MỤC LỤC
Trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học - công nghệ các tỉnh, thành phố phía Bắc, khi đề cập đến vấn đề tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học - công nghệ và các cơ quan chính phủ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong lời phát biểu của mình, Thủ tướng Phan Văn Khác cũng khẳng định: "Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của tộc ta". Vì vậy, để thực hiện thành công CNH, HĐH cũng như những các văn kiện, nghị quyết của Đảng đã ban hành về chiến lược xây dựng, phát triển đất nước đến năm 2020 thì hơn lúc nào hết chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực trí tuệ, vốn văn hóa, kỹ năng và trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động, đồng thời phải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ lao động chất xám, khai thác tốt nhất tiềm năng và sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc và thời đại.
Người Raglai tích cực tham gia sôi nổi vào các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của quê hương đã góp phần tuyên truyền, phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết trong tầng lớp nhân dân, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước, sự phối hợp thống nhất hành động của cả hệ thống chính trị trong việc phối hợp và chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đồng thời triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, nhất là các vùng nghèo, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa. Như Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã theo quyết định số 35/QĐ- TTG ngày 13/01/1997, nhằm xây dựng những trung tâm kinh tế - xã hội làm đòn bẩy cho sự phát triển mọi mặt của các cụm xã ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn trong phạm vi cả nước (bắt đầu từ năm 1992) nhằm phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các dân tộc có dân số ít hòa nhập với cả nước về đời sống và thu nhập được; Chính sách trợ giá, trợ cước và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa theo Nghị định số 20/1 998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998 - 2000 (Chương trình 133), trong đó đặt vấn đề giải quyết tình trạng nghèo đói trong phạm vi cả nước với mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo toàn diện về kinh tế, xã hội và văn hóa. Hiện nay chương trình này đang được tiếp tục bằng chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2000 - 2005 (Chương tình 143), với một số mục tiêu không chỉ nhằm giải quyết cái ăn mà còn thỏa mãn nhu cầu khác như: mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc làm nhằm giảm nghèo bền vững; có chính sách an sinh xã hội, thể hiện ở các chủ trương giúp cho các đối tượng yếu thế; suất vay tín dụng cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn với lãi xuất thấp không cần phải thế chấp để phát triển sản xuất; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) … Ngoài ra còn có các chương trình, dự án về trồng rừng; chương trình giáo dục - đào tạo; chương trình y tế;.
Bên cạnh những chủ trương, chính sách chung của các Bộ, ngành ở Trung ương, Tỉnh ủy – UBND tỉnh Ninh Thuận cũng có một số chủ trương, chính sách cho sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc dân tộc Raglai nói riêng, như: Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 07 tháng 11 năm 2011 Về phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực giai đoạn 2011- 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII, nhằm Phát triển nguồn nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, có năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, có tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của địa phương. Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì và củng cố kết quả phổ cập bậc trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vào năm 2015 và các thị trấn hoàn thành vào năm 2020; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên (giai đoạn II), chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, chương trình đầu tư các trung tâm học tập cộng đồng, trường dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên đến năm 2020. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo nhu cầu nhân lực các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2020; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tổng thể đào tạo nhân lực cho các dự án, công trình trọng điểm, lĩnh vực đặc thù và các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh đến năm 2020; chương trình đào tạo các nhóm tay nghề cao giai đoạn 2011 – 2020; chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đến năm 2020.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xúc tiến, mời gọi các trường Đại học, các Trung tâm đào tạo có uy tín, có kinh nghiệm trong và ngoài nước để đầu tư thành lập cơ sở đào tạo tại tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc tế; đi đôi với thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm mở các trường đào tạo hoặc liên kết mở các lớp đào tạo ở các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề các cấp để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thời gian qua tỉnh đã áp dụng một số cơ chế chính sách đối với dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Raglai nói riêng trên địa bàn : Quyết định số 1024/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận về Phê duyệt Đề an đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2010 - 2015; Nghị quyết số 28/200 8/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân phê duyệt Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển Đại học y, Dược - diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020. Bên cạnh đó, những năm qua đội ngũ những người có uy tín trong cộng đồng vùng đồng bào Raglai đã thật sự phát huy vai trò và có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật cũng như trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, giáo dục con em, người thân trong gia đình, tộc họ mình không phạm tội, chăm lo lao động sản xuất, không nghe, không.
Trong khi đó, giáo dục - đào tạo với tư cách là tác nhân quan trọng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thời gian vừa qua tuy đã có những cố gắng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đồng bào Raglai, song so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay của tỉnh và các tỉnh lân cận tỉnh Ninh Thuận thì nguồn nhân lực chưa đáp ứng được, vẫn còn thiếu về chất lượng hoặc đào tạo ra nhưng chưa được sử dụng đúng ngành nghề đã học, do vậy việc tìm kiếm việc làm trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, khó khăn. Củng cố, phát triển hệ thống mạng lưới các trường phổ thông dân tộc nội trú, nhất là các trường THPT cấp tỉnh, huyện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số đặc biệt là vùng đồng bào Raglai, miền núi và đào tạo lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia lao động xây dựng quê hương Ninh Thuận, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các cấp, các ngành tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp tổ chức, bố trí nhân lực là người đồng bào Raglai hợp lý; đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đồng bào Raglai theo quy hoạch, nhu cầu thực tế của từng ngành và địa phương, gắn kết chặt chẽ các khâu trong quy hoạch, đào tạo với bố trí, sử dụng nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn tỉnh nói chung và nguồn nhân lực đồng bào Raglai nói riêng trong những năm tới.