MỤC LỤC
- Thứ hai, quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của đề án tái cơ cấu các NHTMNN mà đã được NHNN đề ra trong giai đoạn 2001- 2010, cũng như đẩy nhanh quá hình cổ phần hoá các NHTMNN. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoại động ngân hàng (sau đây được gọi tắt là Quyết đinh 493/2005) cho phép phân loại nợ theo phương pháp ‘định lượng’ được quy định tại điều 6 và còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp đinh tính được quy định tại điều 7 nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành năm nhóm tương ứng như năm nhóm nợ theo cách phân loại theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng và được NHNN chấp thuận.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng, chi tiết như: lên kế hoạch trả nợ cho khách hàng, đảm bảo khách hàng không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch; kiểm tra chất lượng của tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng; kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm ngân hàng có đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước toà án nếu cần thiết; đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo những dấu hiệu thay đổi bất thường về mọi mặt của người. Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh toán, trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đổng tín dụng, nếu khách hàng không tuân theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này ngân hàng có thể nắm giữ những cổ phần trong các doanh nghiệp cho vay, đưa ra các hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất đinh vào một thời điểm nhất đinh trong tương lai, đổi lại đinh kỳ khách hàng cung cấp cho ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, về tình hình tài sản ..cam kết này có lọi cho cả hai phía: khách hàng thì yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần, còn NH có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng.
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
Tổng doanh số
Doanh
Dư nợ
Hiện nay, Ban Tớn dụng NHNo&PTNT chi nhỏnh Vinh (bao gồm cả Ban Tín dụng Doanh nghiệp và Ban Tín dụng Hộ sản xuất) chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và quy tắc quản trị chung cho công tác quản lý tín dụng trong toàn hệ thống, các bộ phận nghiệp vụ tín dụng (tại Trung tâm Điều hành và các chi nhánh) dựa trên những chính sách và quy tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. NHNo&PTNT chi nhánh Vinh đã ban hành các quy chế và văn bản quy định về chính sách tín dụng phù hợp với quy định của Pháp luật và NHNN Việt Nam; cụ thể như Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT chi nhánh Vinh về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT chi nhánh Vinh, Quyết định số. Bằng các biện pháp chỉ đạo sát sao cụ thể như: ban hành các văn bản chỉ đạo, phiếu nhắc việc chi nhánh làm chưa tốt, kiểm tra thực tế, hướng dẫn trực tiếp cho các cán bộ tại chi nhánh… đến nay, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro đã thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu của các chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) với số lượng hồ sơ khách hàng được cập nhật vào khoảng 1 triệu khách hàng, số lượng hợp đồng tín dụng được theo dừi là hơn 1 triệu hợp đồng.
Về phương thức tín dụng hộ sản xuất, NHNo&PTNT chi nhánh Vinh thực hiện kết hợp đa dạng đồng thời các loại hình tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng hộ sản xuất và vùng kinh tế, đó là: cho vay trực tiếp; cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… NHNo&PTNT chi nhánh Vinh đã ký Nghị quyết liên tịch số 2308 với Hội nông dân, Thông tư số 02 với Hội phụ nữ về việc cho vay qua tổ nhóm hội viên của các tổ chức này. Nguyên nhân có thể là do hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, không đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc việc định kỳ hạn trả nợ của khách hàng không sát thực với khả năng trả nợ của khách hàng hoặc do thiên tai, dịch bệnh …Trong số nợ quá hạn nói trên, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn : Cho vay mía đường, cho vay nuôi tôm, gia súc, gia cầm,. (Nguồn: Báo cáo công tác trích lập và xử lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Vinh từ năm 2013- 2015) Qua công tác tổng hợp kết quả phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro và báo cáo kết quả thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro cho thấy công tác trích lập dự phòng và XLRR của các chi nhánh đơn vị trong toàn hệ thống NHNo&PTNT chi nhánh Vinh đã đi vào nề nếp, các chi nhánh đơn vị đều chú trọng đến việc trích lập dự phòng, XLRR và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
Ba là: Cần phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như bộ phân quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khỏi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm đinh tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết đinh tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay..). Trong khâu thẩm định khách hàng, Cán bộ tín dụng phải luôn đặt các tiêu chí như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin được xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu và phải được cán bộ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình và thực hiện đúng tất cả các quy định đã đề ra khi thực hiện thẩm đinh khách hàng. - Nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại NN NN & PTNT Vinh, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi: tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn; hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng; Cơ cấu lại bộ phận túi dụng mang tính chuyên môn hoá; nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay; tổ chức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho đủ và đúng; Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao khả năng và hiệu quả trong công tác thu thập thông tin tín dụng ; lựa chọn danh mục tài sản đảm bảo sao cho hợp lý và hiệu quả; đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và có biện pháp đối phó vói những thay đổi từ yếu tố bên ngoài.
Với khoảng thời lượng nghiên cứu chưa đủ dài nên trong phần giải pháp tác giả mới chỉ kể ra một số mô hình lý thuyết về chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng được áp dụng phổ biến trên thế giới và một số ngân hàng thưong mại Việt Nam đã đem lại hiệu quả cao trong quản trị rủi ro tín dụng mà chưa đưa ra được một mô hình lý thuyết cụ thể nào phù hợp nhất để áp dụng vào hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng NN & PTNT Vinh.