Vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch địa phương: Nghiên cứu trường hợp huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

MỤC LỤC

Khái quát về lễ hội 1. Khái niệm lễ hội

Lễ hội cũng có thể chia thành 3 loại đó là: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa, hội xuống đồng, hội cơm mới, hội đua ghe,..); lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỷ niệm các anh hùng dựng nước, giữ nước - hội Đền Gióng, hội Đền Hùng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Tây Sơn, hội Đống Đa,..); lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng hay các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa Hương, hội chùa Thày, hội Phủ Giày, hội núi Bà Đen, lễ hội La Vang, Phục sinh,..). Một cách tổng quan, có thể liệt kê những ý kiến khác nhau ấy về chức năng của lễ hội truyền thống thành những chức năng sau: Củng cố những mối liên hệ giữa các nhóm, khẳng định tinh thần cộng đồng; khẳng định trình độ văn hóa của một cộng đồng và giao lưu văn hóa trên quy mô xã hội; phản ánh và bảo lưu truyền thống; tuyên truyền giáo dục; hưởng thụ và giải trí; đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần; nhận thức xã hội;.

Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch 1. Tác động của lễ hội đến du lịch

Du lịch mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho các địa phương có lễ hội, du lịch tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua dịch vụ như: Vận chuyển khách, bán hàng hoá, đồ lưu niệm,… Nhân dân vùng có lễ hội vừa quảng bá hình ảnh văn hoá về đời sống mọi mặt của địa phương mình, vừa có dịp giao lưu, học hỏi tinh hoa văn hoá đem đến từ du khách. Ở vào vị trớ cửa ngừ nối liền đồng bằng với trung du miền nỳi, lại cú dũng sụng Chu - con sông lớn thứ hai của tỉnh đi qua từ đầu cho đến cuối huyện, có sân bay quân sự Sao Vàng, có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 47 chạy qua, Thọ Xuân đã thực sự trở thành vùng đất mở, rất thuận lợi cho việc hội nhập, giao lưu với tất cả các vùng miền trong và ngoài tỉnh. Trong những năm gần đây, thực hiện các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (Khoá IX tháng 2/2002) về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, huyện Thọ Xuân đã tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lại của người dân, các công trình hạ tầng ngày càng được đầu tư, nâng cấp.

Thọ Xuân cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử được công nhận và xếp hạng quốc gia như: Khu di tích lịch sử Lam Kinh (được xếp hạng năm 1962); di tích lịch sử kiến trúc đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập); đền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm (tại xã Thọ Diên và Xuân Lập); quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hòa;… Ngoài ra, Thọ Xuân còn có nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh như: Đền thờ khắc Quốc công Lê Văn An (làng Diên Hào - xã Thọ Lâm); đền thờ Quốc Mẫu (làng Thịnh Mỹ - xã Thọ Diên);…. Một số nghề thủ công tiêu biểu ở huyện như: Nghề kéo sợi, dệt vải ở làng Phong Cốc, Trung Vực; nghề dệt lụa Phong Lai; nghề đan lát; nghề cót, bồ Bát Căng; nghề kéo mật và làm làm bánh kẹo ở Yên Lãng; nghề làm bánh trung thu ở đất Phủ Thọ (tức thị trấn Thọ Xuân); nghề làm bánh trưng bằng cách nung ở làng Trung Lập; nghề làm bánh gai Tứ Trụ; nghề làm tương; nghề làm nem thính,… Nếu phát triển hoạt động du lịch thì.

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa 1. Hệ thống lễ hội ở huyện Thọ Xuân

Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷ niệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức Chúa Jesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức Bồ Tát,… ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan,… những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơn phần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc, mà tiêu biểu ở Thọ Xuân là lễ hội chùa Tạu. Phần hội được nối tiếp trong Đại lễ với các chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mười năm chống giặc Minh (Hội thề Lũng Nhai, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, giải phóng thành Đông Quan), vua Lê Thái Tổ đăng quang, miền ở xứ Thanh như trò Xuân Phả (xã Xuân Trường - Thọ Xuân), múa rồng (Xuân Lập - Thọ Xuân), trống hội (thị trấn Lam Sơn), dân ca dân vũ Đông Anh (Đông Sơn), dân ca sông Mã, ca trù,…. Họ vừa nhảy múa, ca hát, vừa phát ra những âm điệu lạ lùng, khiến người nghe cú cảm tưởng như bị lạc vào một cừi siờu linh huyền nhiệm,… Cú người vớ trũ Xuân Phả với điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) của người Hàn Quốc hay như một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây nhưng lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa,….

Mỗi lần diễn ra lễ hội, toàn thể nhân dân trong vùng, mà cụ thể là nhân dân trong làng kẻ ít người nhiều tùy vào hoàn cảnh mà có sự đóng góp để góp phần giúp lễ hội tiến hành quy mô hơn, đặc biệt những lễ hội lớn như Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn luôn được sự quan tâm của người dân xứ Thanh và cả nước. Nước ta có những lễ hội lớn thu hút được sự quan tâm của toàn thể nhân dân và khách du lịch quốc tế như: Lễ hội Thánh Gióng, lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương,… những lễ hội này góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch, nhất là lễ hội lại diễn ra vào đầu năm, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

KHAI THÁC LỄ HỘI Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HểA VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

Thực trạng hoạt động du lịch tại các lễ hội ở huyện Thọ Xuân 1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

Theo “Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa số 2016/2002 QĐUB” khu di tích được xây dựng với diện tích 103ha, được xây dựng trên phần đất phía nam, phân thành các khu chức năng như: Khu dịch vụ ở phía đông nam (công trình bưu điện, hiệu sách, nhiếp ảnh, nhà nghỉ, cửa hàng, bãi đỗ xe,…); khu công viên cây xanh có diện tích 7,5ha (là khu vui chơi giải trí, tập kết, tổ chức lễ hội và là vùng cây xanh đệm chuyển tiếp không gian giữa di tích và khu du lịch). Đặc biệt, hai tuyến xe buýt số 10 đi Thanh Hóa - thị trấn Thọ Xuân - đền thờ Lê Hoàn, và tuyến xe buýt số 4 từ thành phố Thanh Hóa về Lam Sơn - Thọ Xuân, hai tuyến xe này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong vùng, nhất là vào thời gian lễ hội diễn ra đã tạo điều kiện để nhân dân trong tỉnh có thể đến thưởng thức lễ hội dễ dàng hơn và để thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Vì theo điều kiện lịch sử tự nhiên để lại khuôn viên của di tích, danh thắng, không gian tổ chức lễ hội có giới hạn nhưng lượng du khách đến quá lớn, dẫn đến tình trạng quá tải, lộn xộn, ùn tắc giao thông; tư thương nâng giá dịch vụ làm phiền lòng du khách,… những điều đó dẫn đến hình ảnh phản cảm, làm biến dạng bức tranh đẹp đẽ của lễ hội Việt Nam.

Giải pháp

Do đó, để lễ hội huyện Thọ Xuân ngày càng có quy mô và hoàn thiện hơn, thì bản thân những người tham gia và lãnh đạo quản lý lễ hội cần khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những văn hóa tốt đẹp để tạo lòng tin đối với du khách trong và ngoài nước như: Tăng cường an ninh trong những dịp lễ hội; quy định giá bán chung cho các cửa hàng và thành lập đội kiểm tra tránh tình trạng bắt chẹt khách; bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan; không để những ăn xin hoạt động trong phạm vi lễ hội;…. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện văn hoá, thể thao, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn huyện; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch để giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương. Các khu du lịch bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Hải Hòa; các vườn quốc gia (Vườn quốc gia Bến En; các khu bảo tồn (khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,…); Suối cá thần Cẩm Lương; cụm di tích Nga Sơn (Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm,..); cụm di tích thành nhà Hồ; đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc; đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân; khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân; khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung; Phủ Na (xã Xuân Du huyện Như Thanh), đền Sòng (Bỉm Sơn); khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn;.