MỤC LỤC
Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; lực lượng lao động sẵn có với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. - Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi cỏc quy định cũn bất cập, chưa rừ ràng liờn quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp dệt may nước ngoài có được giấy phép đầu tư nhanh chóng và ổn định quá trình sản xuất tại Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may, quy hoạch các giải pháp xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu, quy hoạch địa bàn thu hút đầu tư, quy hoạch hình thức đầu tư, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu; đồng thời đưa ra các giải pháp, phương hướng đi kèm nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng các loại mẫu mã nhằm đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải..); hệ thống đường bộ cao tốc và đường sắt, trước hết là tuyến Bắc- Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và có vốn FDI nói riêng trong việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm. Năm 2006, nắm bắt một trong những vấn đề cần giải quyết của ngành dệt may Việt Nam là thiếu nguyên phụ liệu đặc biệt là những nguyên phụ liệu ngành sản xuất cung ứng trong nước gần như chưa có nên Tổng Công ty Phong Phú Việt Nam đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn ITG (Mỹ) xây dựng Cụm công nghiệp Burlington - Phongphu Solutions Supply Chain City có tổng mức đầu tư 80 triệu USD (ITG góp vốn 60%) tại Khu công nghiệp Hoà Khánh, Đà Nẵng nhằm sản xuất cung ứng từ nguyên liệu vải đến các sản phẩm may hoàn chỉnh, công suất 60 triệu mét vải/năm.
Chính vì vậy, để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực quan trọng này, Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phải phối hợp với các ban, ngành địa phương, những nơi có lợi thế trong việc sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, để có những chính sách, phương hướng phù hợp, cung cấp thông tin đầy đủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài cả về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, giấy phép đầu tư cũng như môi trường luật pháp… Đây là một trong những bước đi đúng đắn nhằm giải quyết những vấn đề về kinh tế, xã hội cho ngành dệt may nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam chủ yếu tập trung vào những tỉnh, thành phố lớn, giàu có như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa… Sở dĩ như vậy vì nước ta vẫn là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu, thường chỉ những khu công nghiệp, khu chế xuất tại các thành phố lớn mới đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà đầu tư nước ngoài. •Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Việt Nam cũng là cơ sở để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kĩ thuật, công nhân trong ngành… Hiện nay phần lớn lao động làm việc trong ngành là lao động giản đơn, trình độ chuyên môn không cao mà nguồn vốn ngân sách lại eo hẹp, vì vậy, các dự án đầu tư nước ngoài đã giúp cho các công ty, xí nghiệp Việt Nam đào tạo một khối lượng lớn đội ngũ lao động có trình độ với tác phong lao động công nghiệp.
Bên cạnh đó, trên thị trường dệt may xuất khẩu hiện nay, Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần sự tham gia trong các lĩnh vực xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để tập trung nguồn lực sản xuất vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, do đó phần nào giảm bớt tính khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường dệt may xuất khẩu mà Việt Nam hiện đang là một chủ thể tích cực. Từ kết quả của mô hình hồi quy trên, có thể thấy rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thực sự kinh doanh và sản xuất có hiệu quả, đóng góp rất lớn vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may ra thị trường quốc tế, đi theo đúng chiến lược của chính phủ là hướng nền kinh tế vào xuất khẩu. •Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành dệt may Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
•Đề ra các bước chuẩn bị và tham gia chiến lược xây dựng ngành dệt may Việt Nam, như các doanh nghiệp dệt may phải tìm hiểu và làm quen với môi trường WTO, để kịp thời thích nghi với những điều chỉnh phát sinh trong quá trình thực hiện các cam kết của WTO; chủ động thăm dò thị trường, liên kết khách hàng. •Nhanh chóng thành lập trung tâm thông tin kinh tế - xã hội tại từng thành phố, địa phương để cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội, khoa học công nghệ trong nước cũng như trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động sản xuất và cải tiến kĩ thuật phù hợp với yêu cầu của thị trường. Xúc tiến đầu tư là biện pháp hữu hiệu tác động trực tiếp tới các nhà đầu tư nước ngoài thông qua công cụ quảng bá hình ảnh và cung cấp thông tin môi trường đầu tư trong nước, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng lựa chọn đối tác đầu tư và hợp tác.
- Lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm vào các đối tác là các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nơi có nguồn vốn dồi dào, nguồn khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý trình độ cao, mức độ tin cậy lớn, nếu hợp tác được với các công ty này, ngành dệt may nước ta sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Đối với những vùng, địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển vùng, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư FDI mới cũng như tạo thuận lợi cho các dự án đang hoạt động, mặt khác cũng thúc đẩy sự phát triển của các vùng phụ cận. Mặt khác, để nhanh chóng tiếp thu vốn và kĩ thuật nước ngoài, các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu tự do buôn bán, khu công nghiệp kĩ thuật cao trên những vùng đất gần thủ đô, thành phố lớn, cảng biển, cảng hàng không….