MỤC LỤC
Cơ cấu chi phí sản xuất chịu tác động của nhiều nhân tố như: Loại hình và quy mô sản xuất của từng doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật, trang thiết bị, điều kiện tự nhiên, công tác tổ chức, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của công nhân v.v…. Giá thành sản phẩm phản ánh lượng chi phí để hoàn thành sản xuất hoặc sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị hay 1 khối lượng sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Chi phí sản xuất chung: là chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng (bộ phận kinh tế) trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ như: chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng (bộ phận kinh doanh), tiền lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên phân xưởng (bộ phậnkd) theo quy định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng (bộ phận kinh doanh).
* Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, quảng cáo. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu để dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác chung cho toàn doanh nghiệp như lãi vay, dự phòng, phí kiểm toán, tiếp tân, tiếp khách, công tác phí…. Như vậy, việc lùa chọn thời điểm để xác định qúa trình tiêu thụ hoàn thành là một trong những khâu quan trọng liên quan đến rất nhiều vấn đề khác trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp như: công tác quản lý thu thuế, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu….
Tóm lại, xét về mặt lượng thì tất cả các quan điểm đều thống nhất: lợi nhuận là số thu dôi ra so với số chi phí bỏ ra; lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Khi (C + V) hay tư bản ứng trước chuyển thành K (chi phí sản xuất tư bản) thì số tiền nhà tư bản nhận được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi đó giá trị thặng dư, được coi là kết quả của toàn bộ ứng trước, được gọi là lợi nhuận. Thật vậy, khi tiến hành sản xuất kinh doanh ai cũng muốn thu được lợi nhuận cao, để thu được lợi nhuận cao mét doanh nghiệp phải nhìn thấy được những cơ hộimà người khác bỏ qua, phát hiện ra sản phẩm mới, tìm phương pháp sản xuất mới tốt hơn để có chi phí sản xuất thấp hoặc phải liều lĩnh, maọ hiểm hơn mức bình thường.
Lợi nhuận ngoài ý nghĩa là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn có vai trò hết sứ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế đất nước nói chung. Nhờ có vốn bổ sung thêm từ lợi nhuận doanh nghiệp mới chủ động trong việc đầu tư phát triển kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tăng mức vốn lưu động từ đó tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường. Ở đây, ta lại thấy được vai trò của lợi nhuận không quan trọng đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà cả xã hội, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp không chỉ hoạt động kinh doanh riêng lẻ, tách rời, mà nó là một mắt xích trong chuỗi xích liên hệ giữa các doanh nghiệp, giữa con người.
Nhà nước thu thuế sau đó điều hoà lợi Ých kinh tế giữa các doanh nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các cơ sở sản xuất mới đảm bảo thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội, giải quyết vấn đề lao động cho nhân dân, bảo hộ cho những ngành sản xuất chủ chốt. Với quan điểm đó đòi hỏi doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc luật pháp, đi sâu nghiên cứu các quy luật của cơ chế thị trường và những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để xác định phương pháp đúng đắn, hữu hiệu, tận dụng tốt thời cơ nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong kỳ kế hoạch. Trong đó kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh vẫn là chỉ tiêu cơ bản, chính vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ là nội dung cơ bản để trên cơ sở đó phấn đấu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cụ thể, ta phải xây dựng được mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được sao cho lợi nhuận thu được tối đa.
Doanh nghiệp phải dùa trên cơ sở nghiên cứu thị trường để định đoạt giá cả sao cho bù đắp được chi phí kinh doanh mà vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận, muốn vậy doanh nghiệp cần phải chủ động tham gia xác định các phương án giá cả, đề xuất các biện pháp phù hợp với sự diễn biến của tình hình kinh tế, tình hình thị trường. Một là, phương pháp giảm chi phí tuyệt đối được sử dụng trong điều kiện giữ nguyên khối lượng sản phẩm ở đầu ra nhưng lại giảm chi phí bất biến ở đầu vào, thông qua việc sắp xếp lại biên chế, tinh giản công tác quản lý, phục vụ….Hai là, phương pháp giảm tương đối chi phí, phương pháp này hướng vào việc đầu tư, tăng chi phí sản xuất ở đầu vào (chi phí khả biến) nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và do đó đem lại nhiều lợi nhuận.