MỤC LỤC
Nội dung của phân tích tín dụng là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án, dự án xin vay, đánh giá về tài sản và phương án bảo đảm tiền vay. Qua kết quả phân tích tín dụng , kết hợp với điều kiện vay vốn và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và ngân hàng có đủ khả năng về nguồn vốn thì ngân hàng ra chấp thuận cho vay.
Rừ ràng khi mở rộng cho vay ngõn hàng sẽ gia tăng được doanh số cho vay, gia tăng dư nợ tiền vay, gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay… các nhân tố đó làm gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Theo quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước căn cứ để phân loại dư nợ thành 5 nhóm là khả năng xảy ra rủi ro của các khoản cho vay mà thể hiện ra ngoài chính là thời gian đã các khoản vay đã quá hạn theo hợp đồng đã ký với các NHTM.
Xét cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế , khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến Mở rộng cho vay. Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng….
Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng tín dụng đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng tín dụng xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay. Mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro…ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển.
Không chỉ chính tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng giam tiếp tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm…. Tuy nhiên có quá nhiều các ngân hàng cùng mở rộng cho vay, mặt khác trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế rất có thể sẽ có biến động khó lường trước, đó là những nhân tố tác động xấu đến mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Ban Giám đốc là cơ quan có quyền lực cao nhất tại VPBank Nam Định, Ban Giám đốc thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, điều hành chung các mặt hoạt động trên cơ sở pháp luật, các quy định quản lý của ngân hàng Nhà nước, các quy định và sự điều hành của Hội sở VPBank. Thị phần của Phòng Giao dịch Lạc Quần là cho vay 5 huyện phía nam của tỉnh là các huyện như : huyện Hải Hậu, huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân trường, Huyên Trực Ninh và một phần của huyện Nam Trực.
Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng thương mại thông thường là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá, đi vay các tổ chức, cá nhân….Sản phẩm tiền gửi thanh toán được thiết kế nhằm thu hút các nguồn tiền đang trong quá trình sản xuất lưu thông, khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an ninh và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Nếu phân tích trong nguồn vốn huy động tại VPBank Nam Định tại các thời điểm cuối quý các quý từ quý III-2007 đến quý II.2008 thì thấy nguồn vốn của VPBank Nam Định không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối, Số dư nguồn vốn cao nhất là vào quý I.2008, đây là dịp tết nguyên đán, nhu cầu vốn dự trữ và cho sản xuất kinh doanh ở một số hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng dịp tết giảm thấp vì vậy mà lượng tiền gửi tăng lên.
VPBank thực hiện chính sách lãi suất và phí tín dụng linh hoạt đối với từng khách hàng và từng phương án, dự án sán suất kinh doanh cụ thể theo nguyên tắc: khách hàng có mức độ rủi ro thấp, khách hàng có quan hệ thường xuyên, lâu đời, khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, đóng góp nhiều vào thu nhập của ngân hàng thì được hưởng lãi suất cho vay thấp. Việc thẩm định và quyết định cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở và phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện: về pháp lý, nhân thân lai lịch khách hàng, quá trình hoạt động, trình độ quản lý, tình hình tài chính và hoạt động SXKD, tính khả thi của phương án, dự án SXKD, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác.
Qua nghiên cứu phân tích các báo cáo hoạt động của VPBank Nam Định thấy rằng, ngay từ khi thành lập VPBank đó nhận thức rừ được vai trũ của hoạt động tín dụng và mở rộng cho vay đối với hoạt động của VPBank trong giai đoạn đầu phát triển. Để phản ánh chi tiết về mức độ mở rộng cho vay, các biến động về cơ cấu cho vay phân tích theo loại cho vay, phân tích theo ngành nghề cho vay, phân tích theo biện pháp đảm bảo tiền vay, phân tích theo mục đích sử dụng tiền vay.
Hai là: lãnh đạo VPBank Nam Định là những người đã có nhiều kinh nghiệp quản trị ngân hàng thương mại vì vậy mà ngay từ đầu khai trương Hoạt động Ban lãnh đạo VPBank Nam Định đã thấy được vai trò của hoạt động huy động vốn , hoạt động cho vay, và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng vay đối với hoạt động chung của ngân hàng. Lãi suất cho vay bình quân cao bởi vì VPBank Nam Định chủ động cho vay các khách hàng ở ngoại thành và các thị trấn lớn, nơi đây mức độ cạnh tranh chưa cao các khách hàng vay vốn thường chấp nhận lãi suất vay vốn cao hơn các khách hàng thuộc khu vực thành phố.
Tỷ trọng cho vay ở khu vực thành thị thấp, dư nợ nằm rải rác khắp tỉnh, có một số khoản vay ngoài tỉnh làm cho công tác quản lý chất lượng tín dụng gặp nhiều khó khăn, rất khó khăn cho công tác đôn đốc xử lý nợ xấu nếu xảy ra, trực tiếp làm tăng chi phí cho ngân hàng. Một là: hầu hết đội ngũ cán bộ tín dụng của VPBank Nam Định là những nhân viên mới được tuyển dụng, trình độ của các cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, để đảm bảo chất lượng tín dụng VPBank chi nhánh Nam Định phải tăng cường kiểm tra kiểm soát trong quá trình cho vay nhằm quản trị rủi ro, điều đó làm chậm tốc độ cho vay.
Quan điểm bảo thủ trong cho vay của VPBank xuất phát từ những vấn đề sau: đặc điểm của VPBank là một ngân hàng nhỏ còn nhiều hạn chế, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế sản xuất nhỏ đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường chưa ổn định, vai trò to lớn của hoạt động cho vay đối với kết quả kinh doanh. Qua phân tích các ngành nghề mà VPBank lựa chọn để tài trợ thì đó là những ngành nghề chứa đựng ít rủi ro, tốc độ quay vòng vốn nhanh, không chịu tác động nhiều của các yếu tố thiên nhiên…Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cơ cấu nền kinh tế đang thay đổi theo hướng nền kinh tế công nghiệp, Theo đó tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp dịch vụ tăng…mục tiêu cho vay của VPBank phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.
VPBank Nam Định ra đời tháng 5/2007, chỉ sau khoảng thời gian hơn một năm hoạt động hiện tại VPBank Nam Định đã có hệ thống màng lưới là 01 chi nhánh tại số 69 Lê Hồng Phong Thành phố Nam Định và 02 phòng giao dịch đó là Các phòng giao dịch: Phòng Giao dịch Đò quan tại số 02 đường Đặng Xuân Bảng Thành phố Nam Định, Phòng Giao dịch Lạc Quần tại Thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh Tỉnh Nam Định. Đối với VPBank Nam Định là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên hoạt động trên địa Bàn tỉnh Nam Định thì vị thế của VPBank Nam Định còn hạn chế hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, muốn tăng trưởng nguồn vốn huy Động thì lãi suất huy động phải cao hơn các ngân hàng trên địa bàn.
Hiện nay nghiệp vụ đăng ký Giao dịch đảm bảo đã được triển khai tuy nhiên ở địa bàn Tỉnh Nam Định nhất là các huyện chưa thực hiện triển khai nghiệp vụ này gây khó khăn đối với các hộ vay vốn thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay ngân hàng. VPBank chưa chú trọng xây dựng những văn bản mang tính căn bản cho từng nghiệp vụ lớn như: quy chế cho vay đối với khách hàng quy chế đảm bảo tiền vay, quy chế bảo lãnh…mà nghiêng theo hướng xây dựng những sản phẩm đặc thù như cho vay ôtô mới, cho vay ôtô cũ, cho vay mua nhà trả góp, cho vay tín chấp đối với CBCNV…tính hệ thống của các văn bản không cao.