MỤC LỤC
Đồng thời, BOT cũng công bố một kế hoạch can thiệp vào 6 NH Thái và 12 công ty tài chính _ Một trong những bước đi đáng chú ýý nhất là Chính phủ Thái Lan chủ trương sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính nhỏ thành một số tổ chức có quy mô lớn hơn, mạnh hơn: Laem Thong Bank (LTB) hợp nhất với Radanasin Bank (RAB), sau đó NH hợp nhất là RAB sẽ tìm đối tác chiến lược thông qua cổ phần hóa; Union Bank Bangkok (UBB) và 12 công ty tài chính được hợp nhất vào Krung Thai Thanakit (KTT) cũng theo cách của LTB và RAB; Bangkok Metropolitan Bank (BMB) và Siam City Bank (SCIB) được tái cơ cấu vốn theo các nguyên tắc của chương trình LCP nêu trên để tăng sức mạnh cho các NH này, rồi sẽ được tư nhân hóa theo cách cùng chia sẻ tổn thất cho các nhà đầu tư mới. NH Kookmin cũng hợp nhất với NH Tín dụng dài hạn Hàn Quốc (Korea Long- term Credit Bank). Đến nay, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc chỉ còn 14 so với 24 NH trước khủng hoảng, trong đó sự hợp nhất của Kookmin Bank và Ngân hàng Thương Mại chiếm đến 30% tài khoản tiền gửi; Do đó, nếu chỉ một NH phải đóng cửa thì có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống ngân hàng nước này. Ngoài ra, một số NH nhỏ đã được các NH lớn mua lại với sự hỗ trợ của Chính phủ như NH Nhà và Thương Mại được NH Kookmin mua lại vào năm 2001, hay Seoulbank được bán lại cho ngân hàng Hana năm 2002. Tuy nhiên, việc mua lại này rất tốn kém với Chính phủ Hàn Quốc vì Nhà nước phải chi rất nhiều tiền _ không chỉ cho tái cơ cấu vốn cho các NH mà còn phải mua lại nợ xấu, bù đắp những khoản trượt giá).
Bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành một bộ phận của những thể chế kinh tế quốc tế lớn nhất, môi trường kinh tế - tài chính mới sẽ tạo ra những sức ép về VCSH, xét cơ bản đến từ ba góc độ: (i) Sức ép cạnh tranh đến từ phía các định chế tài chính hùng mạnh của nước ngoài; (ii) Phạm vi và chất lượng hoạt động được mở rộng đòi hỏi nguồn vốn lớn; và (iii) Sự gia tăng của các yếu tố rủi ro trong môi trương tài chính - ngân hàng của bối cảnh hội nhập. Điều đó đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở điều chỉnh dần các giới hạn về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài hoặc tổng giao dịch nghiệp vụ NH, mức huy động vốn VNĐ, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các TCTD nước ngoài theo các cam kết đa phương và song phương: từng bước đối xử bình đẳng hơn giữa các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, loại bỏ căn bản các hình thức. Cùng với sự nới lỏng về hình thức pháp lýý đó, phía Hoa Kỳ cũng sẽ được phép cung cấp đầy đủ 12 phân ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, trong đó có thể nói là bao trùm toàn bộ các loại hình dịch vụ (như:. Nhận tiền gửi; Cho vay các hình thức ; Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền bao gồm các thẻ tín dụng; ghi nợ , báo nợ , séc du lịch và hối phiếu NH; Bảo lãnh và cam kết; Môi giới tiền tệ; Quản lý tài sản; Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính và các phần mềm của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; Tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng , tư vấn và nghiên cứu đầu tư , tư vấn về thụ đắc và về chiến lược và cơ cấu công ty, v.v…).
Hoặc các định chế tài chính nước ngoài sẽ dùng tiềm lực của mình mua cổ phần của các NHTM nội địa để dần dần (khi luật pháp bớt đi sự hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài) tham gia nắm quyền chi phối những TCTD đang hoạt động hiệu quả thông qua con đường chủ yếu là nắm giữ cổ phần ưu thế _ Các pháp nhân là NHTM từ những nền kinh tế thị trường phát triển không bao giờ chỉ mua cổ phần ở tỷ lệ quá nhỏ để chấp nhận vị thế không có vai trò gì trong hội đồng quản trị, và càng không bao giờ chỉ mua cổ phiếu để đóng vai trò là người đầu tư hưởng lợi tức thuần túy. Với kinh nghiệm hoạch định chiến lược, các nhà đầu tư này hiểu rằng khi đầu tư vào một doanh nghiệp trong nước có thương hiệu định hình sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn, tận dụng được những nền tảng mà các TCTD trong nước đã mất nhiều năm gây dựng, từ đó rút ngắn giai đoạn đầu tư và thuận lợi hơn trong việc đóng góp vào công tác quản trị nội bộ_ Những thương vụ mua bán quốc tế gần đây phần lớn đều diễn ra theo xu hướng những NH nước ngoài lớn, có lợi nhuận cao, có trụ sở ở những nước phát triển mua lại cổ phần của những NH tại nước có tiềm năng phát triển mặc dù tỷ lệ tập trung tư bản của ngành NH trong nước này còn thấp và khung pháp lý NH còn chưa đầy đủ. Để bảo hiểm rủi ro, muốn hay không, các NH nhỏ này lại phải dựa vào các NH lớn hơn, kýý các hợp đồng đại lýý với các NH lớn hơn để thực hiện các nghĩa vụ hay quan hệ giao dịch vượt quá giới hạn của bản thân.Trong tương lai, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ càng khiến các NH trong nước phải đối mặt với nhiều rủi ro thị trường hơn nữa, chẳng hạn rủi ro về giá, tỷ giá và lãi suất và các rủi ro hệ thống, bắt nguồn từ sự lan truyền của các cuộc khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới; Rủi ro cũng có thể đến từ các doanh nghiệp là khách hàng của NHdo làm ăn thua lỗ, thất bại trong cạnh tranh.
Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, giá trị các công cụ nợ khác và trái phiếu chuyển đổi được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị ban đầu. Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu quy định tại điểm 1.1.3.b Khoản 1 điều này. Tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước đã duy trì tại Ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh.
Thực trạng và một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập (LV; 15). Đánh giá thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân của thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam.