MỤC LỤC
Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Mạng lưới này có được mở rộng hay không phụ thuộc vào việc uy tín của Ngân hàng đến đâu, được thể hiện ở các mặt như: kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán, thời gian thanh toán, khả năng nâng cấp, cập nhật kỹ thuật mới, danh mục các dịch vụ,.Điều này đồng thời thể hiện khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng thương mại.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn Tây Hà Nội là Chi nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội,tính đến nay Chi nhánh Tây Hà Nội đã có 4 Chi nhánh cấp II và 7 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế.
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại rất đa dạng, có thể bao gồm: tín dụng, đầu tư tài chính, bảo lãnh,…Tuy nhiên trong đó, nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nền tảng của sự phát triển của một ngân hàng thương mại. + Cá nhân, hộ gia đình: 141.494 triệu đồng, chiếm 8% tổng dư nợ Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động được của ngân hàng, chủ yếu từ các khách hàng cá nhân phần lớn được vay bởi các doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc doanh.
Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, trong khi đó cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt, Chi nhánh NHNo Tây Hà Nội đã luôn nỗ lực nâng cao chất lượng và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt luôn chú trọng đến các biện pháp nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. Tỷ trọng doanh số chuyển tiền giảm chủ yếu là do các khách hàng lớn chuyển sang thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ để đảm bảo an toàn hơn cho hợp đồng của mình, các doanh nghiệp tham gia chuyển tiền chỉ chiếm một lượng nhỏ. Nếu như từ năm 2004 đến 2005, giá trị L/C thông báo không biến động mạnh thì năm 2006 và 2007 lại có sự tăng mạnh, được lý giải chủ yếu bởi sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế nước ta mở cửa mạnh mẽ.
Hơn nữa, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa huy động được một lượng ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thanh toán, cũng như chính sách tài trợ L/C xuất khẩu, cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh hoạt.
Trình độ cán bộ làm thanh toán quốc tế đã được nâng lên rất nhiều, có khả năng xử lý nhanh chóng tất cả các loại nghiệp vụ thanh toán quốc tế thường xuyên phát sinh ở ngân hàng thương mại như tín dụng chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu… Không những thế, cán bộ chuyên môn tại chi nhánh còn có khả năng thực hiện những nghiệp vụ thanh toán phức tạp hơn như bảo lãnh thanh toán, thanh toán séc du lịch. Một trong những biện pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng là việc qui định một mức ký quỹ khi mở L/C được linh hoạt, phân loại theo từng đối tượng khách hàng, ví dụ đối với khách hàng mở L/C bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thì khách hàng không phải ký quĩ hay nếu khách hàng mở L/C bằng nguồn tài trợ ủy thác của các tổ chức quốc tế, khách hàng cũng không phải ký quĩ. Nên trong phương thức chuyển tiền đi, chi nhánh chỉ chuyển tiền đến một ngân hàng trung gian, là ngân hàng mà cả Chi nhánh và ngân hàng trả tiền có tài khoản, sau đó ngân hàng trung gian này sẽ ghi nợ có số tiền tương ứng vào tài khoản của Chi nhánh và ngân hàng trả tiền, ngân hàng trung gian sẽ thông báo cho ngân hàng trả tiền về số tiến tăng thêm trong tài khoản của ngân hàng đó và yêu cầu thực hiện giao dịch.
Dù Chi nhánh đã có những biện pháp nhằm thu hút những khách hàng tiềm năng này như tổ chức các buổi hội thảo về doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại Chi nhánh nhưng lại chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu như đến tận những cơ sở sản xuất của họ và tìm hiểu về hình thức kinh doanh của họ hay tìm hiểu những nhu cầu và những bất lợi họ gặp phải khi tiến hành giao dịch tại các ngân hàng khác. Pháp lệnh ngoại hối ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, đồng thời Pháp lệnh này cũng quy định về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo hướng từng bước hạn chế đô la hóa, tiến tới chỉ sử dụng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường các nước, mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.
Đối với những khách hàng truyền thống, Chi nhánh cũng cần có những đãi ngộ để tiếp tục duy trì mối quan hệ khách hàng, đồng thời nâng cao dịch vụ khách hàng và có những ưu tiên cho khách hàng quen như miễn phí kiểm tra chứng từ, giảm lãi suất cho vay ứng trước, cử cán bộ xuống tập huấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên của các doanh nghiệp này nếu doanh nghiệp có nhu cầu. Với mức độ phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh như hiện nay, hệ thống công nghệ ngân hàng hiện thời tại Chi nhánh có thể đáp ứng được nhưng trong một tương lai không xa, khi hoạt động này phát triển hơn nữa và đặc biệt khi hoạt động thanh toán quốc tế được quan tâm, được đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển thì nhu cầu hiện đại hóa công nghệ thanh toán là một nhu cầu tất yếu. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có thể tận dụng sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam để được trang bị thêm các phần mềm ứng dụng thanh toán hiện đại, các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm chức năng phục vụ cho các hoạt động thanh toán hiện đại như thanh toán thẻ, nâng cấp hệ thống máy chủ phục vụ hệ thống SIBS và hệ thống máy chủ nâng cấp SWIFT….
Chi nhánh cần khuyến khích tinh thần tự học của mọi người, nếu cần có thể cấp kinh phí cho các cán bộ đó đi học nâng cao trình độ về nghiệp vụ cũng như về ngoại ngữ, tin học… Thường xuyên cử cán bộ đi học các khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành do NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức vì đây là các khóa học hết sức quan trọng nhằm phổ biến các nghiệp vụ mới, thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn hệ thống trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.