MỤC LỤC
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển thì thách thức đối với các nhà bán lẻ Việt Nam cũng không hề nhỏ, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán lẻ trong và ngoài nước, giữa phát triển thị trường bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại với những hạn chế về hạ tầng dịch vụ thương mại, dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ thanh toán và hàng loạt những vấn đề đặt ra như vai trò của doanh nghiệp bán lẻ trong xây dựng và phát triển thị trường nội địa. Với lợi thế được kế thừa một mạng lưới khá lớn của hệ thống Thương mại quốc doanh cùng với lực lượng cán bộ được đào tạo bài bản và một số thương hiệu của 20 đơn vị thành viên như: Thủy Tạ, Vang Thăng Long, Hafasco… Đánh dấu bước mở đầu cho chiến lược phát triển chuỗi Hapro Mart trên toàn quốc từ nay đến năm 2010, vào tháng 11/2006, Hapro đã khai trương 2 siêu thị, 18 cửa hàng tiện tích, 14 cửa hàng chuyên doanh. Hợp đồng nhượng quyền đó phải có các điều khoản chính về: đối tác ký hợp đồng; về vị trí và phạm vi địa bàn hoạt động; vấn đề sở hữu quan điểm kinh doanh của chuỗi Hapro Mart (bao gồm thương hiệu, slogan, các nhãn hàng riêng, kỹ thuật chế biến sản phẩm, các quy trình kỹ thuật,…); về chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh cũng như nguồn cung ứng hàng hóa; về giá bán; các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh; về công tác huấn luyện và đào tạo nhân sự; về phí nhượng quyền; thời hạn hợp đồng; bảo mật thông tin; v.v… Tất cả các vấn đề này cần được quy định chi tiết và đòi hỏi sự kiểm soát, tuân thủ triệt để, bởi nó có liên quan trực tiếp đến hình ảnh chung của toàn bộ hệ thống chuỗi, vị thế và khả năng cạnh tranh của chuỗi Hapro Mart trên thị trường.
Để thực hiện được điều này công ty phải nâng cao uy tín với các bạn hàng, có thể coi đây như là một công cụ cạnh tranh với đối thủ trong khâu mua hàng, đồng thời giúp cho công ty có thể mua được hàng nhanh chóng với giá cả hợp lý, cung cấp kịp thời cho các siêu thị Hapro Mart kinh doanh hiệu quả, tránh được tình trạng khi khách hàng có nhu cầu mua hàng thì hàng hóa tại các siêu thị, các cửa hàng cũng khan hiếm. Khi lập các đơn đặt hàng, cán bộ nghiệp vụ của công ty nên căn cứ vào nhu cầu hàng hóa cụ thể, vào nhu cầu từng loại mặt hàng của từng siêu thị Hapro Mart, bởi lẽ ở trên những địa bàn, tỉnh thành khác nhau, các siêu thị trong chuỗi siêu thị Hapro Mart sẽ có mức bán khác nhau đối với từng mặt hàng, và như vậy nhu cầu đối với từng loại mặt hàng kinh doanh là khác nhau. Đối với công tác nghiên cứu thị trường, trước hết công ty cần đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thông tin, phân tích từng điểm mạnh, điểm yếu của từng cửa hàng, siêu thị Hapro Mart, sau đó tiến hành phân tích và dự báo kịp thời tình hình sản xuất, tiêu dùng của các mặt hàng mà cả hệ thống đang kinh doanh, trên cơ sở đó có kế hoạch kinh doanh và phát triển kinh doanh trong tương lai.
• Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cả các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn, các loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống đến các loại hình bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống chuỗi bán lẻ khác cùng kinh doanh trên một địa bàn, để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của họ, trên cơ sở đó rút ra những việc nên và không nên, những mặt làm được và chưa làm được, rút ra kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh đảm bảo đạt hiệu quả cao, thực hiện được mục tiêu chiến lược đề ra. Sự chủ động trong hoạch định chiến lược, tính kế hoạch cao, chuẩn bị chu đáo và tính kỷ luật cao trong việc triển khai thực hiện các hoạt động marketing và quảng cáo, khuyến mại là hết sức cần thiết để đảm báo thành công cho toàn hệ thống, giúp Hapro Mart dễ dàng phân bổ ngân sách, bố trí lịch khuyến mại, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả liên kết khuyến mại với các nhà cung cấp v.v…. Để xây dựng được nền văn hóa trong siêu thị và toàn bộ công ty thì tất cả các thành viên không kể các cán bộ quản lý tới các nhân viên phải có thái độ hòa nhã, thân thiện cởi mở trong giao tiếp, sinh hoạt,…Văn hóa doanh nghiệp có tính bền vững, ổn định, điều đó định hướng cho hoạt động của các siêu thị và công ty.Có được nền văn hóa tốt chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Với mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh doanh và quản lý chuỗi (bao gồm các nội dung ứng dụng các phần mềm bán lẻ tiên tiến vào thực tế hoạt động, tăng cường kết nối chặt chẽ với khách hàng và nhà cung cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí), mạng điện toán của cần phải được tổ chức trên cơ sở tập trung và thống nhất các dữ liệu theo cả 2 hệ thống là mạng diện rộng WAN và mạng cục bộ LAN để có thể kết nối toàn bộ quá trình kinh doanh một cách đồng bộ, thống nhất cũng như kết nối bộ phận điều hành, nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng sao cho quá trình tương tác diễn ra một cách hiệu quả nhất. Do đặc thù của kinh doanh bán lẻ là vốn lớn nhưng lãi ban đầu thấp, cũng cần phải có các chính sách kiểm soát thị trường nhằm bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nội địa bằng cách xây dựng lộ trình mở cửa thị trường, mở cửa thị trường một cách từ từ, tránh tuỳ tiện, đặc biệt là việc hoàn chỉnh “Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại” để ban hành các luật liên quan tới bán lẻ như Luật Bán lẻ, Luật Chất lượng sản phẩm, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Theo khảo sát của Trung tâm xúc tiến Thương Mại & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) trong chuỗi giá trị hình thành sản phẩm thì khâu nghiên cứu sản xuất chiếm 30%, khâu sản xuất chiếm 30% và khâu phân phối chiếm 40% thực tế cho thấy các nhà phân phối đang quyết định công việc của nhà sản xuất và là người đặt hàng cho sản xuất - đặc biệt là các nhà phân phối toàn cầu.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng đây là chiến lược mang tính dài hạn đòi hỏi Tổng công ty bên cạnh những chính sách về đào tạo cần phải có chính sách đãi ngộ tương xứng “giữ chân người tài”, đặc biệt khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa có một sức hút rất lớn đối với thị trường nguồn nhân lực, chính vì vậy phát triển nguồn nhân lực bền vững cần phải trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Hapro trong thơi kỳ hội nhập. Bên cạnh vấn đề nguồn nhân lực, việc xây dựng, phát triển mạng điện toán cũng cần được chú trọng hơn nữa, các module riêng biệt cho từng khâu cần phải được ứng dụng thống nhất trong toàn hệ thống nhằm phát huy hiệu quả cao nhất để hàng hoá từ nhà cung cấp và nhà bán lẻ đến người tiêu dùng được lưu chuyển thông suốt và khách hàng hài cảm thấy hài lòng với các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, song song với quá trình đó là việc chuẩn hoá, tổ chức hoàn chỉnh bộ máy quản lý tập trung, thống nhất và chuyên biệt cho chuỗi bán lẻ. Như vậy, chương 3 trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu của 2 chương trước và những luận cứ khoa học thực tiễn về việc phát triển hệ thống chuỗi bán lẻ Việt Nam nói chung và Chuỗi cửa hàng Hapro Mart nói riêng, cơ bản đã tập trung đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ theo mô hình chuỗi ứng dụng tại thị trường bán lẻ nước ta, bên cạnh các kiến nghị vĩ mô nhằm hoàn thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp đã đề xuất.