vấn đề cụ thể, không đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người do đó có thể vừa đi sâu, mở rộng kiến thức ở một nội dung nào đó của môn học, vừa có thể vận dụng linh hoạt để phát huy dạy học hợp tác hoặc dạy học cá nhân hóa.

        Cơ sở thực tiễn của đề tài

        Yêu cầu thực tiễn nâng cao kĩ năng nghiên cứu tài liệu của HS chuyên Sinh

        Điều này không chỉ là yêu cầu chung của thời đại, của đất nước mà nó còn được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật như Luật Giáo dục, chương trình Sinh học THPT và chương trình Sinh học THPT Chuyên sâu. Vấn đề này còn ngày càng được yêu cầu cao hơn, thể hiện trong các đề án cải cách của ngành giáo dục như đề án phát triển hệ thống trường chuyên, đề án dạy tiếng Anh trong trường THPT Chuyên,… và trong các bài phát biểu trước công chúng của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

        Thực trạng kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu của HS 10 chuyên Sinh và việc rèn HS kĩ năng này của GV

          Tuy nhiên, kết qủa nghiên cứu trên 3 khối lớp lại không có khác biệt mới nên có thể nhận định các phương pháp dạy học hiện được GV chuyên Sinh vận dụng ở các lớp 11 và 12 tham gia điều tra đều chưa phát triển được năng lực và các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của HS chuyên Sinh. Còn các việc khác như: Đọc một đoạn trong SGK, tìm ý chính; Đọc sách hoặc quan sát hình vẽ, sơ đồ để trả lời một câu hỏi hoặc bài tập nhỏ; Sưu tầm tài liệu để hoàn thành một dự án, một đề tài mà thầy cô giáo giao cho; Viết một bài TL thì thỉnh thoảng GV mới yêu cầu HS làm.

          Bảng 1.3.2:  Nhận thức của GV về  các tác dụng của kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu đối với HS chuyên Sinh.
          Bảng 1.3.2: Nhận thức của GV về các tác dụng của kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu đối với HS chuyên Sinh.

          Thực trạng vận dụng phương pháp tổ chức HS làm báo cáo TL để rèn kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu của GV chuyên Sinh

            - Về các loại kiến thức có thể vận dụng phương pháp dạy học bằng cách tổ chức cho HS viết báo cáo TL: Hầu hết GV đều cho rằng có thể vận dụng phương pháp này trên các loại kiến thức như: Các kiến thức lí thuyết đại cương (94,7%); Các lí thuyết chuyên ngành trừu tượng (81,9%); Kiến thức chuyên ngành mang tính thực tiễn và ứng dụng cao (96,8%); Kiến thức mang tính liên môn (91,5%). - Về phản hồi của HS với GV trong trường hợp GV đã từng tổ chức cho HS làm báo cáo TL: Đa số GV cho biết họ nhận được nhiều phản hồi tích cực ( HS hứng thú và sôi nổi hơn trong học tập, khả năng thu thập và xử lý thông tin của HS tốt hơn, HS có kĩ năng viết các bài tự luận tốt hơn) mà ít gặp các phản hồi tiêu cực (tốn thời gian mà không hiệu quả và quá sức HS).

            Thực trạng kĩ năng viết báo cáo TL của HS chuyên Sinh nói chung và 10 Sinh THPT chuyên Hưng Yên nói riêng

            Thông qua dự giờ thăm lớp và đọc giáo án chúng tôi cũng nhận thấy các GV chuyên Sinh của chuyên Hưng Yên Sinh đều chưa thể hiện trong giáo án và bài dạy của mình phương pháp dạy học bằng cách hướng dẫn HS làm báo cáo TL hoặc các phương pháp gần với nó như dạy học dựa trên dự án hoặc Webquest. - Để có đánh giá chắc chắn hơn về kĩ năng viết các bài TL của HS 10 Sinh chuyên Sinh Hưng Yên, sau khi dạy chuyên đề: Giới thiệu chung về thế giới sống, chúng tôi sử dụng ngay bài thực hành về đa dạng Sinh học (bài 6 sách Sinh học 10 nâng cao để giao bài TL cho các em).

            Nguyên nhân của thực trạng

            - Đã có GV đưa dạy học bằng cách tổ chức HS làm báo cáo TL vào dạy học nhưng việc làm này vẫn mang tính chất tự phát chứ chưa có một quy trình rèn luyện và mục đớch rừ ràng. Điều đó mở ra triển vọng để vận dụng phương pháp dạy học này một cách có chiều sâu hơn.

            BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TỰ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU BẰNG CÁCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH VIẾT TIỂU LUẬN TRONG

            Cơ sở khoa học và biện pháp đưa kiến thức về CSVC - CCDT vào lớp 10 chuyên Sinh

            • Cơ sở khoa học của việc dạy phần CSVC - CCDT ở lớp 10 chuyên Sinh

              Chẳng hạn, trong phần Sinh học tế bào, khi phân biệt ba lãnh giới: Vi khuẩn, Sinh vật cổ và Sinh vật nhân thực, HS phải có kiến thức nền về Di truyền học khá vững mới có thể hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa ba nhóm sinh vật này như sự liên kết của ADN với prôtêin histôn, cấu trúc gen (trình tự exon và intron), tỉ lệ A+T/G+X,. Theo khảo sát của chúng tôi khi tiếp xúc với GV chuyên Sinh thuộc các trường chuyên tại khu vực đồng bằng sông Hồng thì 100% trường đều dạy Di truyền học ở lớp 10 (hết lớp 10 ít nhất là phải xong CSVC - CCDT, Quy luật di truyền và Di truyền quần thể) dưới hình thức này hoặc hình thức khác.

              THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

              • Phương pháp thực nghiệm 1. Đối tượng thực nghiệm
                • Kết quả thực nghiệm

                  - Tất cả HS đều chưa có những khái niệm cơ bản về TL cũng như cách tiến hành một bài TL, đặc biệt là hiện tượng phôtô hoặc in nguyên một bài tìm được để nộp chứng tỏ ý thức của các em về việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng như khát vọng tìm tòi, khám phá tri thức mới của các em không cao. Chẳng hạn, làm về đề tài khá khó là “mối quan hệ giữa đột biến gen và ung thư” nhưng em Nguyễn Thị Thanh Hiền đã biết đi từ lịch sử nghiên cứu bệnh ung thư để đề cập tới các thành tựu khoa học gần đây chứng minh rằng các bệnh ung thư đều có nguồn gốc di truyền trong đó có đột biến gen để đặt vấn đề.

                  Bảng 3.1: Hướng dẫn chấm điểm bài báo cáo TL (thang điểm 100)
                  Bảng 3.1: Hướng dẫn chấm điểm bài báo cáo TL (thang điểm 100)