MỤC LỤC
Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành ba nhóm ngành (hay khu vực) là: Khu vực I (KVI) gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (đối với nhiều nước khác là các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên); Khu vực II (KVII) gồm công nghiệp và xây dựng (đối với nhiều nước khác là các ngành chế biến); Khu vực III (KVIII) là dịch vụ. KVIII là tập hợp của nhiều ngành và hoạt động liên quan đến dịch vụ với đặc điểm chung là các sản phẩm tạo ra không tồn tại dưới hình thái vật thể bao gồm: khách sạn và nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính, tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ; các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn;.
KVII là công nghiệp và xây dựng; công nghiệp lại bao gồm nhiều phân ngành thuộc ba nhóm: công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Đối với nền kinh tế quốc dân chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự vận động và biến đổi của các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng tăng tỉ lệ các ngành khu vực II và III, giảm tỉ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Kinh tế tư bản tư nhân đang có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế với tiềm lực về vốn, kĩ thuật, công nghệ, quản lí và thị trường. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong những năm gần đây hướng vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, công nghệ cao.
Trong số các chỉ tiêu trên, đáng chú ý hơn cả là tỉ lệ người lao động giữa các ngành, các khu vực kinh tế - nhất là tỉ lệ người lao động trong nông nghiệp so với các ngành nghề khác và cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng, các thành phần và vùng kinh tế trong GDP. Ở cỏc nước cụng nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong KVI rất thấp, tỉ lệ KVI trong cơ cấu GDP không đáng kể, KVII và KVIII thường chiếm vị trí quan trọng.
- Xu hướng chuyển dịch các thành phần kinh tế cũng diễn ra đồng thời theo qui luật chung: tỉ trọng của bộ phận kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, tỉ trọng của kinh tế nhà nước có thể giảm xuống một cách tương đối song vẫn phải giữ vững vai trò đảm bảo an toàn cho toàn bộ nền kinh tế vì đó là điều cần thiết. - CCKT chuyển dịch từ đơn giản đến phức tạp (tức là số ngành, số sản phẩm ngày càng nhiều; phạm vi liên kết ngày càng rộng: từ ít đến nhiều, từ trong nước ra ngoài nước) và cũng tức là từ trạng thái có trình độ thấp sang trạng thái có trình độ cao hơn (ý nói về trình độ công nghệ và qui mô, chất lượng sản xuất hàng hóa ngày một cao) nhằm đem lại lợi ích lớn hơn như mong muốn của con người qua các thời kỳ phát triển.
Từ những năm 1980, những nước và vùng lãnh thổ đặc biệt xuất sắc như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông đã theo đuổi mô hình này và đạt được kết quả thần kì trong tăng trưởng và CDCCKT. Trong mô hình này có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước với việc mở rộng quan hệ với bên ngoài để xây dựng một nền kinh tế năng động.
Đã xuất hiện các mô hình hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành làm ăn có hiệu quả với việc mở rộng sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập cho khoảng 14 triệu xã viên và người lao động. Kết quả cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong thời gian qua có ý nghĩa rất tích cực trong việc huy động tiềm năng các thành phần kinh tế, khơi dậy tính sáng tạo và tạo động lực mới cho phát triển và hội nhập quốc tế.
CDCCKT là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt biểu hiện gồm cơ cấu ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. - Các thành phần kinh tế cũng chuyển dịch theo qui luật chung là tỉ trọng của bộ phận kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, tỉ trọng của kinh tế nhà nước có thể giảm xuống một cách tương đối song vẫn phải giữ vững vai trò đảm bảo an toàn cho nền kinh tế vì đó là điều cần thiết.
Với vị trí, chức năng của tỉnh Tiền Giang trong vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL nêu trên, định hướng phát triển KT - XH tỉnh Tiền Giang trong 10 - 15 năm tới phải nằm trong tốp đầu của các tỉnh ĐBSCL và hội nhập được với các tỉnh trong vùng KTTĐPN; phấn đấu đóng góp ngày càng nhiều vào gia tăng GDP cho cả nước và vùng ĐBSCL. Đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tiền Giang là một trong những tỉnh của vùng ĐBSCL đạt trình độ phát triển CNH, HĐH và là một tỉnh động lực mới của vùng KTTĐPN, đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3 năm so với mức trung bình cả nước.
Nguyên nhân của sự thay đổi là do biến động giá không đồng bộ, giá nông sản có xu hướng tăng mạnh hơn giá các sản phẩm công nghiệp; chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nên đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu, lượng hàng tồn lớn dẫn đến CCKT tăng ở. Sản xuất nông nghiệp tuy có điều kiện khá thuận lợi nhưng đời sống nông dân chưa được cải thiện nhiều: ngành nông nghiệp được mùa do có điều kiện thuận lợi về thời tiết, thủy văn, ít phát sinh dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, sản lượng đạt khá nhưng giá cả không ổn định, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ - nhất là lúa và cá tra có nhiều thời điểm còn tồn đọng lớn làm tăng rủi ro trong đầu tư nông nghiệp.
Tỉnh Tiền Giang sẽ phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và gia tăng tỉ trọng xuất khẩu trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm hàng hóa; sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp, rau quả; công nghiệp da giầy, may mặc; du lịch, thương mại; dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng. Định hướng chuyển dịch chủ yếu: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp; phát triển mạnh thương mại - dịch vụ; xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung gắn liền với hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa nông sản lớn; nâng cấp và phát triển mới các trung tâm giống cây trồng vật nuôi.
Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp tác; tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động và khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư. - Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân: chú trọng phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chú trọng việc xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; phát triển hệ thống thủy lợi; tăng cường liên kết 4 nhà trong nông nghiệp; chú trọng đầu tư khai thác thủy sản hợp lý, đẩy mạnh nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.