MỤC LỤC
- “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng lao động thủ cộng là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần phải đẩy nhanh việc thực hiện thủy lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề truyền thống, các loại dịch vụ sản xuất và đời sống, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại.
Thông qua các chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông dân, chương trình phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, chương trình phát triển các xí nghiệp, phong trào cộng đồng mới ở nông thôn đã tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương sản xuất quy mô nhỏ bé. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân nên việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm và phương pháp tiến hành của một số nước Châu á như: Tập trung tiến hành công nghiệp hoá không chỉ ở các đô thị lớn mà về tới cả nông thôn, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, tích cực thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ.
Điều kiện tự nhiên
Thanh Trì còn là huyện có nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo tiềm năng về phát triển công nghiệp.Thương mại – dịch vụ – du lịch có cơ hội phát triển mạnh mẽ đặc biệt là ở dự án đầu tư các khu dịch vụ trục quốc lộ 1A và các trung tâm buôn bán…. Nhìn chung ngành kinh tế huyện Thanh Trì khá phát triển, tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là cần thiết và quan trọng.
Huyện Thanh Trì có thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, có gần 800 đơn vị đóng trên địa bàn huyện nên huyện có thể tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp mà ngay cả sản phẩm trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thanh Trì là huyện có dân số đông, tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao, lao động dư thừa, cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh nhiều người ở nơi khác về lập nghiệp, do đó vấn đề an ninh trật tự và giải quyết việc làm vẫn còn là vấn đề nan giải.
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với hệ thống cung ứng đầu vào và đầu ra còn buông lỏng do thị trường đầy biến động và bấp bệnh gây khó khăn cho người sản xuất. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống vẫn còn giữ được một số làng nghề truyền thống đã bị phần nào mai một thiếu đi bản sắc văn hoá làm cho dịch vụ du lịch chưa phát triển.
Dùng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để thu thập số liệu, nguồn thông tin thứ cấp thu được từ tài liệu sách báo có sẵn như thu thập số liệu từ nguồn tài liệu thứ cấp có qua sách báo, thông qua sổ sách của các phòng ban như phòng kinh tế kế hoạch và phát triển nông thôn, phòng thống kê. Sử dụng phương pháp này nhằm tranh thủ ý kiến của các chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật thông qua các tài liệu nghiên cứu, ý kiến trực tiếp của họ trong việc đánh giá, hoạch định chiến lược phát triển của các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế của huyện.
Qua phân tích cơ cấu ngành trồng trọt cho thấy tình trạng độc canh lương thực còn phổ biến chưa có chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, nặng về sản xuất cây lương thực trong giai đoạn vừa qua không có nghĩa là sản xuất có lãi hơn so với cây trồng khác mà do cây lương thực là cây trồng vốn gắn bó gần gũi với nông dân từ nhiều năm đồng thời nó đảm bảo ổn định đời sống cho người nông dân. Ngành chăn nuôi của huyện Thanh Trì chiếm 34,1% cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp toàn huyện, hàng năm huyện sản xuất ra hàng ngàn tấn thịt lợn, cá và nhiều nông sản khác như trứng, sữa… Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi huyện Thanh Trì năm 2004 đạt 75,7% tỷ đồng chiếm 33,8% cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm 2005 giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng lên 3,8 tỷ đồng chiếm 34,1% cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, trong chăn nuôi vùng có diện tích ao, đầm lớn 440 ha chiếm 61,5% tổng diện tích đầm ao toàn huyện lại có nguồn nước thải của nội thành đổ về nên thuận lợi cho việc nuôi cá, sản lượng cá trong vùng chiếm 90% sản lượng cá toàn huyện. Nông nghiệp chủ yếu là trồng rau và cây công nghiệp ngắn ngày do hoàn cảnh tự niên khắc nghiệp đã tạo ra cho vùng một diện tích rau màu lớn nhất trong toàn huyện, với diện tích đất trồng rau là 98 ha, chiếm 49,0% diện tích đất trồng rau trong toàn huyện.
Mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của mỗi vùng nhưng nhìn chung, cả 4 vùng kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực là tăng tỷ trọng ngành CN-TTCN và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong tương lai huyện cần đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì.
Hệ thống đường nội bộ của các xã, thôn đã được nhựa hoá, bê tông hoá, lát gạch 100% cùng với rãnh thoát nước, góp phần phát triển sản xuất, đảm bảo vệ sinh mụi trường đến tận cỏc ngừ xúm với chất lượng đảm bảo, phục vụ tốt việc đi lại của nhân dân. Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, hiểu được tầm quan trọng đó, chính sách "kiên cố hoá kênh mương" huyện đã xây dựng nhiều hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng, nuôi thuỷ sản và tạo điều kiện cung cấp nước sạch cho dân sinh, cải tạo môi trường.
Sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độ áp dụng xâm nhập của chúng trong các ngành sản xuất vật chất, cũng như trong các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội đã và đang là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Qua biểu 16 ta thấy riêng năm 2005 mức độ trang bị máy móc cho các ngành sản xuất của huyện đạt tương đối cao, bảo đảm thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Để đảm bảo nguồn điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân, từ năm 2003-2005 ngành điện huyện Thanh Trì đã có sự cố gắng rất lớn, thực hiện cải tạo, sửa chữa thêm 15 máy biến áp, đến năm 2003, 100% thôn xóm trong huyện đã có điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho xí nghiệp thủy nông và các ngành công nghiệp nông thôn phát triển. Trong năm 2003-2005 ngành chăn nuôi đã và đang tiếp tục thu được nhiều thành tựu to lớn, nhiều giống vật nuôi có năng suất cao được đưa vào sản xuất, thực hiện nuôi theo phương pháp công nghiệp, sử dụng thức ăn tổng hợp, thức ăn khô, các chương trình nạc hóa đàn lợn đạt kết quả tốt, đến nay tỷ lệ phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò đạt yêu cầu 100%, đàn bò sữa ngày càng được phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Mục tiêu phấn đấu về cơ cấu kinh tế chung của huyện Thanh Trì là đẩy mạnh phát triển công nghiệp Trung ương và Thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện (kể cả công nghiệp do liên doanh với nước ngoài) phát triển công nghiệp và nông nghiệp đa dạng hoá công nghiệp nông thôn bao gồm cả thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống để đảm bảo đến năm 2010 tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp và dịch vụ của huyện đạt 1.530,4 tỷ đồng với cơ cấu. Chính vì vậy trồng trọt đóng vai trò quan trọng vào kết quả của ngành nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
Thanh Trì là một huyện có ngành thủy sản khá phát triển, năm 2003 sản lượng ngành thuỷ sản đạt 4.400 tấn, dự kiến năm 2010 ngành thuỷ sản đạt 9.900 tấn, ngoài ra trong thời gian tới huyện cần cải tạo một số diện tích ao, giao cho hộ nông dân thực hiện thả cá và những loại đặc sản khác như tôm càng xanh. Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế, đặc biệt góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo đúng hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từng bước hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác đầy đủ mọi tiềm năng, thế mạnh của từng ngày.
Ngành công nghiệp cơ khí: Cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới kinh tế, ngành công nghiệp cơ khí cần có sự phát triển mạnh mẽ hơn, đảm bảo sản xuất, lắp ráp các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các đối tác đầu tư nước ngoài xây dựng các xí nghiệp cơ khí trên địa bàn huyện, giải quyết tốt việc làm cho lao động dư thừa. Do vậy cần chú ý khai thác sức mạnh tổng hợp, huy động vốn đầu tư nhiều nguồn, đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các dự án có tác động mạnh chuyển dịch cơ cấu chung của huyện, của vùng như: Đầu tư cho hệ thống giao thông thuỷ lợi, đầu tư cho kệnh mương hoá và các yếu tố quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư để hình thành những làng hoa mới, vùng cây ăn quả tập trung, phát triển chăn nuôi bò sữa, thủy đặc sản.